16 thg 7, 2013

Những sai lầm khi uống thuốc

Những sai lầm khi uống thuốc mà nhiều người thường mắc phải

Thấy người khó chịu nhiều người ngại đi khám bác sĩ và tự kê đơn uống thuốc cho bản thân. Dưới đây là 6 sai lầm khi uống thuốc mà nhiều người thường mắc phải.

1. Tự ý kê thuốc
Một số người thích lựa chọn thuốc theo quảng cáo hoặc cứ tưởng rằng thuốc đắt tiền, thuốc nhập khẩu mới là thuốc tốt. Rất nhiều người có thói quen tự “bắt mạch kê đơn” theo kinh nghiệm bản thân khi bị cảm cúm, đau đầu hay sốt.
Thực tế, thuốc phải đúng mới có thể trị khỏi bệnh, nếu uống sai thuốc, dù là thuốc quý cũng trở thành độc dược. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi chọn thuốc phải thận trọng, tốt nhất nên uống thuốc theo đơn của bác sỹ vì thuốc đó mới được kê chính xác theo các triệu chứng bệnh của bạn.
2. Uống thuốc bằng sinh tố, sữa và trà
Đa số thuốc đều có vị đắng, để trẻ nhỏ khi mắc bệnh uống thuốc dễ dàng hơn, không ít bậc phụ huynh cho phép trẻ uống thuốc bằng những thứ đồ uống mà chúng yêu thích sinh tố, sữa, coke… Các chuyên gia cho rằng, đây là cách uống thuốc sai lầm, bởi vì trong nước ép hoa quả chứa chất mang tính axit, có thể khiến thuốc tan trước, không có lợi cho sự hấp thụ của dạ dày. Còn trong sữa lại có canxi, phốt pho, sắt… có thể phát huy tác dụng với các thành phần của thuốc hoặc kết hợp với nhau ảnh hưởng tới sự hấp thụ thuốc.
Ngoài ra, một số người già thích uống trà, ngay cả uống thuốc cũng uống bằng nước trà, đây cũng là cách không đúng, bởi vì trong nước trà có chứa chất caffeine, theophylline… có thể hình thành lớp màng mỏng xung quanh viên thuốc, giảm sự hấp thụ thuốc. Khi uống thuốc, an toàn nhất là nước lọc ấm.
3. Ngừng uống thuốc khi triệu chứng thuyên giảm
Nhiều loại thuốc cần phải uống đủ liều, nhưng một vài người bệnh sau khi uống thuốc một thời gian, tự thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm liền ngừng uống thuốc hoặc do quên uống thuốc mà dẫn tới uống thuốc không đủ liều. Người xưa có câu “cơm ba bát thuốc ba thang” ngụ ý nói thuốc thang phải có liều lượng. Thuốc cần phải dùng đúng theo thời gian quy định một cách nghiêm ngặt theo nhịp sinh học để phát huy được tác dụng tốt nhất.
4. Tự ý tăng liều dùng của thuốc
Một số người để tăng hiệu quả điều trị, tự ý tăng thêm liều lượng và số lần uống thuốc hoặc uống thêm với nhiều thuốc khác vì tưởng rằng cách này có thể rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Thực ra không hẳn như vậy, thuốc có tác dụng trị bệnh nhưng cũng gây ra những phản ứng phụ, mỗi loại thuốc đều có thời kỳ bán rã của thuốc, nếu uống quá liều, không những không thể rút ngắn thời gian trị bệnh mà còn khiến dư thuốc tích lũy trong cơ thể, sinh ra độc tính. Do đó, trước khi dùng thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, uống đúng liều lượng theo quy định của bác sỹ.
5. Lạm dụng kháng sinh
Đôi khi chúng ta coi kháng sinh là “liều thuốc vạn năng”, vừa cảm cúm, ho liền uống kháng sinh, vừa sốt cũng lập tức uống kháng sinh. Nhưng nếu không bị nhiễm bệnh do virus thì sử dụng kháng sinh là điều không cần thiết. Sử dụng kháng sinh quá nhiều không chỉ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng, mà còn giết men vi sinh đường ruột, ảnh hưởng nhất định tới chức năng tiêu hóa.
6. Tùy ý dùng thuốc dân gian
Một số người có bệnh nặng cấp tính, bất chấp là có đúng bệnh hay không đều tùy ý sử dụng những bài thuốc dân gian. Sử dụng thuốc dân gian không theo đơn, không có căn cứ sẽ không chỉ trì hoãn việc điều trị thậm chí còn đe dọa tính mạng. Nên dựa theo tình hình thực tế của người bệnh để đưa ra những đánh giá khoa học, chuẩn đoán chính xác liều lượng thuốc, làm giảm rủi ro.
Lưu ý: Trang bị tủ thuốc gia đình là điều cần thiết, nhưng chuẩn bị thuốc gì mới là vấn đề. Tủ thuốc gia đình nên chủ yếu là thuốc cấp cứu và các thiết bị đơn giản, thuốc uống và thuốc bôi tốt nhất đặt riêng với nhau, tránh ánh sáng, phòng ẩm, bảo quản nhiệt. Ngoài ra, phải cất giữ những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, luôn dọn dẹp sạch sẽ, kiểm tra thuốc để phòng ngừa thuốc quá date hoặc thuốc biến nhất.

( Quang Nguyen chuyển )
·         


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét