Các bộ 5 nét (tt và hết)
Trước khi đi vào bài đọc mới, ta giải đáp câu đố của bài đọc trước nhé !
Thử tự duy tứ bút, 此字唯四筆,
Vô hoành vô trực khúc. 無橫無直曲。
Hoàng đế kiến khởi thân, 皇帝見起身,
Thánh nhân hành lễ phục. 聖人行禮伏。
Có nghĩa :
Chữ nầy chỉ có 4 nét bút,
Không ngang không dọc không uốn khúc.
Hoàng đế trông thấy đứng dậy chào,
Thánh nhân cúi mình làm lễ chúc.
GIẢI ĐÁP :
* Chữ có 4 nét : Tìm trong các bộ 4 nét đã đọc.
* Không có nét ngang, nét dọc, không uốn khúc, có : bộ TÂM 心 là TIM , bộ PHỤ 父 là CHA, bộ HỎA 火 là LỬA .
* Là "CHA", nên "Vua" trông thấy phải đứng dậy chào.
* Là " CHA ", nên ông Thánh cũng phải cúi mình chúc thọ.
Gom ý của 4 câu trên lại, thì là chữ PHỤ 父 là CHA. Ca dao Việt Nam ta có câu :
Công CHA như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra!
Thái Sơn là ngọn núi cao nhất trong dãy Ngũ Nhạc Sơn 五嶽山.
NGŨ NHẠC: là 5 dãy núi lớn ở vùng Hoa Nam, phân biệt như sau: Đông Nhạc
THÁI SƠN ở tỉnh Sơn Đông, Tây Nhạc Hoa Sơn ở tỉnh Thiểm Tây, Nam Nhạc
Hành Sơn ở tỉnh Hồ Nam, Bắc Nhạc Hằng Sơn ở tỉnh Sơn Tây và Trung Nhạc
Tung Sơn ở tỉnh Hà Nam. (東嶽泰山、西嶽華山、南嶽衡山、北嶽恒山和中嶽嵩山). Trong đó, THÁI SƠN
là dãy núi cao lớn nhất. Trong "Tiếu Ngạo Giang Hồ" KIM DUNG đã dựa theo
5 dãy núi này mà viết thành Ngũ Nhạc Kiếm Phái, và nhân vật chính trong
truyện: Lệnh Hồ Xung, là đệ tử của Quân Tử kiếm Nhạc Bất Quần thuộc Hoa
Sơn Kiếm phái.
Vì THÁI SƠN là dãy núi cao lớn nhất nên mới được dùng để ví với
công ơn to lớn của người cha. Mặc dù chỉ cao hơn mặt biển có
1532.7 mét, nhưng vì nằm ở vùng đồng bằng, nên rặng núi Thái Sơn vẫn
vòi vọi ngất nghễu vươn lên tận mây xanh với Nam Thiên Môn sừng sửng như
là cánh cửa để lên thẳng trên Trời và 4 chữ được chạm sâu vào vách đá
"NGŨ NHẠC ĐỘC TÔN 五嶽獨尊" để xác định thân phận "Độc Tôn" của mình trong
Ngũ Nhạc. Chả trách THÁI SƠN được ví như công ơn sinh thành dưỡng dục to
lớn của người cha là vì thế!
17. BỘ THỊ 示 :
THỊ 示 : là Bày Tỏ. THỊ là chữ dùng Tượng Hình, Chỉ Sự để Hội Ý theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Kim Văn Đại Triện, mặc dù hình tượng có
khác nhưng tựu trung vẫn là hình tượng của cái bàn thờ với cái giá 3
chân, vạch ngang nhỏ phía trên là tượng trưng cho vật cúng, với Ý là:
Khi cúng bái thì ta phải van vái để BÀY TỎ lòng mình, nên...
THỊ 示 : là Bày Tỏ, là Dùng cử chỉ hoặc lời nói khiến cho người
khác hiểu ý mình, như: BIỂU THỊ 表示, CÁO THỊ 告示, CHỈ THỊ 指示, THỊ UY 示威,
THỊ CHÚNG 示眾 ...
THỊ UY 示威 : là LÀM OAI. Nhưng ngoài nghĩa "Chứng tỏ cho người khác
biết sức mạnh của mình" ra; THỊ UY còn có nghĩa là: BIỂU TÌNH, đi THỊ
UY tức là Đi Biểu Tình đó. (BIỂU TÌNH 表情 là từ Hán Việt chuyên dùng theo
tập quán của người Việt: ĐI BIỂU TÌNH; Người Hoa nói là: ĐI THỊ UY. Còn
BIỂU TÌNH 表情 thì họ chỉ hiểu theo nghĩa: Biểu lộ tình cảm, tức là "Bày
tỏ tình cảm của mình" mà thôi!). THỊ UY 示威 cũng có nghĩa là RA OAI, như
Hai hàng công sai dàn chào của Bao Công khi sử án thường hô to từ "UY
VŨ!" để cướp tinh thần và Ra Oai với phạm nhân. Trong Kiều, khi biết
Thúc Sinh đã chuộc Kiều về làm vợ lẽ, Thúc Ông thưa Kiều lên Phủ đường,
khi quan Phủ xử án; cụ Nguyễn Du cũng đã viết như thế nầy:
Trông lên mặt sắt đen xì,
Lập nghiêm trước đã RA UY nặng lời :
" Gã kia dại nết chơi bời,
Mà con người thế là người đong đưa!...
THỊ CHÚNG 示眾 : là Răn Chúng."Trảm thủ Thị Chúng 斬首示眾 " là "Chém
đầu răn chúng". Chém đầu một người để răn cả đám đông quần chúng phải
khiếp sợ mà nghe theo.
THỊ PHẠM 示範 : Làm việc gì đó để người khác thấy mà làm theo. Ta nói là LÀM GƯƠNG, làm Mẫu, làm Kiểu.
ÁM THỊ 暗示 : là Ra dấu ngầm để cho người khác hiểu.
TỰ KỶ ÁM THỊ 自己暗示 : là Tự mình ám thị mình, vì nguyên nhân nào đó
không thể nói ra, rồi tự mình giày vò ray rức lấy mình, rồi sinh ra trầm
cảm mà thành bệnh rối loạn về tâm lý, đôi khi ảnh hưởng đến thần
kinh...
Có tất cả 10 chữ được ghép bởi bộ THỊ 示 nầy, tiêu biểu có chữ:
TẾ 祭 : là Cúng Bái. Ta có từ kép là TẾ LỄ 祭禮: là Cúng tế, như
TẾ THẦN 祭神 : là Cúng bái thần thánh. TẾ TỔ 祭祖 : là Cúng bái Tổ tiên.
Tương tự, ta có TẾ THIÊN, TẾ ĐỊA, TẾ TÁO ...
Một hình thức khác của bộ THỊ 示 nầy là 礻 chỉ dùng để ghép bên trái chữ. Có tất cả 116 chữ được ghép bởi bộ THỊ 礻nầy, tiêu biểu có chữ :
CHÚC 祝 : là Van Vái, lời Chúc tụng. Vốn là chữ mượn Tượng Hình và Chỉ Sự để Hôi Ý, theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Từ Kim Văn, Đại Triện đến Tiểu Triện : Bên trái có một gạch ngang
ba gạch xuôi là cái bàn thờ ông Thiên, phía trên có một gạch ngắn như
cái dĩa đựng đồ cúng là bộ THỊ 示. Bên phải là hình tượng của một người
quỳ trước bàn thờ để van vái. Nên CHÚC 祝 là Những lời Van Vái khi cúng
tế, thường thì đều là những lời tốt đẹp, đâu có ai vái những điều xấu
bao giờ, nên sau nầy hễ " Nói Những lời Tốt Đẹp Cho Người Khác " thì gọi
là CHÚC.
CHÚC 祝 khi là Danh từ còn có nghĩa là " Phù Thủy Nam " , ta gọi
là Thầy Pháp, Thầy Cúng, người chuyên cúng tế ở các đình chùa miếu mạo,
bây giờ là Ông Từ, gọi theo chữ là Miếu Chúc 廟祝. và Ông Từ ngày nay thì
chỉ ở để giữ chùa và ăn ké cơm chùa mà thôi ! Trong Tăng Quảng Hiền Văn
có câu :
Quan thanh thơ lại xú, 官清書吏廋,
Thần linh MIẾU CHÚC phì. 神靈廟祝肥。
Có nghĩa :
- Ông quan thanh liêm thì người thư ký ốm (vì phải làm việc nhiều và không có tiền... hối lộ!). Còn...
- Ông thần mà linh thiêng thì ÔNG TỪ (người giữ chùa) sẽ mập ra (Vì có nhiều người đến cúng tế cho mà ăn!).
Những từ được thành lập bởi chữ CHÚC rất nhiểu, nhất là vào dịp Tết Âm Lịch như hiện nay, Ta thường gặp các từ ...
- Chúc Xuân, Chúc Tết,
- Chúc Phúc, Chúc Thọ.
- Chúc may mắn, Chúc làm giàu, Chúc mua may bán đắc, Chúc An
Khang Thịnh Vượng... Chữ CHÚC đã được Việt hóa thành chữ NÔM và mất đi Ý
nghĩa ban đầu là Lời VAN VÁI.
18. BỘ ĐIỀN 田 :
ĐIỀN 田
: là Ruộng. Tên gọi của mảnh đất dùng để trồng lúa, ngũ cốc và cây
lương thực. ĐIỀN là chữ Tượng Hình, theo hình vẽ miếng đất ruộng mà diễn
tiến thành chữ viết,
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn đến Kim Văn và Đại Tiểu Triện đều là hình vẽ của
miếng đất ruộng được chia thành từng ô như ngày xưa, diễn tiến thành chữ
viết của ngày nay như hình của chữ Lệ 田 nên ĐIỀN là Đất Ruộng, Đất Canh
Tác, là Tài Sản của Nông Dân, được gọi là ĐIỀN SẢN 田產. Ta có các từ như
ĐIỀN ĐỊA 田地, ĐIỀN THỔ 田土, ĐIỀN GIA 田家, ĐIỀN VIÊN 田園.... Trong Tăng
Quảng Hiền Văn có câu:
Hữu ĐIỀN bất canh thương lẫm hư, 有田不耕倉廩虛,
Hữu thư bất độc tử tôn ngu. 有書不讀子孫愚。
Có nghĩa :
Có RUỘNG mà không biết cày, thì bồ lúa sẽ trống không;
Có sách mà không biết đọc (học), thì con cháu sẽ trở nên ngu ngốc, đần độn.
Thành ngữ thường gặp nhất của chữ ĐIỀN là :
THƯƠNG HẢI TANG ĐIỀN 滄海桑田 : là Biển xanh và Ruộng dâu, theo tích Ma
Cô trong Thần Tiên Truyện của Cát Hồng đời Tấn : Trong một lần đi họp
mặt với các thần tiên, Ma Cô đã nói rằng: Tới lui hội họp trong những
năm nay, mình đã 3 lần thấy biển đông biến thành ruộng dâu, lần nầy
ngang qua biển đông lại thấy nước đã cạn dần có thể sắp biến thành ruộng
dâu lần nữa! Vì thế...
Thành ngữ THƯƠNG HẢI TANG ĐIỀN chỉ sự biến đổi đến không thể ngờ
trước được, sự thay đổi lớn lao của cảnh vật làm cho con người cảm thấy
ngỡ ngàng. Thành ngữ nầy còn được nói gọn lại thành TANG THƯƠNG hay
THƯƠNG TANG, và được Nôm hóa bằng câu: Bãi Bể hoá Nương Dâu , hay bằng
từ Dâu Bể hoặc Bể Dâu như mở đầu Truyện Kiều Cụ Nguyễn Du cũng đã viết :
Trải qua một cuộc BỂ DÂU,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng !
THƯƠNG HẢI TANG ĐIỀN : Bãi Bể hoá Nương Dâu
GIẢI GIÁP QUY ĐIỀN 解甲歸田 : là Cởi áo giáp ra để về làm ruộng, chỉ sau chiến tranh, hòa bình đã lập lại, mọi người được giải ngũ về quê sống cuộc sống bình thường. Vì các nước Châu Á ngày xưa, sống chủ yếu bằng nghề nông, nên về với đồng ruộng là về với đời sống bình thường.
Trở lại với Trạng Nguyên NGUYỄN HIỀN (1234 - 1255), người làng
Dương A, huyện Thượng Hiền, thuộc tỉnh Nam Định hiện nay. Ông đậu Trạng
Nguyên năm 12 tuổi. Vì còn thiếu niên nên vua cho ông về quê 3 năm tu
dưỡng để học thêm về lễ. Tương truyền sứ thần Trung Hoa đem một bài thơ
ngũ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Bài thơ như sau:
Lưỡng nhật bình đầu nhật, 兩日平頭日,
Tứ sơn điên đảo sơn, 四山顛倒山。
Lưỡng vương tranh nhất quốc, 兩王爭一國,
Tứ khẩu tung hoành gian. 四口縱橫間。
Lưỡng vương tranh nhất quốc, 兩王爭一國,
Tứ khẩu tung hoành gian. 四口縱橫間。
Có nghĩa :
Hai mặt nhựt bằng đầu nhau,
Bốn trái núi nghiêng ngã vào nhau.
Hai vua cùng tranh nhau một nước,
Bốn miệng cùng ngang dọc nhau.
Vua và các quan trong triều đều không ai hiểu là nghĩa gì, nên
mới cho mời Trạng Nguyễn Hiền đến. Khi sứ thần đưa bài thơ, Trạng đã
giảng như thế nầy:
* Hai chữ Nhật 日 đặt bằng đầu nhau thành chữ ĐIỀN 田.
* Bốn chữ Sơn 山 trên dưới phải trái ghép lại là chữ ĐIỀN 田.
* Hai chữ Vương 王 một ngang một đứng nhập lại là chữ 田.
* Bốn chữ Khẩu 口 ngang dọc nhập lại cũng là chữ ĐIỀN 田.
Nên 4 câu thơ trên chỉ là chữ ĐIỀN mà thôi ! Sứ thần và triều thần đều phải chịu ông là giỏi!
Trạng Nguyên Nguyễn Hiền
Có tất cả 91 chữ được ghép bởi bộ ĐIỀN, tiêu biểu là chữ :
Có tất cả 91 chữ được ghép bởi bộ ĐIỀN, tiêu biểu là chữ :
NAM 男 : là Đàn ông Con trai. Đây là chữ Hôi Ý được ghép bởi
bộ ĐIỀN 田 là Ruộng ở trên; LỰC 力 là Sức ở dưới. Hàm ý : Người có Sức để
làm Ruộng là người giống đực, là Đàn ông Con trai, gọi chung là NAM TỬ
男子 để phân biệt với NỮ TỬ 女子 là Đàn bà Con gái. Thành ngữ có liên quan
đến chữ NAM thì thật nhiều, ta chỉ điểm qua những câu đặc biệt như :
NAM NHI CHI CHÍ 男兒之志 : là Cái chí của con trai; Ý muốn nói : Cái
chí nam nhi phải là cái chí lớn, cái Chí Làm Trai phải như trong Ca dao
vậy :
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan !
hoặc như trong Chinh Phụ Ngâm khúc :
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao !
hoặc hào hùng mạnh mẽ hơn như Nguyễn Công Trứ :
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả trả vay,
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể !
Chinh Phụ Ngâm
Nguyễn Công Trứ
NAM TÀI NỮ MẠO 男才女貌 : là Con trai thì phải tài giỏi, còn con gái
thì phải đẹp. Thời nào cũng thế, con trai thì phải tài giỏi để làm nên
sự nghiệp, còn con gái thì phải đẹp mới dễ lấy chồng giàu sang.
NAM THANH NỮ TÚ 男清女秀 : là Con Trai thì thanh lịch, còn con Gái thì đẹp đẽ. Ta nói là "Trai Thanh Gái Lịch".
NAM ĐẠO NỮ XƯỚNG 男盗女娼 : là Con Trai thì làm Ăn Cướp, còn Con Gái thì làm Điếm. Đây là lời nguyền rủa ác độc của những kẻ ác mồm ác miệng.
NAM ĐẠO NỮ XƯỚNG 男盗女娼 : là Con Trai thì làm Ăn Cướp, còn Con Gái thì làm Điếm. Đây là lời nguyền rủa ác độc của những kẻ ác mồm ác miệng.
NAM VÔ TỬU NHƯ KỲ VÔ PHONG 男無酒如旗無風 : là Đàn ông con trai mà không
có rượu thì như lá cờ mà không có gió vậy. Không phất lên được chút nào
cả! Câu nói nầy thường là cái cớ cho mấy tay bợm nhậu dựa vào đó mà ăn
nhậu vô độ vô lượng!
NAM ĐẠI BẤT HÔN NHƯ LIỆT MÃ VÔ CƯƠNG 男大不婚如烈馬無韁 : Có nghĩa : Con
trai lớn mà không lấy vợ thì như con ngựa chứng mà không có dây cương
vậy; NÓ sẽ phóng đại, phóng càn, phóng...túng vì không có ai kềm chế cả !
Cưới cho một con vợ để có người... cằn nhằn cưởi nhưởi, kềm chế bớt
lại thì mới trụ lại được, mới dễ vững vàng không bị sa ngã, và mới dễ
dàng làm nên sự nghiệp, mới dễ dàng thành công.
19. BỘ HUYỀN 玄 :
HUYỀN 玄 : là Màu Đen. HUYỀN là chữ Tương Hình Hội Ý theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Kim Văn Đại Triện và Tiểu Triện là hình tượng của những cuộn tơ
được xoắn lại trước khi đem đi nhuộm màu. Nên HUYỀN 玄 là màu huyết vụ
đến đen thẩm. HUYỀN THANH 玄青 là màu xanh đen.
Vì là màu ĐEN nên không thể nhìn rõ những chi tiết bên trong, nên
HUYỀN 玄 còn có nghĩa là : Xâu Xa, Bí hiểm không biết đâu mà lường và
không thể lường trước được, như HUYỀN VI 玄微, HUYỀN BÍ 玄秘, HUYỀN ẢO 玄奧,
HUYỀN DIỆU 玄妙 ...
Kìa thế cục như in giấc mộng,
Máy HUYỀN VI mở đóng khôn lường, Cung Oán Ngâm Khúc
Máy HUYỀN VI mở đóng khôn lường, Cung Oán Ngâm Khúc
Ngày xưa khi học chữ NHO, sau Tam Tự Kinh (Nhân Chi Sơ, Tính Bổn
Thiên...) thì đến THIÊN TỰ VĂN (Một ngàn chữ, mỗi câu 4 chữ), mở đầu
bằng:
Thiên địa HUYỀN hoàng, 天地玄黃,
Vũ trụ hồng hoang. 宇宙洪荒.
Có nghĩa :
Trời và đất còn hai màu đen vàng lẫn lộn,
Vũ trụ còn là một đám tinh vân hổn độn hồng hoang.
CỬU HUYỀN THẤT TỔ 九玄七祖 : là những ai?! Xin thưa, đó chính là: 9 đời CON CHÁU và 7 đời CHA ÔNG được xếp thứ tự như sau :
九玄:子、孫、曾、玄、來、昆、仍、雲、耳。
* CỬU HUYỀN là : Tử, Tôn, Tằng, Huyền, Lai, Côn, Nhưng , Vân, Nhĩ. HUYỀN là Cháu đời thứ TƯ, gọi là HUYỀN TÔN 玄孫.
Nói theo dân gian Nam Bộ là: CON, CHÁU, CHẮC, CHÍT ... HUYỀN TÔN tức là "CHÍT" đó!
七祖:父、祖、曾、高、太、玄、顯。
* THẤT TỔ là : Phụ, Tổ, Tằng, Cao, Thái, Huyền, Hiễn.
HUYỀN là ông Tổ đời thứ 6, gọi là HUYỀN TỔ 玄祖.
Nói theo dân gian nam Bộ là: Cha, Ông Nội, ông Cố, Ông Sơ, Ông Sờ, Ông Sẩm... HUYỀN TỔ tức là "ÔNG SẨM" đó !!!
HUYỀN VÕ (VŨ) 玄武 : Có 2 nghĩa :
* Bảy vì sao ở về hướng Bắc của Nhị Thập Bát Tú là :
Sao : ĐẨU, NGƯU, NỮ, HƯ, NGUY, THẤT, BÍCH.
* Vị thần ngự ở phương Bắc mà Đạo (LÃO) Giáo tôn thờ: Vị thần
nầy là HUYỀN VÕ QUÂN, uý xưng là CHƠN VÕ ĐẠI ĐẾ. Trong 52 bộ Truyện Tàu
ngày xưa, có "Đông Du Bát Tiên", "Tây Du Ký", "Nam Du Huê Quang" và "BẮC
DU CHƠN VÕ"; chính là thần CHƠN VÕ nầy đây; chủ màu đen, là kết hợp
giữa Rắn và Rùa; cũng là một trong 4 con vật hợp xưng là Tứ Tượng.
Chơn Võ Đại Đế
Huyền Vũ
Tứ Tượng
Sẵn nói thêm về Tứ Tượng và Tứ Linh như sau:
* TỨ LINH 四靈 : là 4 con vật Linh Hiển, còn được gọi là TỨ THOẠI 四瑞 (4 con vật mang điềm Lành), đó là : LONG, LÂN, QUY, PHỤNG. Trong đó có Long, Lân là 2 con vật Thần thoại.
* TỨ TƯỢNG 四象 : là 4 con vật tiêu biểu cho 4 phương hướng trong thần thoại Trung Hoa ngày xưa, đó là : THANH LONG ở hướng Đông, BẠCH HỔ ở hướng Tây, HUYỀN VÕ ở hướng Bắc, CHU TƯỚC ở phương Nam.
Có tất cả 5 chữ được ghép bởi bộ HUYỀN 玄, tiêu biểu có chữ :
DIỆU 玅 ( 妙 ) : TỐT, ĐẸP, Tuyệt vời không thể diễn tả được, không thể nói ra được, gọi là : DIỆU BẤT KHẢ NGÔN 妙不可言.
TUYỆT DIỆU 绝妙 : là từ Hán Việt đã được Nôm hóa, là thật Tuyệt vời không thể nói ra hết được.
DIỆU KẾ 妙計: là Kế thật hay. DIỆU DƯỢC 妙藥 : là Thuốc hay.
LINH ĐƠN DIỆU DƯỢC 靈丹妙藥 : Thuốc trị bệnh thật hay.
DIỆU HƯƠNG 妙香 : là Mùi hương kỳ diệu, hương thơm đặc biệt.
DIỆU LINH THIẾU NỮ 妙齡少女 : chỉ các cô gái ở tuổi 13 đến 19. (Tiếng Anh gọi là Teenage).
DIỆU THỦ HỒI XUÂN 妙手回春 : Lời ca ngợi thầy thuốc mát tay có thể làm
cho người bệnh thấy lại mùa xuân. Câu nầy ý nghĩa tương đương với câu:
CẢI TỬ HỒI SINH 改死回生.
THẦN CƠ DIỆU TOÁN 神機妙算 : Tính toán và đoán việc giỏi như thần, đoán đâu trúng đó không hề sai chạy.
20. BỘ HUYỆT 穴 :
HUYỆT 穴 : là HANG ĐỘNG. HUYỆT là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết.
Ta thấy :
Kim Văn Đại Triện và Tiểu Triện là hình tượng của một đồi núi, bên
dưới có hai cái lổ như hang động, nên HUYỆT 穴 vốn là những hang lổ bằng
đất. Vì thế mà ta có các từ như :
THẠCH HUYỆT 石穴 : là Hang Đá. KHỔNG HUYỆT 孔穴 : là Hang Lổ. SÀO HUYỆT 巢穴 : là Hang Ổ.
LONG ĐÀM HỔ HUYỆT 龍潭虎穴 : là Đầm rồng hang cọp, chỉ những nơi hung hãn nguy hiểm bội phần.
MỘ HUYỆT 墓穴 : Cái lổ để chôn người chết.
HUYỆT ĐẠO 穴道 : Những điểm tập hợp ở đầu hoặc cuối dây thần kinh,
nơi có thể Châm Cứu để trị bệnh. Trong võ học có thuật Điểm Huyệt để làm
tê liệt một bộ phận hay toàn bộ cơ thể con người.
Có tất cả 87 chữ được ghép bởi bộ HUYỆT 穴 nầy, tiêu biểu có chữ :
THIẾT 窃 ( 竊 ) : là Trộm. THẤT THIẾT 失竊 : là Mất trộm.
THIẾT TƯỞNG 竊想 : là Trộm Nghĩ. Đây là lời nói khiêm nhượng cho
những ý nghĩ của mình. (Chỉ là "Trộm nghĩ", là len lén nghĩ thế thôi,
chứ không biết có đúng hay không?! ).
THIẾT THIẾT TƯ NGỮ 竊竊私語 : Vừa có nghĩa là Len Lén Nói Riêng; vừa có nghĩa là Rủ Rỉ Rù Rì với nhau chuyện gì đó.
THÂU HƯƠNG THIẾT NGỌC 偷香竊玉 : là Trộm Hương Cắp Ngọc; có nghĩa là dụ dỗ và Lén lút tư tình với phụ nữ nào đó.
Thâu hương thiết ngọc
SONG 窗 : là Cửa Sổ. Từ hay gặp trong thi ca cổ là SONG SA 窗紗 :
là Cửa Sổ có treo Rèm The. Một quyển tiểu thuyết tâm lý tình cảm nổi
tiếng của nữ sĩ Quỳnh Dao có tựa là SONG NGOẠI 窗外 (Bên ngoài cửa
sổ). Trong Kiều cũng có rất nhiều cái cửa sổ, như khi Kim Trọng gặp Kiều
:
Ngoài SONG thỏ thẻ oanh vàng,
Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.
Khi Kiều gặp Sở Khanh :
SONG thu đã khép cánh ngoài,
Tai còn đồng vọng những lời sắt đanh.
Khi Kiều ở lầu xanh :
SONG SA vò võ phương trời,
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng!
Khi Kiều nhớ Thúc Sinh :
Nàng từ chiếc bóng SONG THE
Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu!
Khi Kiều xa Từ Hải :
Nàng thì chiếc bóng SONG MAI,
Đêm thâu đằng đẵng, nhặt cài then mây
Đêm thâu đằng đẵng, nhặt cài then mây
....................................
Các dị bản của chữ SONG như sau : 窗、窓、窻、牎 .
21. BỘ THẤT 疋 ( 匹 ): Còn đọc là SƠ, NHÃ.
THẤT 疋 ( 匹 ) : là CON, SẤP ( Mạo từ ) là chữ Tượng Hình Chỉ Sự theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn giống như bàn chân người, Kim Văn lại giống như bàn
chân thú có móng vuốt, nên, đọc là SƠ (shu) có nghĩa là Chân.
Thấy Chân là có đầu mình, nên khi đọc là THẤT thì có nghĩa là CON, như:
NHẤT THẤT MÃ 一匹馬 : là Một Con Ngựa. Dùng rộng ra, ta có NHẤT THẤT BỐ
一匹布: là Một Sấp Vải.
THẤT PHU 匹夫 : là người đàn ông Bình Thường, Tầm Thường. Nếu dùng
để mắng người thì có nghĩa : "Đồ đàn ông vô dụng!" Ta có thành ngữ :
Quốc gia hưng vong, 國家興亡,
THẤT PHU hữu trách, 匹夫有責.
Có nghĩa :
Nhà nước (đất nước) được hưng thịnh hay bị diệt vong...
Người đàn ông (công dân) tầm thường nhất cũng phải có trách nhiệm (không thể nói là Tôi không biết gì cả!)
Quốc gia hưng vong, Thất phu hữu trách
Có tất cả 7 chữ được ghép bởi bộ THẤT 疋 nầy, tiêu biểu có:
TIỆP 疌 ( 捷 ) : là Nhanh nhẹn, Mau mắn. Ta có từ kép là MẪN
TIỆP 敏捷 : Rất Mau mắn, Rất Nhanh nhạy. Ta có thành ngữ : MẪN TIỆP CƠ XẢO
敏捷机巧 : là Phản ứng nhanh nhạy khéo léo khôn ngoan.
TIỆP còn có nghĩa là CHIẾN LỢI PHẨM, là CHIẾN THẮNG, như :
BÁO TIỆP 报捷 : là Báo tin thắng trận.
HIẾN TIỆP 献捷 : là Dâng chiến lợi phẩm lên cho cấp trên.
Nhắc đến chữ TIỆP 捷 ta lại nhớ đến Trần Tế Xương (1870-1907).
Trong "Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy", có năm Quý Mão (1903) Trần
Tế Xương đổi thành Trần Cao Xương với hy vọng sẽ gặp may trong kỳ thi
này, nhưng cũng như các lần trước "Thi không ăn ớt thế mà cay", ông đã
than:
Tế 濟 đổi ra Cao 高 nên sự ấy,
Kiện 健 trông ra TIỆP 捷 hỡi trời ơi!
Ta thấy :
Ông "đỗ thừa" tại đổi chữ TẾ thành chữ CAO nên mới rớt, chớ thực
ra là tại ông Trông Gà hóa Cuốc, chữ KIỆN 健 mà đọc thành chữ TIỆP 捷,
nên mới phải kêu trời vì 2 chữ nầy có tự dạng khá giống nhau. Lúc bấy
giờ ông cũng đã 33 tuổi Tây rồi, ăn chơi qúa nên mắt cũng đã hoa cả rồi!
Trần Tế Xương 1870 - 1907
Gần có một mụ, sinh được 4 anh : tên Uông,
tên Bái, tên Bột, tên Bành !
22. BỘ DỤNG 用 :
DỤNG 用 : là DÙNG. Thuộc chữ Tượng Hình để Chỉ Sự, theo diễn tiến của chữ viết
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Kim Văn Đại Tiểu Triện đều là diễn tiến của
hình tượng giống như cái Thùng, cái Giá có nhiều ngăn để đựng đồ đạc.
Từ đó, dẫn đến nghĩa có Công Dụng , có Ích của chữ DỤNG là DÙNG. Các từ
thường gặp là :
DỤNG CỤ 用具 : là Đồ Dùng, chỉ chung tất cả những đồ dùng trong cuộc
sống hàng ngày. Người Việt gọi là VẬT DỤNG 物用 (Người Hoa không biết từ
nầy, đây là từ Hán Việt của người Việt ); người Hoa gọi Vật Dụng là DỤNG
PHẨM 用品.
SỬ DỤNG 使用 : là từ kép của DÙNG.
DỤNG TÂM 用心, DỤNG Ý 用意 : là Dùng lòng dùng ý của mình. ý chỉ : Nhằm
vào một Mục Đích nào đó. Còn có nghĩa lá CÓ Ý, là CỐ Ý, như câu nói
trong Tăng Quảng Hiền Văn :
DỤNG TÂM kế giảo ban ban thác, 用心計較般般錯,
Thoái bộ tư lường sự sự nan. 退步思量事事難。
Có nghĩa :
CỐ Ý tính toán hơn thiệt từng chút một, thì việc gì cũng hỏng cả (Tính gìa ra non). Còn cứ...
Chùng bước mà suy tới tính lui hoài, thì việc gì cũng thấy khó khăn cả! (Không làm được gì cả!)
DỤNG TÂM kế giảo ban ban thác, 用心計較般般錯,
Thoái bộ tư lường sự sự nan. 退步思量事事難。
Có nghĩa :
CỐ Ý tính toán hơn thiệt từng chút một, thì việc gì cũng hỏng cả (Tính gìa ra non). Còn cứ...
Chùng bước mà suy tới tính lui hoài, thì việc gì cũng thấy khó khăn cả! (Không làm được gì cả!)
DỤNG BINH 用兵 : là Dùng Binh. Ý chỉ Biết điều khiển quân đội để đánh
giặc cho có hiệu quả. DỤNG BINH NHƯ THẦN 用兵如神 : Chỉ những người dùng
binh thật giỏi, như Tôn Võ Tử, Gia Cát Khổng Minh....
DỤNG VÕ 用武 : là Dùng Võ Lực để giải quyết vấn đề. DỤNG VÕ còn có
nghĩa là Thi thố tài năng của mình, như : Không có đất DỤNG VÕ là Không
có điều kiện để thi thố khả năng của mình. Đất Dụng Võ tức là DỤNG VÕ
CHI ĐỊA 用武之地.
PHÍ DỤNG 费用 : là Số tiền được tiêu dùng vào việc gì đó.
VÔ DỤNG 無用 : Không dùng được, là Bất tài, là Vô ích, là không nên Thân như lời mắng : " Thứ đồ Vô Dụng !".
BẤT DỤNG 不用 : Khỏi Phải. Như BẤT DỤNG THUYẾT 不用說 : là Khỏi Phải Nói. BẤT DỤNG KHỨ 不用去: là Khỏi Phải Đi...
BẤT KHIỂN DỤNG 不遣用 : là Khổng thể điều động để sử dụng được, cũng có nghĩa là : Không còn sử dụng được nữa.
CẢM TÌNH DỤNG SỰ 感情用事 : là Xử lý công việc bằng tình cảm. Những
người Cảm Tình Dụng Sự rất dễ bị người khác lợi dụng sự mềm yếu và dễ
dãi của mình.
Dụng võ chi địa
Có tất cả 8 chữ được ghép bởi bộ DỤNG 用, tiêu biểu là :
NINH 甯 ( 寧 ) : là Yên Ổn, Bình An như : AN NINH 安寧 là Ổn Định Bình Yên một cách vững chắc.
Khi là Động Từ, NINH có nghĩa là Đi Về, nhưng chỉ dùng cho các cô gái ngày xưa khi đã lấy chồng, lúc về thăm cha mẹ ruột thì gọi là NINH GIA 寧家 hoặc QUY NINH 歸寧. Khi Thúc Sinh từ giả Hoạn Thư để về với Kiều, thì Hoạn Thư cũng về "nhỏng nhẻo" khóc với má, cụ nguyễn Du đã viết :
Vó câu vừa gióng dặm trường,
Khi là Động Từ, NINH có nghĩa là Đi Về, nhưng chỉ dùng cho các cô gái ngày xưa khi đã lấy chồng, lúc về thăm cha mẹ ruột thì gọi là NINH GIA 寧家 hoặc QUY NINH 歸寧. Khi Thúc Sinh từ giả Hoạn Thư để về với Kiều, thì Hoạn Thư cũng về "nhỏng nhẻo" khóc với má, cụ nguyễn Du đã viết :
Vó câu vừa gióng dặm trường,
Xe hương nàng cũng thuận đường QUY NINH.
Thưa nhà huyên hết mọi tình,
Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen.
...Và khi Hoạn Thư đến đón Kiều :
Những là nương náu qua thì,
Tiểu thư phải buổi mới về NINH GIA.
Thưa nhà huyên hết mọi tình,
Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen.
...Và khi Hoạn Thư đến đón Kiều :
Những là nương náu qua thì,
Tiểu thư phải buổi mới về NINH GIA.
Khi là Liên Từ, NINH 寧 có nghĩa là THÀ LÀ, THÀ RẰNG, như trong Tăng Quảng Hiền Văn có câu :
NINH khả phụ ngã, 寧可負我,
Thiết mạc phụ nhân. 切莫負人.
Có nghĩa :
THÀ LÀ để người ta phụ mình,chớ mình...
Đừng bao giờ phụ người ta.
Câu nói nầy hoàn toàn trái ngược với câu nói của Tào Tháo sau khi đã hưu gươm giết chết Lã Bá Xa là : "Ninh ngã phụ nhân, vô nhân phụ ngã. 寧我負人,毋人負我". Có nghĩa: THÀ LÀ ta phụ người, chớ không để cho người phụ ta!" Trong Tam Quốc Chí thì La Quán Trung lại diễn ý nầy thành: "Ninh giáo ngã phụ thiên hạ nhân, Hưu giáo thiên hạ nhân phụ ngã 寧教我負天下人,休教天下人負我 ". Có nghĩa: "Thà là ta phụ người trong thiên hạ, chớ không để người trong thiên hạ phụ ta!" để càng thấy sự gian hùng và nhẫn tâm của Tào Tháo hơn.
NINH khả phụ ngã, 寧可負我,
Thiết mạc phụ nhân. 切莫負人.
Có nghĩa :
THÀ LÀ để người ta phụ mình,chớ mình...
Đừng bao giờ phụ người ta.
Câu nói nầy hoàn toàn trái ngược với câu nói của Tào Tháo sau khi đã hưu gươm giết chết Lã Bá Xa là : "Ninh ngã phụ nhân, vô nhân phụ ngã. 寧我負人,毋人負我". Có nghĩa: THÀ LÀ ta phụ người, chớ không để cho người phụ ta!" Trong Tam Quốc Chí thì La Quán Trung lại diễn ý nầy thành: "Ninh giáo ngã phụ thiên hạ nhân, Hưu giáo thiên hạ nhân phụ ngã 寧教我負天下人,休教天下人負我 ". Có nghĩa: "Thà là ta phụ người trong thiên hạ, chớ không để người trong thiên hạ phụ ta!" để càng thấy sự gian hùng và nhẫn tâm của Tào Tháo hơn.
chớ không để người trong thiên hạ phụ ta.
Có 4 hình thức của chữ NINH như sau :
宁 ( giản thể ) 寕、寜、甯.
23. BỘ NGỌC 玉 :
NGỌC 玉 : là ĐÁ QUÝ. NGỌC là chữ dùng Tượng Hình để Chỉ Sự theo diễn tiến của chữ viết
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn là hình tượng của một xâu chuổi đá, xâu các đá quý lại
để đeo hoặc để dành, dần dà diễn tiến theo như chữ viết hiện nay 玉. Nên
NGỌC chỉ chung các loại đá quý, cẩm thạch ... Từ kép để gọi Đá Quý là
NGỌC THẠCH 玉石. Khi đã được chế biến thành đồ trang sức hay đồ dùng thì
gọi là NGỌC KHÍ 玉器. Dùng để khắc ấn cho các bậc vương giả sử dụng thì
gọi là NGỌC TỈ 玉璽. Trong Huấn Mông Tam Tự Kinh có câu :
Ngọc bất trác, bất thành khí. 玉不琢,不成器。
Có nghĩa :
Ngọc mà không được mài dũa, thì không thành đồ dùng được.
Nhớ hồi xưa, trong đơn vị có một ông Đại Uý đồng hoá đi lính từ hồi
Pháp thuộc, thường hay nói chơi để khuyến khích chúng tôi học thi Tú
Tài bằng câu: "Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học bất tri lý. Nhỏ
mà không học lớn làm Đại Uý !... và chỉ làm đến Đại Uý như tớ mà thôi!
Các cậu nhớ ráng siêng năng mà học thi Tú Tài nhé!".
NGỌC 玉 còn dùng để chỉ những lời nói hay ho, tốt đẹp, ta nói là
Lời Vàng Ý Ngọc do ý của 4 chữ : KIM NGÔN NGỌC NGỮ 金言玉語 hay KIM NGỌC
LƯƠNG NGÔN 金玉良言 : Ta nói là Những lời Vàng Ngọc tốt lành.
NGỌC 玉 còn dùng để chỉ Người Đep : NGỌC NHÂN 玉人, ta gọi là Người
Ngọc. Các bé gái xinh đẹp thì được gọi là NGỌC NỮ 玉女, nên một đôi trai
gái xinh đẹp thì gọi là KIM ĐỒNG NGỌC NỮ 金童玉女.
KIM ĐỒNG NGỌC NỮ 金童玉女
Tất cả những thứ gì của NGƯỜI NGỌC đều được thêm chữ NGỌC vào cả, như :
NGỌC DUNG 玉容 : là Dung Nhan đẹp như Ngọc : Vẻ Ngọc.
NGỌC DIỆN 玉面 : là Mặt mày đẹp như Ngọc : Mặt Ngọc.
NGỌC TƯ 玉姿 : là Tư thế xinh như Ngọc : Dáng Ngọc.
NGỌC THỂ 玉體 : là Thân thể đẹp như Ngọc : Mình Ngọc.
NGỌC CHIẾU 玉照 : là Tấm ảnh xinh như Ngọc : Hình Ngọc.
NGỌC NGỮ 玉語 : là Lời nói trong như Ngọc : Lời Ngọc.
NGỌC ÂM 玉音 : là Hồi âm của Người Ngọc : Ngọc Thư.
NGỌC CHỈ 玉趾 : là Dấu chân Người Ngọc : Ta gọi là Gót Ngọc.
Người ta thường nói Đàn ông Tây phương rất "Ga-lăng" với phụ nữ,
rất biết "Nịnh Đầm". Nhưng theo tôi thấy, thì ngoài câu "Lady first" ra,
họ cũng phải "chào thua" với một rừng từ ca ngợi người đẹp của ta "từ
đầu đến chân" như: Người Ngọc, Vẻ Ngọc, Mặt Ngọc, Dáng Ngọc, Mình
Ngọc... đến cái gót chân cũng là GÓT NGỌC ! Ai bảo đàn ông Châu Á không
biết "Nịnh Đầm" đâu ?! Từ xưa, cụ Nguyễn Du cũng biết "ga-lăng" khi tả
vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều rồi:
HOA cười NGỌC thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da!
NGỌC NHAN 玉顏 : là Nhan sắc đẹp như ngọc. Nàng cung nữ của Vương Xương Linh đã than rằng:
NGỌC NHAN bất cập hàn nha sắc, 玉顏不及寒鴉色,
Do đái Chiêu Dương nhật ảnh lai. 猶帶昭陽日影來。
Có nghĩa :
VẺ NGỌC không bằng con qụa lạnh,
Cón mang ánh nắng điện Chiêu Dương!
Nhớ hồi Đệ Thất, mỗi tuần học một giờ Hán Văn với Thầy TAM, thầy đã dạy cho câu :
Thư trung hữu nữ NHAN như NGỌC, 書中有女顏如玉,
Thư trung tự hữu hoàng kim ốc. 書中自有黃金屋。
Có nghĩa :
Trong sách có thiếu nữ nhan sắc đẹp như NGỌC.
Trong sách cũng có sẵn nhà vàng ở trong đó.
Ý là :
Nếu chịu khó chí thú đọc sách học hành thì khi đỗ đạt, tự khắc sẽ
có nhiều gái đẹp để chọn lựa mà cưới làm vợ. Và khi vinh hiễn thì cũng
tự khắc sẽ có nhà cao cửa rộng sơn son thếp vàng mà ở. Ngày xưa là thế,
mà ngày nay cũng thế thôi!
Thư trung tự hữu nhan như ngọc
Có tất cả 13 chữ được ghép bởi bộ NGỌC 玉 nầy, tiêu biểu có chữ :
BÍCH 璧 : là một loại ngọc dẹp, hình tròn, ở giữa có lổ tròn, ta gọi là Cẩm Thạch. Viên ngọc bích nổi tiếng trong lịch sử thời Chiến Quốc là HÒA THỊ BÍCH 和氏璧 với thành ngữ HOÀN BÍCH QUY TRIỆU 完璧歸趙 như sau đây :
BÍCH 璧 : là một loại ngọc dẹp, hình tròn, ở giữa có lổ tròn, ta gọi là Cẩm Thạch. Viên ngọc bích nổi tiếng trong lịch sử thời Chiến Quốc là HÒA THỊ BÍCH 和氏璧 với thành ngữ HOÀN BÍCH QUY TRIỆU 完璧歸趙 như sau đây :
HÒA THỊ BÍCH 和氏璧
Đời vua Huệ Văn Vương, nước Triệu được viên ngọc bích của họ Hoà
nước Sở, là bảo vật nổi tiếng trong chư hầu khi đó. Vua Chiêu Vương nước
Tần nghe tin, sai người đưa thư cho vua Triệu, xin đem mười lăm thành
để đổi lấy viên ngọc bích. Vua Triệu cùng đại tướng quân Liêm Pha và các
vị đại thần bàn rằng: Nếu cho Tần ngọc bích thì sợ không được thành của
Tần, chỉ bị lừa, nếu không cho thì lại lo binh Tần đến đánh. Kế chưa
quyết định, tìm người có thể sang trả lời cho nước Tần, tìm mãi mà chưa
được ai.
Khi đó người đứng đầu hoạn quan là Mục Hiền tiến cử Lạn Tương Như
với Triệu Huệ Văn vương. Vua Triệu liền cho mời đến, hỏi Lạn Tương Như
rằng :
- Vua Tần đem 15 thành đổi lấy viên ngọc của quả nhân, nên cho hay không? Tương Như đáp :
- Tần mạnh, Triệu yếu, không cho không được. Vua Triệu nói:
- Họ lấy ngọc ta mà không giao thành thì làm thế nào?
Lạn Tương Như nói:
- Tần đem
thành đổi lấy ngọc mà Triệu không cho, thì điều trái là ở Triệu. Triệu
cho ngọc mà Tần chẳng giao thành thì điều trái là ở Tần. Xét lại kế đó
thì thà cho ngọc để Tần chịu phần trái.
Vua Triệu hỏi:
- Ai có thể sai đi sứ?
Lạn Tương Như nói:
- Nếu nhà
vua thiếu người, thần xin mang ngọc bích đi sứ. Thành có về tay nước
Triệu thì ngọc mới ở lại đất Tần. Nếu thành không về, thần xin giữ
nguyên vẹn viên ngọc đem về Triệu.
Triệu Vương bèn sai Tương Như mang ngọc sang hướng Tây vào đất Tần.
Vua Tần Chiêu Tương Vương đón tiếp Tương Như ở Chương đài. Ông
mang ngọc bích dâng vua Tần. Vua Tần mừng rỡ, trao cho các mỹ nhân và
các quan hầu xem, các quan hầu đều hô: Vạn tuế!
Tương Như thấy vua Tần không có ý cắt thành cho Triệu, bèn tìm cách lấy lại ngọc quý. Ông tiến lên nói:
- Ngọc bích có vết, tôi xin chỉ cho đại vương xem.
Vua Tần không biết là kế, bèn trao ngọc bích, Tương Như bèn cầm lấy ngọc, đứng lùi tựa vào cột, nổi giận nói :
- Đại vương muốn được ngọc, sai người đem thư đến vua Triệu. Vua Triệu cho mời quần thần bàn bạc, tất cả đều nói: "nước Tần tham, cậy mình mạnh, đem lời nói suông để cầu lấy ngọc, chưa chắc đã giao thành cho ta". Họ bàn không muốn đưa ngọc bích cho Tần. Thần cho rằng: "kẻ áo vải chơi với nhau còn không dối nhau, huống nữa là nước lớn. Vả chăng vì một viên ngọc mà làm nước Tần mất vui thì không nên". Vì vậy nên vua Triệu trai giới năm ngày, sai thần mang ngọc bích đi, vái mà đưa ở giữa triều đình. Tại sao thế ? Vì trọng cái uy của nước lớn để tỏ lòng tôn kính vậy. Nay thần đến đại vương tiếp thần ở một nơi tầm thường, lễ tiết rất khinh mạn. Được ngọc, đại vương đưa cho các mỹ nhân để đùa bỡn thần. Thần xem đại vương không có ý giao thành cho vua Triệu, cho nên thần lấy ngọc về. Nếu đại vương cứ muốn bức bách thần, thì đầu thần và viên ngọc đều vỡ ở cái cột này!
Tương Như cầm viên ngọc, nhằm cái cột, làm như muốn đập đầu và cả ngọc vào cột. Vua Tần sợ ông đập vỡ viên ngọc nên vội ngăn lại, gọi quan đương sự cầm địa đồ đến, chỉ chỗ 15 thành từ chỗ này trở đi để cắt cho nước Triệu. Tương Như đoán vua Tần chỉ lừa dối, tuy giả vờ cho Triệu thành, nhưng thực ra thì không thể được thành, bèn bảo vua Tần:
- Ngọc bích họ Hoà thiên hạ đều nhận là của báu, vua Triệu sợ không dám không dâng. Khi đưa ngọc, vua Triệu trai giới năm ngày, nay đại vương cũng nên trai giới 5 ngày, đặt lễ cửu tân thì thần mới dám dâng ngọc.
- Ngọc bích có vết, tôi xin chỉ cho đại vương xem.
Vua Tần không biết là kế, bèn trao ngọc bích, Tương Như bèn cầm lấy ngọc, đứng lùi tựa vào cột, nổi giận nói :
- Đại vương muốn được ngọc, sai người đem thư đến vua Triệu. Vua Triệu cho mời quần thần bàn bạc, tất cả đều nói: "nước Tần tham, cậy mình mạnh, đem lời nói suông để cầu lấy ngọc, chưa chắc đã giao thành cho ta". Họ bàn không muốn đưa ngọc bích cho Tần. Thần cho rằng: "kẻ áo vải chơi với nhau còn không dối nhau, huống nữa là nước lớn. Vả chăng vì một viên ngọc mà làm nước Tần mất vui thì không nên". Vì vậy nên vua Triệu trai giới năm ngày, sai thần mang ngọc bích đi, vái mà đưa ở giữa triều đình. Tại sao thế ? Vì trọng cái uy của nước lớn để tỏ lòng tôn kính vậy. Nay thần đến đại vương tiếp thần ở một nơi tầm thường, lễ tiết rất khinh mạn. Được ngọc, đại vương đưa cho các mỹ nhân để đùa bỡn thần. Thần xem đại vương không có ý giao thành cho vua Triệu, cho nên thần lấy ngọc về. Nếu đại vương cứ muốn bức bách thần, thì đầu thần và viên ngọc đều vỡ ở cái cột này!
Tương Như cầm viên ngọc, nhằm cái cột, làm như muốn đập đầu và cả ngọc vào cột. Vua Tần sợ ông đập vỡ viên ngọc nên vội ngăn lại, gọi quan đương sự cầm địa đồ đến, chỉ chỗ 15 thành từ chỗ này trở đi để cắt cho nước Triệu. Tương Như đoán vua Tần chỉ lừa dối, tuy giả vờ cho Triệu thành, nhưng thực ra thì không thể được thành, bèn bảo vua Tần:
- Ngọc bích họ Hoà thiên hạ đều nhận là của báu, vua Triệu sợ không dám không dâng. Khi đưa ngọc, vua Triệu trai giới năm ngày, nay đại vương cũng nên trai giới 5 ngày, đặt lễ cửu tân thì thần mới dám dâng ngọc.
Vua Tần thấy không có cách gì ép được, bèn hứa với ông trai giới 5
ngày, cho Tương Như ở lại quán tân khách Quảng Thành. Ông đoán vua Tần
tuy trai giới, nhưng thế nào cũng bội ước không trao thành, nên sai
người hầu đi theo đoàn sứ của mình mặc áo ngắn, mang viên ngọc đi theo
đường tắt, trốn về nộp lại ngọc bích cho vua Triệu.
Vua Tần sau khi trai giới 5 ngày bèn đặt lễ cửu tân ở triều đình để tiếp Lạn Tương Như. Tương Như đến, nói với vua Tần :
- Nước Tần từ đời Mục Công đến nay, hơn 20 đời vua, chưa từng có ai giữ trọn lời hứa. Quả thực, thần sợ bị nhà vua lừa, lại phụ lòng nước Triệu, nên đã sai người cầm ngọc lẻn về đến nước Triệu rồi. Vả lại, Tần mạnh mà Triệu yếu, đại vương sai một người sứ giả đến Triệu thì Triệu lập tức đem ngọc sang dâng. Nay mạnh như nước Tần mà lại cắt trước mười lăm thành để cho Triệu thì Triệu đâu dám giữ ngọc bích để mắc tội với đại vương. Thần biết rằng lừa dối đại vương là tội đáng chết. Thần xin tự nguyện vào vạc nước sôi. Xin đại vương và quần thần bàn bạc kỹ cho. Vua Tần và quần thần nhìn nhau cùng hậm hực, các tướng Tần muốn giết ông nhưng vua Tần ngăn lại nói:
- Bây giờ giết Tương Như cũng không lấy được ngọc, mà chỉ làm tuyệt tình giao hảo giữa Tần và Triệu. Chi bằng nhân việc này mà hậu đãi ông ta, cho ông ta về Triệu. Vua Triệu há vì một viên ngọc bích mà lừa dối Tần sao?
Do đó, vua Tần vẫn tiếp Tương Như ở triều đình, lễ xong cho về. Sau khi Tương Như về, vua Triệu khen ông là một quan đại phu giỏi, đi sứ không khuất nhục với chư hầu, bèn phong ông làm thượng đại phu. Kết quả sau đó Tần không đổi thành cho Triệu mà Triệu cũng không đem ngọc bích cho Tần.
- Nước Tần từ đời Mục Công đến nay, hơn 20 đời vua, chưa từng có ai giữ trọn lời hứa. Quả thực, thần sợ bị nhà vua lừa, lại phụ lòng nước Triệu, nên đã sai người cầm ngọc lẻn về đến nước Triệu rồi. Vả lại, Tần mạnh mà Triệu yếu, đại vương sai một người sứ giả đến Triệu thì Triệu lập tức đem ngọc sang dâng. Nay mạnh như nước Tần mà lại cắt trước mười lăm thành để cho Triệu thì Triệu đâu dám giữ ngọc bích để mắc tội với đại vương. Thần biết rằng lừa dối đại vương là tội đáng chết. Thần xin tự nguyện vào vạc nước sôi. Xin đại vương và quần thần bàn bạc kỹ cho. Vua Tần và quần thần nhìn nhau cùng hậm hực, các tướng Tần muốn giết ông nhưng vua Tần ngăn lại nói:
- Bây giờ giết Tương Như cũng không lấy được ngọc, mà chỉ làm tuyệt tình giao hảo giữa Tần và Triệu. Chi bằng nhân việc này mà hậu đãi ông ta, cho ông ta về Triệu. Vua Triệu há vì một viên ngọc bích mà lừa dối Tần sao?
Do đó, vua Tần vẫn tiếp Tương Như ở triều đình, lễ xong cho về. Sau khi Tương Như về, vua Triệu khen ông là một quan đại phu giỏi, đi sứ không khuất nhục với chư hầu, bèn phong ông làm thượng đại phu. Kết quả sau đó Tần không đổi thành cho Triệu mà Triệu cũng không đem ngọc bích cho Tần.
Thành ngữ HOÀN BÍCH QUY TRIỆU 完璧歸趙 : chữ HOÀN 完 ở đây là Hoàn Hảo,
Hoàn Toàn; chớ không phải HOÀN 還 là Trả Lại. Nên thành ngữ nầy có nghĩa
là: Đem trở về nước Triệu (Quy Triệu) viên ngọc bích hoàn toàn hoàn hảo
không bị sức mẻ chút nào cả!
Lạn Tương Như HOÀN BÍCH QUY TRIỆU 完璧歸趙
Như thường lệ ...
Trước khi kết thúc bài đọc nầy, ta cũng thử đoán một chữ theo 2 câu trong Câu Đố sau đây nhé !
曰字加直不加點, VIẾT tự gia trực bất gia điểm,
莫作申甲由田猜。 Mạc tác Thân Giáp Do Điền sai.
莫作申甲由田猜。 Mạc tác Thân Giáp Do Điền sai.
Có nghĩa :
Chữ VIẾT 曰 thêm nét sổ không thêm dấu chấm.
Xin đừng đoán là chữ Thân 申, chữ Giáp 甲, chữ Do 由, chữ Điền 田.
Xin hẹn bài viết tới với các bộ 6 nét!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét