1/ Các chứng bệnh khi đi du lịch trên các phương tiện giao thông
Chứng phù nề và giãn mạch máu: Nhược điểm chủ yếu khi đi máy bay và ô tô là tư thế bất động, tình trạng ngồi yên trong vài giờ. Đặc biệt là đối những người bị giãn mạch máu và máu đông sẽ có nguy cơ bị nhồi máu hoặc bị chứng đau thắt ngực. Để khắc phục, cứ khoảng một tiếng nên đi lại trên máy bay một lượt, hoặc dừng ô tô ở lề đường, ra khỏi xe làm một số động tác thư giãn. Những người bị giãn mạch phải uống thuốc từ trước theo kê đơn của bác sỹ. Quần áo mặc phải rộng thoải mái. Trên máy bay, với những người bị phù chân nên ngồi ở dãy ghế đầu.
Chứng say tàu xe: Ngoài dùng thuốc chống say, có một cách thử chống nôn là chanh: Ngậm múi chanh trong miệng khi bắt đầu có dấu hiệu bị say xe. Loại thuốc có hiệu quả chống nôn nhẹ hơn là kẹo caramen, kẹo cao su. Sẽ ít bị say xe hơn nếu như nhìn thẳng về phía trước qua kính xe. Không nên để bụng đói khi đi đường, tuy nhiên trước khi đi cũng chỉ nên ăn nhẹ...Nếu bị say trên tầu thủy, tốt nhất là nên bước ra khỏi khoang tàu.
Thay đổi đồng hồ sinh học: Trong cuộc hành trình, nếu chuyển vùng với thời gian càng lâu bao nhiêu thì đồng hồ sinh học càng dao động mạnh bấy nhiêu. Điều này có thể gây chứng mất ngủ, kém ăn và mệt mỏi toàn thân.
Trước ngày lên đường cố gắng ngủ ngon giấc. Hơn nữa, nếu bạn đi nghỉ ở nước ngoài thì các múi giờ chênh nhau nên ban đêm sẽ khó ngủ. Thời gian đầu có thể dùng thuốc ngủ, nhưng chỉ 1-2 ngày đầu, không nên dùng quá 3 ngày vì giấc ngủ của bạn sẽ phù hợp dần theo giờ địa phương.
Các bác sỹ khuyên những người bị bệnh giác mạc ở mắt, viêm tai nặng, huyết áp cao, mới bị đột quỵ và phụ nữ có thai trên 7 tháng thì không nên đi máy bay.
2/ Các loại chấn thương do hoạt động quá mức
Khi đi du lịch ta thường hoạt động nhiều, nhất là trẻ em hiếu động vì thế mà số vụ chấn thương cũng thường tăng đáng kể. Vậy nên xác định xem chấn thương có ở mức nguy hiểm không và nên sơ cứu ra sao?
Gãy xương, trật khớp: Thông thường sẽ cảm thấy rất đau ngay lập tức, không thể đi lại được khi bị gãy xương hoặc trật khớp sống lưng. Việc phải làm ngay là định vị chỗ bị gãy bằng nẹp, bảng. Đừng tự cố làm cho đốt xương trở lại dạng ban đầu. Nên tránh đi lại càng ít càng tốt.
Chấn thương não: Nếu như bị ngã hoặc bị dập đầu thì nạn nhân sẽ bị bất tỉnh một lúc rồi sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bị đau, khó chịu, nôn, chóng mặt thì chắc chắn là đã bị chán thương não, khi đó việc đầu tiên là nên đến bệnh viện ngay.
Bỏng: Việc đầu tiên là chườm lạnh xung quanh vết bỏng bằng túi đá nhỏ từ tủ lạnh, nếu không có thì có thể dùng nước lạnh hứng từ vòi. Nếu bị bỏng nặng thì đắp gạc tiệt trùng. Để tránh nhiễm trùng không nên đắp các loại lá cây hoặc bôi thuốc mỡ vào chỗ bỏng. Chỉ nên khử trùng bằng loại thuốc bôi chuyên dụng.
Khi bị chấn thương nặng cần tới bác sỹ. Ngay cả khi không có triệu chứng đau rõ rệt cũng nên đi khám vì khi bị gãy xương ở cổ, lưng thì chỉ 2-3 ngày sau đó mới cảm tháy đau. Kể cả khi chỉ bị thương nhẹ và vẫn có thể đi lại nhưng không có sự can thiệp về chuyên môn thì việc làm liền xương sẽ phức tạp hơn. Hơn nữa, chỉ có bác sỹ mới có thể đưa ra chẩn đoán đúng và chỉ định cách điều trị cần thiết. Nên nhớ rằng sự hỗ trợ về y tế càng sớm thì hậu quả sẽ càng ít nghiêm trọng hơn.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét