GS Nguyễn Tử Quí có bài giới thiệu về ngững công việc và chức vụ mà GS Nguyễn Quý Bổng của trường Sư Phạm Sai gòn từng trãi qua..trong đó Thầy từng là một thành viên của Ủy hội Phát triển sông Mekong từ 1974.
Nay trãi qua mấy chục năm,1 hội nghị mới vừa có tuyên bố chung về những suy giảm nghiêm trọng của dòng sông nầy.
Mời các bạn theo dõi.
TT- Hội nghị Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) vừa thông qua tuyên bố chung TP.HCM. Đây là kết luận của Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 MRC diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đoàn đại biểu cấp cao 4 quốc gia thành viên của (MRC) gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và 2 quốc gia đối tác đối thoại là Trung Quốc, Myanmar cùng một số đại diện các đối tác phát triển, quan sát viên khác.
Nay trãi qua mấy chục năm,1 hội nghị mới vừa có tuyên bố chung về những suy giảm nghiêm trọng của dòng sông nầy.
Mời các bạn theo dõi.
TT- Hội nghị Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) vừa thông qua tuyên bố chung TP.HCM. Đây là kết luận của Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 MRC diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đoàn đại biểu cấp cao 4 quốc gia thành viên của (MRC) gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và 2 quốc gia đối tác đối thoại là Trung Quốc, Myanmar cùng một số đại diện các đối tác phát triển, quan sát viên khác.
Mekong rõ ràng ngày
càng có một vị trí quan trọng đối với nhiều nước trong vùng. Riêng với Việt
Nam, do nằm ở cuối dòng sông này, nên “hưởng” theo nhiều hậu quả của sự khai
thác của các nước nằm ở phía trên. Vì vậy, việc cung cấp những thông tin nhiều
mặt, từ địa lý thiên nhiên đến xã hội nhân văn… đối với nhiều độc giả nước ta
càng cần thiết hơn.
Dòng sông được xếp hạng thế giới
Trên thế giới, sông
Mekong được xếp hạng thứ 12 (thứ 7 của châu Á) về độ dài và hạng thứ 10 về lưu
lượng nước (lưu lượng hàng năm khoảng 475 triệu m³, lưu lượng trung bình 13.200
m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s). Lưu vực của Mekong rộng khoảng
trên dưới 800.000 km².
Sông này xuất phát từ
vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc), xuyên sang các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi
vào Việt Nam.
Giao thông bằng đường
thủy trên sông Mekong gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo
mùa, nhiều đoạn chảy xiết và nhiều thác nước cao. Tiềm năng to lớn chưa được
khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng cho thủy điện
và cấp nước cho đồng ruộng ngập nước ở nhiều vùng rộng lớn. Đặc điểm thủy năng
nổi bật của sông Mekong là vai trò của điều hoà lượng dòng nước bởi hồ
Tonlé-Sap, hay "Biển Hồ", hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á.
Nhiều kinh, vĩ tuyến, nhiều chiều dài biên giới
Thượng nguồn sông Mê
Kông chia ra hai nhánh: Nhánh Tây bắc và nhánh Bắc. Nhánh Tây bắc với chiều dài
87,75 km. Nhánh Bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao
5224 m - kinh tuyến đông 94°41'44", vĩ tuyến bắc 33°42'41", gồm hai
nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km. Đầu nguồn của dòng sông đến nay đã
được chính thức xác minh thuộc nhánh Bắc. Độ dài của sông dao động trong khoảng
4.200 km đến 4.850 km.
Gần một nửa chiều dài
Mekong chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Ở đoạn đầu nguồn, phần lớn là các hẻm núi
sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực
nước biển.
Sau đó, đoạn sông
Mekong dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanmar và Lào. Tại
điểm cuối của biên giới, con sông này hợp lưu với sông nhánh Ruak tại Tam giác
vàng. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mekong.
Sông Mekong sau đó tạo
thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi chảy vào đất Lào. Khoảng sông ở
Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu
khoảng nửa mét vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, ở đó nó có
thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái
ngược nhau.
Con sông này sau đó
lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, sau đó
lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi lưu chính hữu ngạn từ
Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn (bốn
ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15
km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng
đường thủy.
Tại Campuchia, con
sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm (sông lớn). Vùng nước chảy
xiết Sambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối cùng. Ở phía trên Phnom
Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào
mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp. Hai chi lưu quan trọng
khác là Sông Sê San và sông Serepok (bắt nguồn từ Tây Nguyên của Việt Nam) hợp
lưu với nó trên lãnh thổ Campuchia gần khu vực Stung Treng.
Bắt đầu từ Phnôm Pênh,
nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang
hay sông Hậu) và bên trái là Mekong (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông
Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt
Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mekong còn có tên gọi là
sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.
Những chiếc nôi văn hoá
Sự khó khăn về giao
thông thủy của con sông này làm chia cắt con người sống hai bên bờ hơn là liên
kết họ. Nền văn minh được biết sớm nhất là nền văn hóa Mã Lai, Ấn Độ hóa hồi
thế kỷ 1, của Vương quốc Phù Nam, trong lưu vực sông Mekong. Sự khai quật ở Óc
Eo, gần Rạch Giá ngày nay, đã tìm thấy những đồng tiền khác xa với Đế chế La
Mã. Vương quốc Phù Nam được nối tiếp bởi quốc gia Khmer Chân Lạp cho đến thế kỷ
5.
Đế chế Khmer Angkor là
quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cuối cùng trong khu vực. Sau khi quốc
gia này bị tiêu diệt, sông Mekong đã từng là đường biên giới của các quốc gia
đối đầu nhau như Xiêm và Đàng trong của Đại Việt, với Lào và Campuchia nằm
trong tầm ảnh hưởng của họ.
Người châu Âu đầu tiên
thám hiểm sông Mekong là người Bồ Đào Nha có tên là Antonio de Faria vào năm
1540; bản đồ của người châu Âu năm 1563 có vẽ lại con sông này, mặc dù chỉ có
một đoạn nhỏ ở khu vực đồng bằng châu thổ. Sự quan tâm của người châu Âu không
có chung mục đích: những người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha chỉ thực hiện
những cuộc thám hiểm nhằm mục đích truyền giáo và buôn bán. Trong khi đó, người
Hà Lan Gerrit van Wuysthoff đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm đến tận Viêng Chăn
(1641-1642).
Người Pháp có sự quan
tâm đặc biệt tới khu vực này vào giữa thế kỷ 19, sau khi chiếm đóng Sài Gòn năm
1861 và áp đặt sự bảo hộ Campuchia năm 1863.
Cuộc thám hiểm có hệ
thống đầu tiên diễn ra năm 1866-1868 bởi người Pháp là Ernest Doudard de Lagrée
và Francis Garnier. Họ đã phát hiện ra rằng Mekong có quá nhiều thác nước và
những chỗ chảy xiết để có thể coi là có lợi trong giao thông thủy.
Từ năm 1893, người
Pháp mở rộng quyền kiểm soát của họ đối với con sông này tới tận Lào bằng việc
thiết lập ra Liên bang Đông Dương trong những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Điều
này đã chấm dứt sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc và người Mỹ can
thiệp vào khu vực.
Sau Chiến tranh Việt
Nam, những bất đồng giữa Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc khi đó đã hạn chế sự
hợp tác của các bên trong việc khai thác tiềm năng của dòng sông này. Hiện nay
các bên đang có xu hướng xích lại gần nhau hơn.
Bảo vệ tiềm năng tự nhiên và động vật quý hiếm
Theo tiến sĩ C. Hart
Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban Mekong "... Đây (Mekong) là người khổng lồ đang
ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện, về dẫn thủy nhập
điền củng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên..."
Có hai vấn đề chính
gây mâu thuẫn giữa các bên là việc xây dựng các con đập hay việc phá hủy những
chỗ chảy xiết. Một loạt các đập đã được xây dựng trên các nhánh của dòng sông
này, đáng kể nhất là đập Pak Mun tại Thái Lan. Nó bị công kích dữ dội do chi
phí cao cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường và tới cuộc sống của những khu
dân cư chịu ảnh hưởng.
Người Trung Quốc hiện
đang tiến hành một chương trình lớn về xây dựng các đập trên sông: họ đã hoàn
thành các đập tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, đang tiến hành xây đập
Tiểu Loan và khoảng hơn một chục đập khác đang được nghiên cứu. Người ta lo
ngại rằng các đập này sẽ ngăn cản chuyển động của trầm tích và sẽ gây thiệt hại
cho nông nghiệp và nghề cá ở phía hạ lưu. Sự giảm đi của các dao động mức nước
theo mùa cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến Tông-lê Sáp và Biển Hồ.
Các chính phủ Lào và
Campuchia cũng có kế hoạch xây dựng các đập ngăn nước, hiện đang bị một số
người phản đối. Chính quyền Trung Quốc cũng thực hiện việc làm sạch các tảng đá
và cồn cát từ dòng chảy để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, và điều này
cũng khuyến khích Lào làm như vậy. Các nhà môi trường cho rằng điều này sẽ làm
tăng sự lưu thông nước và kết quả của nó là sự gia tăng xói mòn cũng như gây
thiệt hại cho nguồn cá.
Quỹ Quốc tế Bảo vệ
Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature hay World Wildlife Fund - WWF) cho biết
các nhà khoa học sẽ tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc
khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm (để làm trứng cá muối) và cá
hồi ăn thịt ở sông Mekong – các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài
hơn 1,80 mét. Đặc biệt, sông Mekong còn có các loài cá chiên và cá lăng quý
hiếm, chưa kể đến cá hô và cá chép khổng lồ, dịch vụ du lịch câu cá vì thế rất
phát triển ở đây.
Zed Hogan, phụ trách
dự án do WWF và Hội địa lý quốc gia tài trợ cho biết, các động vật này là
"độc nhất" và "đang biến mất với tốc độ nhanh chóng". Theo
Hogan, khi nghiên cứu cá úc khổng lồ ở sông Mekong, Campuchia, các nhà khoa học
sẽ theo dõi sự di chuyển của cá với hy vọng hiểu thêm về hướng di trú của chúng
và nguyên nhân chúng bị chết. Sự biến mất các loài cá này là dấu hiệu đầu tiên
cảnh báo tình trạng đánh bắt quá mức hoặc các xáo trộn khác ở các sông, hồ nơi
chúng cư trú.
Một số sinh vật khổng
lồ nước ngọt được ghi vào sách đỏ các loài đang bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn
Thế giới. Cá úc khổng lồ sông Mekong được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất
cùng họ với loài cá nhám chó, đã được đưa vào danh sách những loài bị đe dọa
vào năm 2003, sau khi nghiên cứu chỉ ra số lượng cá giảm ít nhất 80% trong hơn
13 năm qua.
Robin Abell, nhà sinh
học của WWF cho biết: "Các loài cá khổng lồ là những sinh vật nước ngọt có
trọng lượng tương đương với voi và tê giác và nếu chúng biến mất thì thế giới
sẽ bất ổn. Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận thức tốt hơn về cách quản lý việc đánh
bắt và bảo vệ các nơi cư trú nhằm cứu vớt các loài trong tương lai".
Kết luận
Ngày 5/4/2014, Hội
nghị Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) vừa thông qua bản tuyên bố chung quan
trọng. Văn kiện với 27 điều đã tổng kết phần lớn những điều Ủy hội đã thực hiện
được trong nhiệm kỳ qua.
Đồng thời, vẫn còn
nhiều vấn đề có thể phải bàn luận nhiều để đi đến thống nhất. Đó là các điểm
cuối văn kiện đánh số sau:
22. Chúng tôi,
những người đứng đầu các Chính phủ tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết và
cam kết chính trị cao nhất đối với việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995.
23. Chúng tôi cam kết
hợp tác nhằm tăng cường vai trò của Uỷ hội sông Mekong quốc tế trong đảm bảo áp
dụng hướng tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước giúp sử dụng bền vững và
bảo tồn các nguồn tài nguyên nước, lương thực và năng lượng trong Khu vực.
24. Chúng tôi tái
khẳng định sự ủng hộ đối với việc tăng cường và đẩy mạnh quan hệ hợp tác của Uỷ
hội với các Đối tác Đối thoại, các Đối tác Phát triển, các sáng kiến vùng và
quốc tế, các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác; kêu gọi
sự ủng hộ và hỗ trợ cho Uỷ hội và các Quốc gia thành viên trong thực hiện các
dự án và nghiên cứu về phát triển bền vững ở Lưu vực sông Mekong;
25. Chúng tôi cũng bày
tỏ sự ủng hộ đối với việc Uỷ hội sông Mekong quốc tế tiếp tục chuẩn bị phân cấp
các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông, nhằm hướng tới tự chủ hoàn toàn
về tài chính vào năm 2030.
26. Chúng tôi nhấn
mạnh nhu cầu tăng cường năng lực cho các Quốc gia thành viên;
27. Chúng tôi nhất trí
giao cho Hội đồng Uỷ hội sông Mekong quốc tế bảo đảm thực hiện hiệu quả Tuyên
bố chung này thông qua các chương trình, dự án cụ thể.
Thống nhất ý kiến và
đồng tình phối hợp khai thác hữu ích chung dòng sông Mekong là điều mong ước
của các nước trong Uỷ hội MRC. Đó cũng là nguyện vọng chung của đông đảo hàng
trăm triệu người dân thuộc các quốc gia thành viên trong MRC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét