Những căn nhà đổ nát thê thảm ở Cái Mòi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) vẫn đang được người dân dùng để… ở.
Trốn chạy khỏi cực nam
Lần này ra Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), tôi nói với ông Lý Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã - rằng, cho em đi ấp nào đó xa xôi nhé. Ông Tiến thở dài: Ở Cái Mòi, bà con giờ vẫn khổ lắm, họ còn sống kiểu săn bắt hái lượm, ông ạ.
Hết đất sống thì “chạy lên Bình Dương”
Chiếc tàu cao tốc thuê trọn gói 2,3 triệu đồng vượt 60km đường nước từ thị trấn Năm Căn về Đất Mũi lại lao đi như điên. Cán bộ xã tháp tùng, cả đời sông nước mà hôm nay anh ta cũng phát sợ. Tàu xé nước lao đi, mưa hạt lớn như roi quất vào mặt. Tàu mỏng manh như cái lá tre, chao lượn hơn cả con cá nô đùa ngoài vịnh Thái Lan kia. Ấp Cái Mòi hiện ra qua vài ngã ba sông.
Vài người dân bỏ chạy khi chúng tôi dũi mãi mũi tàu về phía cái ấp xa diệu vợi. Ông cán bộ MTTQ của ấp thở dài: Bà con ở đây toàn ra bãi bồi bắt tôm cua cá, có người còn lên rừng chặt đước hầm than, săn bắt hái lượm mỗi ngày được chút “của trời đất”, đem bán cho người ta, kiếm vài chục nghìn sống qua ngày. Tàu của kiểm ngư, của cán bộ bảo tồn họ lượn ghê lắm. Có trời mà chạy. Họ lái canô ở tư thế đứng, tàu của họ vọt một cái lên tốc độ của ôtô đi hàng trăm cây số một giờ. Họ mà bắt được thì thu lưới, thu ngư cụ, thu tàu.
Mưa não nề. Cá mặt quỷ từ rọ tre “bơi” vào nồi hấp bia trong rừng đước lấp lóa mưa dai. Loài cá kỳ thú vừa sống trên cây vừa bơi dưới nước được các nhà bảo tồn coi là hiếm hoi nhất nhì thế giới - “kệ xác họ, ở Đất Mũi chúng tôi cứ thả thẳng cẳng cả lũ lĩ nhà nó vào nồi lẩu mà nhâm nhi”. Người Cái Mòi bảo, cấy cày gặt hái thì không có ruộng, nuôi thủy - hải sản thì không có vuông (ao, đầm). Họ chỉ có tay để làm, mồm để ăn, con đàn cháu lũ để nuôi…, nên đem tay chân đi bắt ốc mò cua, vắt mũi bỏ miệng sống qua ngày thôi, ngày nào ăn ngày đó, “bấp bênh” lắm.
Lúc không còn “đất” sống ở Cái Mòi nữa thì ai ai cũng buột ra câu cửa miệng “đi Bình Dương”. Ý là đi cái tỉnh Bình Dương, vào các khu công nghiệp làm thuê hoặc làm gì đó. Toàn những việc cực kỳ dễ tiếp nhận “nhân sự”, cứ có chân có tay, có sức lao động, chả cần biết chữ… Tất nhiên, thì buổi người khôn của khó, phố thị đầy cạm bẫy ấy, rất nhiều khi, làm “công nhân khu công nghiệp” đói khát bệ rạc, còn nhục gấp chục lần săn bắt hái lượm ở ấp Cái Mòi nơi sơn cùng thủy tận…
Giọng cải lương ỉ eo, tiếng nhạc vàng, cả đủ loại chát xình chát chát bùm tràn ngập khắp từ đầu đến cuối ấp. Đầu bến sông là một quán càphê võng. Đường ướt mưa, quán lầy thụt ven ì oạp sóng vỗ. Nhiều cô gái trang điểm sặc sỡ, áo quần gợi cảm, móng tay chân sơn đỏ xanh vẽ hoa văn vằn vện… như trên sàn diễn. Vài bác đàn ông đứng bên các lu nước ven đường, cứ thế thọc tay vào quần đùi lục sục tắm táp kỳ cọ, giội nước ào ào. Tất cả thấy tôi đều trố mắt nhìn. Trưởng ấp thở dài, nhà báo còn ở đây, thì trẻ con còn rồng rắn đi theo, tối nó cũng theo. Mà người lớn, cả đám nhầng nhầng nó cũng đi theo. Ở đây, người ta nhàn rỗi lắm.
Ấp có 202 hộ gia đình, trong đó 42 hộ là người Khmer. Hầu hết họ lang bạt từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, các huyện khác của Cà Mau về đây đã chừng hai chục năm, trong những chuyến dong thuyền ra đi tìm miền đất mới. Đến đây thấy chằng chịt sông nước, tôm cá bấy giờ dồi dào, họ neo đậu lại, cắm cọc, chặt cây, cắt lá lợp một túp lều ven kênh rạch mà sống. Lắm người đến thì thành một cái ấp, chắc là lắm cá hay mặn mòi sông nước, nhân thế đặt tên là Cái Mòi. Nam nữ thanh niên phiêu dạt về đây, nên vợ nên chồng từng cặp từng cặp, hầu hết cả vợ lẫn chồng đều mù chữ.
Ngày xưa tôm cá còn nhiều, khu vực bà con sống chưa được coi là Vườn quốc gia Đất Mũi Cà Mau, chưa được coi là khu dự trữ sinh quyển thế giới, rồi khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng toàn cầu theo công ước RAMSA. Nay danh hiệu cao quý tới tấp dồn về, lễ công bố mỗi danh hiệu là cán bộ nô nức về, công an bảo vệ giăng kín các mé sông, bà con lại thở dài khe khẽ. Không có đất sản xuất, lại bị cấm đoán đủ đường vì mục đích bảo tồn cao cả, thế nên cái mục đích lấp đầy cái dạ dày của bà con bị… quên lãng.
Thế mới có chuyện một ngư dân cùng 2 con đi hầm than đước bị kiểm lâm bắn chết hồi giữa năm 2013; thế nên mới có chuyện nhiều người nghèo đến tột cùng, đẵn củi, đốt than bị bỏ tù đằng đẵng. Chả trách, bà con thấy cái tàu của chúng tôi rẽ nước lao đi, họ cũng giật mình bỏ chạy. Tưởng là tàu kiểm ngư, tưởng là tàu kiểm lâm. Sợ lắm. Trưởng ấp Nguyễn Văn Hiền dẫn tôi đến nhà Thạch Cai, anh này đang cáu giận túi bụi, rằng mượn thuyền của bạn ra bãi bồi bắt cua bắt ốc nuôi 5 đứa con, ra đến nơi thì trời đổ mưa, quay thuyền về, thế là lỗ toi tiền xăng. Đói rạc. Bao nhiêu người bị thu thuyền, trắng tay lại càng trắng tay, đành bỏ nhà cho mục sập xuống kênh, “đi Bình Dương” hết.
Bi kịch của người bị buộc ra khỏi danh sách hộ nghèo
Trưởng ấp Hiền da đen, nụ cười đen, cái khăn ngồi vuốt lên mặt lau mồ hôi cũng đen kịt. Không ngờ chỗ đò giang cách trở, đói nghèo biệt lập này mà có anh trưởng ấp lại “thông thái” và chí tình đến vậy. Anh phân tích những sai lầm từ dự án hỗ trợ người nghèo mang tên Quyết định 74, cho mỗi nhà được 7 triệu đồng để giúp họ “dựng một nếp nhà”. Gọi là nhà nhưng khổ sở lắm: Có mỗi cái mái phibrôximăng là kiên cố, còn lại là cây gỗ xếp trên mặt kênh mương, vách liếp cột kèo rui mè là “cây gỗ địa phương” tự làm hết. Vài năm trôi qua, chừng bốn chục cái nhà được hỗ trợ thì ngần ấy cái đổ sập, cái nào chưa đổ toang hoác như một bộ xương cá khổng lồ bị kền kền lóc thịt, thì cũng chỉ còn một tẹo che chắn cho bà con chằng đụp tá túc thôi.
Tôi chưa bao giờ gặp một cái xóm ấp nào bẩn thỉu như thế. Rác rưởi tràn lan, phủ kín kênh rạch, phủ kín toàn bộ những chỗ đất trống mà người ta có thể nhìn thấy, kể cả dưới sàn các ngôi nhà đang “kiễng chân” trên kênh rạch. Vẫn biết, Ngọc Hiển là huyện tận cùng cực nam tổ quốc, nghèo khó là dễ hiểu. Lãnh đạo huyện, từ Bí thư đến Chủ tịch, không ai được đi ôtô trên địa bàn huyện nhà hết, lãnh thổ cả huyện không có cái ôtô nào, trừ vài cái máy công trình khục khoặc mở đường. Lãnh đạo cao nhất huyện cũng phải quẳng ôtô ở bến nước chỗ Năm Căn, đi mấy chục cây xuồng máy về lỵ sở. Nhưng lời ông Hiền mới làm tôi thảng thốt: “Tôi vẫn thường được họp ở huyện Ngọc Hiển, thì thấy ấp tôi là ấp nghèo nhất huyện. Huyện tôi, ấp nào nhiều thì 5-7 hộ nghèo thôi, còn chỗ tôi là 70 hộ nghèo! Chúng tôi nghèo nhất nước Việt Nam này, chắc thế”.
Ông Hiền thở dài, không có đất sản xuất, không có nghề nghiệp gì, ra rừng, ra biển bắt ốc cào cua thì bị bắt nhốt, bị thu phương tiện - chúng tôi phải sống bằng cái gì? Từ trong căn nhà tối tăm, ông Hiền và vợ cùng đi lục cả xấp sổ hộ nghèo của mình, các năm từ 2009 đến năm 2012, họ liên tục là hộ nghèo, thế nhưng đến lúc được bầu làm ấp trưởng thì họ bị yêu cầu viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Trong khi họ vẫn nghèo như thế. Ông cán bộ MTTQ xã, níu tay nhà báo nói chuyện, cũng bảo “tôi với thằng Hiền cùng cảnh ngộ”, bị buộc phải “ra khỏi danh sách”, bởi “trưởng ấp, đảng viên dự bị thì không thể là hộ nghèo được”. Ông Hiền dắt cô con gái lớn vổng Nguyễn Cẩm Tú ra chào khách. Mặt cháu Tú buồn thiu đưa ra một chồng giấy khen, năm nào cháu đi học cũng được tiên tiến, cháu thích đi học lắm, nhưng rồi bố mẹ cháu bắt cháu phải nghỉ học.
- Trưởng ấp sao lại ép con gái nghỉ học thế?
Giọng anh Hiền buồn:
- Tôi vắt tay lên trán đau khổ nhiều đêm. Mình là cha mẹ sao ác với con thế. Nhưng, chúng tôi từ Bạc Liêu lang bạt ra đây, không có gì trong tay để kiếm sống, nghèo lắm. Không có tiền cho cháu trả tiền đò để đi học mỗi ngày. Trường Khai Long thì cách sông cách đò, lúc đi 10 nghìn, lúc về 10 nghìn, một tháng là bao nhiêu tiền? Nhà tôi đến ăn không đủ, huống hồ nuôi con đi học, ngày nào cũng mất toi hai chục nghìn tiền đò.
Cháu Cẩm Tú lẽ ra sắp lên cấp 3 rồi, lớn rồi, nó hiểu nên khóc miết rồi cũng bỏ học. Ở nhà không biết làm gì, nó đem dán các loại giấy khen lên bờ tường, “cháu nhớ trường, nhớ lớp lắm”. Bà hàng xóm bảo, “gả chồng cho nó xong”, bà hàng xóm khác chua chát “chỉ có gả cho Đài Loan thì bố mẹ may ra bớt nghèo”. Chợt lại nhớ lời ông lãnh đạo xã Đất Mũi thở dài: “Vừa rồi có người bà con nhờ tôi can thiệp với Sở Tư pháp để sửa tuổi cho đứa con út của họ, nâng tuổi lên 19 - để có thể lấy chồng Hàn Quốc. Tôi nghe mà buồn tê tái mặt mày”.
Các cuộc “giải cứu” còn nhiều tuyệt vọng
Ấp Cái Mòi không có thu gom rác, kênh rạch cũng tù đọng từng hố, từng hẻm trong ấp thôi. Rác cứ vứt ra khỏi sàn nhà, vứt xuống chân, xuống chính cái ao đầm mà căn nhà dựng cọc của chính mình treo trên đó… Tứ bề rác, xú uế sủi bong bóng, mưa xuống thì thối kinh thiên. Nền nhà không có rác, nhưng mặt nước dưới nền nhà là bãi rác lưu cữu. Và cái nghèo đói, thất học, sự bế tắc tột cùng tọa lạc trên đống rác rưởi đó.
“Xóm này phần đông trẻ con bỏ học sớm, người lớn không biết chữ. Lúc cần “ ký” văn bản gì, thì họ nhất tề đánh dấu ích (x) hoặc lăn tay. Có một cậu bé học cao nhất, duy nhất, học lớp 7. Nó 16 tuổi mà mới học lớp 7. Nhưng, cả tuần nay, ngày nào tôi cũng đến gặp thằng Lý Hùng - bố nó - để vận động đừng cho con nghỉ học, tội nghiệp nó. Nói vậy, chứ con tôi cũng ở tuổi ấy, tôi có đủ tiền cho nó tiếp tục đến trường đâu mà nói được người khác. Nhục lắm” - anh Hiền vuốt mồ hôi trên gương mặt đen sạm mà tôi cứ ngỡ anh vuốt nước mắt. Cuối buổi chiều rồi mà Thạch Cai vẫn ngủ khì. Cô vợ Trần Thị Điếu tàn tật và 5 đứa con ngơ ngẩn nhìn tàu thuyền phành phạch lướt qua khe hở giữa hai cái nhà lá trước mặt.
Cai năm nay 37 tuổi, vợ cũng 37, đàn con thì lít nhít. Nhà hổng hoác nhìn lên giời, các cây gỗ địa phương mục ruỗng, trời mưa phải căng nylon tứ phía. Chỉ có một trong số 5 đứa con của Cai được đến trường, sau khi lãnh đạo ấp mòn lưỡi đến vận động. Bé gái Thạch Thị Nhang, đi học chậm 6 năm, tức là 12 tuổi mới học lớp 1. Tôi hỏi cháu, “chú xem sách nào”. Nhang gãi đầu: “Các em cháu nó xé hết rồi, 4 đứa cùng xé thì làm gì còn sách vở”. Tóc dài xõa, đi bắt cua vừa về, Cai hay rượu và đánh vợ đến mức xã định bắt cho đi “cải tạo”, nhưng như anh Hiền nói “nó nghèo quá, giờ cho đi cải tạo thì ai nuôi 5 đứa con nó, ai nuôi vợ tật nguyền của nó, thế là hăm he dọa bao nhiêu lần rồi… thôi”.
Nhìn sự gấu biển của Cai, tôi càng bất ngờ khi anh ta khóc đỏ đòng đọc cả mắt, nước mắt chảy ướt cả ngực áo. “Không có tiền trả cho chủ đò đưa con của em đi học, em phải cho cháu nghỉ thôi. Huhu, cả lũ con không được học hành. Đời vợ chồng em đã không biết chữ rồi, mỗi ngày mò cua bắt ốc được 50 nghìn đồng. Chạy đói từ Giá Rai, Bạc Liêu xuống xứ này vẫn đói rạc đói rày. Em làm bố, em nhục lắm. Có ai muốn thế đâu, em mù chữ nhưng có phải là loại không biết nghĩ đâu anh”. Cai khóc đến mức, tôi chỉ muốn chạy trốn sang nhà khác…
Nhiều nhà sập mà không có tiền xây, nên mới có bi kịch, ngay trước cửa nhà anh Hiền, là một căn nhà tan tác rách rưới, một túp nhà “chính sách” của ông Nguyễn Văn Bổn (SN 1958) mà hiện đang có 3 gia đình (mỗi gia đình đều có sổ hộ nghèo!) cùng tá túc: Hộ của bố mẹ (ông Bổn và vợ có 7 đứa con); hộ của con gái Nguyễn Thùy Dung cùng con rể và đàn cháu lít nhít; hộ của con trai Nguyễn Văn Phận và con dâu cùng đàn cháu lốc nhốc... Đám trẻ chui ra rúc vào quanh các lỗ hổng của vách nhà. Đêm, ngày, gần hai chục con người nằm theo lối xếp cá trên khoang thuyền thì mới vừa chỗ.
Chạy tiếp sang nhà Lý Hùng, Hùng năm nay 35 tuổi mà già vêu, cũng mò cua bắt ốc. Con cái không biết có hư lắm không, nhưng khi vợ Hùng nhờ thằng bé đi tìm đứa học cao nhất ấp về cho nhà báo gặp, thì cu con đòi bằng được 2 nghìn đồng “tiền tươi thóc thật” thì mới chịu đi. “Cu này 9 tuổi đến trường, còn con bé này 14 tuổi mới học lớp 3. Giờ chúng nó sắp không được đi học nữa rồi” - Lý Hùng ngồi mặt buồn tím tái và tuyệt vọng. Hùng còn cho tôi cảm giác bế tắc, muốn chạy trốn khỏi cái không gian chưa biết lối thoát đó hơn cả những giọt nước mắt của Thạch Cai… Hùng lại nói về cái việc “cấp trên cắt mất tiền đò” của các cháu đến trường. Cả ấp đều buồn vì sự kiện mỗi tháng các cháu đang đi học bị mất 140 nghìn kia.
Tóm lại là cơ quan chức năng lâu nay vẫn kêu gọi các nguồn tài trợ, giúp các cháu học cấp 2, con nhà hộ nghèo tiền để đi đò vượt sông đến trường, hai năm nay không có nữa. Thế là cả loạt trẻ phải nghỉ học, Sở Giáo dục Đào tạo Cà Mau cũng đã có con số báo cáo về tình trạng bỏ học này (chúng ta sẽ nói vào một dịp khác). Số tiền kia có thể là nhỏ với người chưa quá nghèo, nhưng với những gia đình mà các trụ cột lăn lộn bạc mặt ngoài bãi bồi cả ngày ròng mới kiếm được 50 ngàn ở ấp Cái Mòi xa xôi sông nước này, thì 140 nghìn là lớn. Lớn đến mức, nó có thể vặt cụt tương lai hoặc xây đắp tương lai cho trẻ em đến trường.
Đám trẻ ở ấp Cái Mòi vừa hiếu kỳ vừa hiếu khách, chúng chạy theo tôi cả buổi, chụp ảnh chung, ôm vai bá cổ nhau, rồi tiễn nhau ra tận bến sông bịn rịn. Lòng lưu luyến bước chân xuống thuyền. Chạng vạng rồi, tôi có cảm giác mình đã chạy trốn khỏi tâm trạng nào đó của chính mình ở ấp Cái Mòi - cực nam tổ quốc. Mũi Cà Mau còn ngổn ngang bao nhiêu là tuyệt vọng. Không lẽ, cứ săn bắt hái lượm như thuở hồng hoang mãi thế ư?
Hết đất sống thì “chạy lên Bình Dương”
Chiếc tàu cao tốc thuê trọn gói 2,3 triệu đồng vượt 60km đường nước từ thị trấn Năm Căn về Đất Mũi lại lao đi như điên. Cán bộ xã tháp tùng, cả đời sông nước mà hôm nay anh ta cũng phát sợ. Tàu xé nước lao đi, mưa hạt lớn như roi quất vào mặt. Tàu mỏng manh như cái lá tre, chao lượn hơn cả con cá nô đùa ngoài vịnh Thái Lan kia. Ấp Cái Mòi hiện ra qua vài ngã ba sông.
Vài người dân bỏ chạy khi chúng tôi dũi mãi mũi tàu về phía cái ấp xa diệu vợi. Ông cán bộ MTTQ của ấp thở dài: Bà con ở đây toàn ra bãi bồi bắt tôm cua cá, có người còn lên rừng chặt đước hầm than, săn bắt hái lượm mỗi ngày được chút “của trời đất”, đem bán cho người ta, kiếm vài chục nghìn sống qua ngày. Tàu của kiểm ngư, của cán bộ bảo tồn họ lượn ghê lắm. Có trời mà chạy. Họ lái canô ở tư thế đứng, tàu của họ vọt một cái lên tốc độ của ôtô đi hàng trăm cây số một giờ. Họ mà bắt được thì thu lưới, thu ngư cụ, thu tàu.
Trẻ em ở Cái Mòi, xóm nghèo tận cùng cực nam tổ quốc. |
Mưa não nề. Cá mặt quỷ từ rọ tre “bơi” vào nồi hấp bia trong rừng đước lấp lóa mưa dai. Loài cá kỳ thú vừa sống trên cây vừa bơi dưới nước được các nhà bảo tồn coi là hiếm hoi nhất nhì thế giới - “kệ xác họ, ở Đất Mũi chúng tôi cứ thả thẳng cẳng cả lũ lĩ nhà nó vào nồi lẩu mà nhâm nhi”. Người Cái Mòi bảo, cấy cày gặt hái thì không có ruộng, nuôi thủy - hải sản thì không có vuông (ao, đầm). Họ chỉ có tay để làm, mồm để ăn, con đàn cháu lũ để nuôi…, nên đem tay chân đi bắt ốc mò cua, vắt mũi bỏ miệng sống qua ngày thôi, ngày nào ăn ngày đó, “bấp bênh” lắm.
Lúc không còn “đất” sống ở Cái Mòi nữa thì ai ai cũng buột ra câu cửa miệng “đi Bình Dương”. Ý là đi cái tỉnh Bình Dương, vào các khu công nghiệp làm thuê hoặc làm gì đó. Toàn những việc cực kỳ dễ tiếp nhận “nhân sự”, cứ có chân có tay, có sức lao động, chả cần biết chữ… Tất nhiên, thì buổi người khôn của khó, phố thị đầy cạm bẫy ấy, rất nhiều khi, làm “công nhân khu công nghiệp” đói khát bệ rạc, còn nhục gấp chục lần săn bắt hái lượm ở ấp Cái Mòi nơi sơn cùng thủy tận…
Anh Lý Hùng, với thu nhập 50 nghìn đồng/ngày, phải nuôi 6 miệng ăn, bên căn nhà dột nát. Vì không có tiền cho cháu Minh Phụng đi đò đến trường, nên năm nay, cậu bé "học cao" nhất Cái Mòi bị bố mẹ ép nghỉ học khi mùa khai giảng đang đến gần. |
Giọng cải lương ỉ eo, tiếng nhạc vàng, cả đủ loại chát xình chát chát bùm tràn ngập khắp từ đầu đến cuối ấp. Đầu bến sông là một quán càphê võng. Đường ướt mưa, quán lầy thụt ven ì oạp sóng vỗ. Nhiều cô gái trang điểm sặc sỡ, áo quần gợi cảm, móng tay chân sơn đỏ xanh vẽ hoa văn vằn vện… như trên sàn diễn. Vài bác đàn ông đứng bên các lu nước ven đường, cứ thế thọc tay vào quần đùi lục sục tắm táp kỳ cọ, giội nước ào ào. Tất cả thấy tôi đều trố mắt nhìn. Trưởng ấp thở dài, nhà báo còn ở đây, thì trẻ con còn rồng rắn đi theo, tối nó cũng theo. Mà người lớn, cả đám nhầng nhầng nó cũng đi theo. Ở đây, người ta nhàn rỗi lắm.
Người dân Cái Mòi thân thiện tiễn khách ở bến sông. |
Ấp có 202 hộ gia đình, trong đó 42 hộ là người Khmer. Hầu hết họ lang bạt từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, các huyện khác của Cà Mau về đây đã chừng hai chục năm, trong những chuyến dong thuyền ra đi tìm miền đất mới. Đến đây thấy chằng chịt sông nước, tôm cá bấy giờ dồi dào, họ neo đậu lại, cắm cọc, chặt cây, cắt lá lợp một túp lều ven kênh rạch mà sống. Lắm người đến thì thành một cái ấp, chắc là lắm cá hay mặn mòi sông nước, nhân thế đặt tên là Cái Mòi. Nam nữ thanh niên phiêu dạt về đây, nên vợ nên chồng từng cặp từng cặp, hầu hết cả vợ lẫn chồng đều mù chữ.
Ngày xưa tôm cá còn nhiều, khu vực bà con sống chưa được coi là Vườn quốc gia Đất Mũi Cà Mau, chưa được coi là khu dự trữ sinh quyển thế giới, rồi khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng toàn cầu theo công ước RAMSA. Nay danh hiệu cao quý tới tấp dồn về, lễ công bố mỗi danh hiệu là cán bộ nô nức về, công an bảo vệ giăng kín các mé sông, bà con lại thở dài khe khẽ. Không có đất sản xuất, lại bị cấm đoán đủ đường vì mục đích bảo tồn cao cả, thế nên cái mục đích lấp đầy cái dạ dày của bà con bị… quên lãng.
Thế mới có chuyện một ngư dân cùng 2 con đi hầm than đước bị kiểm lâm bắn chết hồi giữa năm 2013; thế nên mới có chuyện nhiều người nghèo đến tột cùng, đẵn củi, đốt than bị bỏ tù đằng đẵng. Chả trách, bà con thấy cái tàu của chúng tôi rẽ nước lao đi, họ cũng giật mình bỏ chạy. Tưởng là tàu kiểm ngư, tưởng là tàu kiểm lâm. Sợ lắm. Trưởng ấp Nguyễn Văn Hiền dẫn tôi đến nhà Thạch Cai, anh này đang cáu giận túi bụi, rằng mượn thuyền của bạn ra bãi bồi bắt cua bắt ốc nuôi 5 đứa con, ra đến nơi thì trời đổ mưa, quay thuyền về, thế là lỗ toi tiền xăng. Đói rạc. Bao nhiêu người bị thu thuyền, trắng tay lại càng trắng tay, đành bỏ nhà cho mục sập xuống kênh, “đi Bình Dương” hết.
Những căn nhà đổ nát thê thảm ở Cái Mòi, vẫn đang được người dân dùng để… ở. |
Bi kịch của người bị buộc ra khỏi danh sách hộ nghèo
Trưởng ấp Hiền da đen, nụ cười đen, cái khăn ngồi vuốt lên mặt lau mồ hôi cũng đen kịt. Không ngờ chỗ đò giang cách trở, đói nghèo biệt lập này mà có anh trưởng ấp lại “thông thái” và chí tình đến vậy. Anh phân tích những sai lầm từ dự án hỗ trợ người nghèo mang tên Quyết định 74, cho mỗi nhà được 7 triệu đồng để giúp họ “dựng một nếp nhà”. Gọi là nhà nhưng khổ sở lắm: Có mỗi cái mái phibrôximăng là kiên cố, còn lại là cây gỗ xếp trên mặt kênh mương, vách liếp cột kèo rui mè là “cây gỗ địa phương” tự làm hết. Vài năm trôi qua, chừng bốn chục cái nhà được hỗ trợ thì ngần ấy cái đổ sập, cái nào chưa đổ toang hoác như một bộ xương cá khổng lồ bị kền kền lóc thịt, thì cũng chỉ còn một tẹo che chắn cho bà con chằng đụp tá túc thôi.
Tôi chưa bao giờ gặp một cái xóm ấp nào bẩn thỉu như thế. Rác rưởi tràn lan, phủ kín kênh rạch, phủ kín toàn bộ những chỗ đất trống mà người ta có thể nhìn thấy, kể cả dưới sàn các ngôi nhà đang “kiễng chân” trên kênh rạch. Vẫn biết, Ngọc Hiển là huyện tận cùng cực nam tổ quốc, nghèo khó là dễ hiểu. Lãnh đạo huyện, từ Bí thư đến Chủ tịch, không ai được đi ôtô trên địa bàn huyện nhà hết, lãnh thổ cả huyện không có cái ôtô nào, trừ vài cái máy công trình khục khoặc mở đường. Lãnh đạo cao nhất huyện cũng phải quẳng ôtô ở bến nước chỗ Năm Căn, đi mấy chục cây xuồng máy về lỵ sở. Nhưng lời ông Hiền mới làm tôi thảng thốt: “Tôi vẫn thường được họp ở huyện Ngọc Hiển, thì thấy ấp tôi là ấp nghèo nhất huyện. Huyện tôi, ấp nào nhiều thì 5-7 hộ nghèo thôi, còn chỗ tôi là 70 hộ nghèo! Chúng tôi nghèo nhất nước Việt Nam này, chắc thế”.
Giấy khen của cháu Minh Phụng và cảnh trưởng ấp Nguyễn Văn Hiền đến vận động anh Hùng không để cháu Phụng bỏ học. |
Ông Hiền thở dài, không có đất sản xuất, không có nghề nghiệp gì, ra rừng, ra biển bắt ốc cào cua thì bị bắt nhốt, bị thu phương tiện - chúng tôi phải sống bằng cái gì? Từ trong căn nhà tối tăm, ông Hiền và vợ cùng đi lục cả xấp sổ hộ nghèo của mình, các năm từ 2009 đến năm 2012, họ liên tục là hộ nghèo, thế nhưng đến lúc được bầu làm ấp trưởng thì họ bị yêu cầu viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Trong khi họ vẫn nghèo như thế. Ông cán bộ MTTQ xã, níu tay nhà báo nói chuyện, cũng bảo “tôi với thằng Hiền cùng cảnh ngộ”, bị buộc phải “ra khỏi danh sách”, bởi “trưởng ấp, đảng viên dự bị thì không thể là hộ nghèo được”. Ông Hiền dắt cô con gái lớn vổng Nguyễn Cẩm Tú ra chào khách. Mặt cháu Tú buồn thiu đưa ra một chồng giấy khen, năm nào cháu đi học cũng được tiên tiến, cháu thích đi học lắm, nhưng rồi bố mẹ cháu bắt cháu phải nghỉ học.
- Trưởng ấp sao lại ép con gái nghỉ học thế?
Giọng anh Hiền buồn:
- Tôi vắt tay lên trán đau khổ nhiều đêm. Mình là cha mẹ sao ác với con thế. Nhưng, chúng tôi từ Bạc Liêu lang bạt ra đây, không có gì trong tay để kiếm sống, nghèo lắm. Không có tiền cho cháu trả tiền đò để đi học mỗi ngày. Trường Khai Long thì cách sông cách đò, lúc đi 10 nghìn, lúc về 10 nghìn, một tháng là bao nhiêu tiền? Nhà tôi đến ăn không đủ, huống hồ nuôi con đi học, ngày nào cũng mất toi hai chục nghìn tiền đò.
Cháu Cẩm Tú lẽ ra sắp lên cấp 3 rồi, lớn rồi, nó hiểu nên khóc miết rồi cũng bỏ học. Ở nhà không biết làm gì, nó đem dán các loại giấy khen lên bờ tường, “cháu nhớ trường, nhớ lớp lắm”. Bà hàng xóm bảo, “gả chồng cho nó xong”, bà hàng xóm khác chua chát “chỉ có gả cho Đài Loan thì bố mẹ may ra bớt nghèo”. Chợt lại nhớ lời ông lãnh đạo xã Đất Mũi thở dài: “Vừa rồi có người bà con nhờ tôi can thiệp với Sở Tư pháp để sửa tuổi cho đứa con út của họ, nâng tuổi lên 19 - để có thể lấy chồng Hàn Quốc. Tôi nghe mà buồn tê tái mặt mày”.
Trẻ em ở Cái Mòi, xóm nghèo tận cùng cực nam tổ quốc. |
Các cuộc “giải cứu” còn nhiều tuyệt vọng
Ấp Cái Mòi không có thu gom rác, kênh rạch cũng tù đọng từng hố, từng hẻm trong ấp thôi. Rác cứ vứt ra khỏi sàn nhà, vứt xuống chân, xuống chính cái ao đầm mà căn nhà dựng cọc của chính mình treo trên đó… Tứ bề rác, xú uế sủi bong bóng, mưa xuống thì thối kinh thiên. Nền nhà không có rác, nhưng mặt nước dưới nền nhà là bãi rác lưu cữu. Và cái nghèo đói, thất học, sự bế tắc tột cùng tọa lạc trên đống rác rưởi đó.
“Xóm này phần đông trẻ con bỏ học sớm, người lớn không biết chữ. Lúc cần “ ký” văn bản gì, thì họ nhất tề đánh dấu ích (x) hoặc lăn tay. Có một cậu bé học cao nhất, duy nhất, học lớp 7. Nó 16 tuổi mà mới học lớp 7. Nhưng, cả tuần nay, ngày nào tôi cũng đến gặp thằng Lý Hùng - bố nó - để vận động đừng cho con nghỉ học, tội nghiệp nó. Nói vậy, chứ con tôi cũng ở tuổi ấy, tôi có đủ tiền cho nó tiếp tục đến trường đâu mà nói được người khác. Nhục lắm” - anh Hiền vuốt mồ hôi trên gương mặt đen sạm mà tôi cứ ngỡ anh vuốt nước mắt. Cuối buổi chiều rồi mà Thạch Cai vẫn ngủ khì. Cô vợ Trần Thị Điếu tàn tật và 5 đứa con ngơ ngẩn nhìn tàu thuyền phành phạch lướt qua khe hở giữa hai cái nhà lá trước mặt.
Người vợ tàn tật và đàn con thất học của Thạch Cai. |
Cai năm nay 37 tuổi, vợ cũng 37, đàn con thì lít nhít. Nhà hổng hoác nhìn lên giời, các cây gỗ địa phương mục ruỗng, trời mưa phải căng nylon tứ phía. Chỉ có một trong số 5 đứa con của Cai được đến trường, sau khi lãnh đạo ấp mòn lưỡi đến vận động. Bé gái Thạch Thị Nhang, đi học chậm 6 năm, tức là 12 tuổi mới học lớp 1. Tôi hỏi cháu, “chú xem sách nào”. Nhang gãi đầu: “Các em cháu nó xé hết rồi, 4 đứa cùng xé thì làm gì còn sách vở”. Tóc dài xõa, đi bắt cua vừa về, Cai hay rượu và đánh vợ đến mức xã định bắt cho đi “cải tạo”, nhưng như anh Hiền nói “nó nghèo quá, giờ cho đi cải tạo thì ai nuôi 5 đứa con nó, ai nuôi vợ tật nguyền của nó, thế là hăm he dọa bao nhiêu lần rồi… thôi”.
Nhìn sự gấu biển của Cai, tôi càng bất ngờ khi anh ta khóc đỏ đòng đọc cả mắt, nước mắt chảy ướt cả ngực áo. “Không có tiền trả cho chủ đò đưa con của em đi học, em phải cho cháu nghỉ thôi. Huhu, cả lũ con không được học hành. Đời vợ chồng em đã không biết chữ rồi, mỗi ngày mò cua bắt ốc được 50 nghìn đồng. Chạy đói từ Giá Rai, Bạc Liêu xuống xứ này vẫn đói rạc đói rày. Em làm bố, em nhục lắm. Có ai muốn thế đâu, em mù chữ nhưng có phải là loại không biết nghĩ đâu anh”. Cai khóc đến mức, tôi chỉ muốn chạy trốn sang nhà khác…
Đám trẻ nhếch nhác và không gian lụp sụp ô nhiễm ở Cái Mòi. |
Cháu Nguyễn Cẩm Tú, con gái của trưởng ấp Cái Mòi, cũng phải bỏ học giữa chừng vì cha mẹ không có tiền cho Tú đi đò đến trường mỗi ngày. |
Nhiều nhà sập mà không có tiền xây, nên mới có bi kịch, ngay trước cửa nhà anh Hiền, là một căn nhà tan tác rách rưới, một túp nhà “chính sách” của ông Nguyễn Văn Bổn (SN 1958) mà hiện đang có 3 gia đình (mỗi gia đình đều có sổ hộ nghèo!) cùng tá túc: Hộ của bố mẹ (ông Bổn và vợ có 7 đứa con); hộ của con gái Nguyễn Thùy Dung cùng con rể và đàn cháu lít nhít; hộ của con trai Nguyễn Văn Phận và con dâu cùng đàn cháu lốc nhốc... Đám trẻ chui ra rúc vào quanh các lỗ hổng của vách nhà. Đêm, ngày, gần hai chục con người nằm theo lối xếp cá trên khoang thuyền thì mới vừa chỗ.
Chạy tiếp sang nhà Lý Hùng, Hùng năm nay 35 tuổi mà già vêu, cũng mò cua bắt ốc. Con cái không biết có hư lắm không, nhưng khi vợ Hùng nhờ thằng bé đi tìm đứa học cao nhất ấp về cho nhà báo gặp, thì cu con đòi bằng được 2 nghìn đồng “tiền tươi thóc thật” thì mới chịu đi. “Cu này 9 tuổi đến trường, còn con bé này 14 tuổi mới học lớp 3. Giờ chúng nó sắp không được đi học nữa rồi” - Lý Hùng ngồi mặt buồn tím tái và tuyệt vọng. Hùng còn cho tôi cảm giác bế tắc, muốn chạy trốn khỏi cái không gian chưa biết lối thoát đó hơn cả những giọt nước mắt của Thạch Cai… Hùng lại nói về cái việc “cấp trên cắt mất tiền đò” của các cháu đến trường. Cả ấp đều buồn vì sự kiện mỗi tháng các cháu đang đi học bị mất 140 nghìn kia.
Tóm lại là cơ quan chức năng lâu nay vẫn kêu gọi các nguồn tài trợ, giúp các cháu học cấp 2, con nhà hộ nghèo tiền để đi đò vượt sông đến trường, hai năm nay không có nữa. Thế là cả loạt trẻ phải nghỉ học, Sở Giáo dục Đào tạo Cà Mau cũng đã có con số báo cáo về tình trạng bỏ học này (chúng ta sẽ nói vào một dịp khác). Số tiền kia có thể là nhỏ với người chưa quá nghèo, nhưng với những gia đình mà các trụ cột lăn lộn bạc mặt ngoài bãi bồi cả ngày ròng mới kiếm được 50 ngàn ở ấp Cái Mòi xa xôi sông nước này, thì 140 nghìn là lớn. Lớn đến mức, nó có thể vặt cụt tương lai hoặc xây đắp tương lai cho trẻ em đến trường.
Đám trẻ ở ấp Cái Mòi vừa hiếu kỳ vừa hiếu khách, chúng chạy theo tôi cả buổi, chụp ảnh chung, ôm vai bá cổ nhau, rồi tiễn nhau ra tận bến sông bịn rịn. Lòng lưu luyến bước chân xuống thuyền. Chạng vạng rồi, tôi có cảm giác mình đã chạy trốn khỏi tâm trạng nào đó của chính mình ở ấp Cái Mòi - cực nam tổ quốc. Mũi Cà Mau còn ngổn ngang bao nhiêu là tuyệt vọng. Không lẽ, cứ săn bắt hái lượm như thuở hồng hoang mãi thế ư?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét