3 thg 9, 2016

Pakistan – Luật Sharia và Tự Do có thể cùng tồn tại không?


Pakistan – Luật Sharia và Tự Do có thể cùng tồn tại không?

Pakistan là nền dân chủ lớn thứ năm của thế giới. Nó cũng bị ảnh hưởng rất nặng bởi luật Hồi Giáo (Sharia). Liệu hai truyền thống này, nền dân chủ tự do của Phương Tây và Sharia, có thể tồn tại cùng nhau không? Nếu được, thì bằng cách nào? Và nếu không được, thì những hệ lụy là gì? Haroon Ullah, giáo sư môn chính sách ngoại giao tại Đại Học Georgetown, có những câu trả lời thú vị và nghiêm túc về vấn đề này.
Bạn có thể nêu tên đất nước này không? Nó là nền dân chủ lớn thứ năm của thế giới. Nó có vũ khí hạt nhân. Và là quê hương của hàng triệu tên khủng bố tôn giáo cực đoan. Nó cũng là nước đấu tranh chống lại và cũng là nước ủng hộ khủng bố lớn nhất. Câu trả lời, đương nhiên là….Pakistan.
Sự hình thành đặc biệt của nó đưa ra một câu hỏi mà nên làm bận tâm tất cả mọi người: Liệu hai quan niệm xã hội trái nghịch nhau – một xã hội tự và một xã hội dựa trên luật lệ tôn giáo của Hồi Giáo – có thể cùng tồn tại trong một quốc gia không? Một câu chuyện rất rung động đưa chúng ta một câu trả lời. Vào ngày 4 tháng 1 năm 2011, Salman Taseer, cựu thống đốc của Punjab, tỉnh đông nhân nhất của Pakistan, đã ăn trưa với một người bạn ở Trung Tâm Kohsar, một trung tâm thương mại chứa những quán ăn và cửa hàng cao cấp.Tôi đã sống chỉ vài con đường cách chỗ đó.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Taseer là một người mạnh miệng trong niềm tin của ông ta rằng tự do, dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên là những thứ không thể tách rời được, và những tôn giáo thiểu số, nên được bảo vệ. Những ý tưởng như vậy, tuy nhiên, là những cái gai trong mắt những kẻ cực đoan. Kết quả là, trong suốt những năm qua, Tasheer đã nhận được vô số lời đe dọa cá nhân. Tôi đã biết ông ta. Tôi đã phỏng vấn ông ta. Tôi đã có thời gian bên cạnh ông ta. Ông ta đã cho thấy sự dũng cảm phi thường bằng cách từ chối im lặng. Sau bữa trưa, thống đốc đã đi với trợ lý và bảo vệ của ông ta và hướng đến chiếc xe.
Một nhóm người nhỏ đã tụ họp lại và Taseer vẫy chào họ khi tài xế của ông mở cánh cửa sau. Không một lời cảnh cáo, một thành viên của đội ngũ bảo vệ của Taseer đã bước lên và bắt đầu bắn với một cây súng liên thanh chỉ cách xa ông ta tầm 3m. Salman Taseer đã bị dính đến 26 viên đạn và đã chết nơi ông ta ngã xuống. Đây là cách những kẻ cực đoan giải quyết những ai họ cho rằng là mối đe dọa – họ giết những người đó.
Nhưng câu chuyện của chúng ta không chấm dứt ở đó. Khi kẻ sát nhân, Mumtaz Qadri, đi vào tòa án hình sự ở Islamabad, ông ta đã gặp một đám đông cổ vũ tung hoa để chào đón ông. Đám đông đó tin rằng Taseer xứng đáng để bị giết chết. Đối với nhiều người Pakistan, ông ta đã xỉ nhục Hồi Giáo bằng cách vận động cho dân chủ và tự do cho tất cả người Pakistan, bất chấp quan niệm tôn giáo của họ là gì, và lên tiếng bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
Trong những tuần tiếp theo, những đảng phái Hồi Giáo của Pakistan đã dẫn dắt những đợt diễn hành và biểu tình đến 40,000 người tôn vinh Muntaz Qadri, tên sát nhân, và ăn mừng cái chết của Taseer. Điều làm cho mọi việc đáng lo ngại hơn, rằng những nhà lãnh đạo chính trị ôn hòa của Pakistan đã giữ im lặng. Họ đưa ra lời công bố công nhận sự ám sát của Taseer, nhưng không một ai đã đứng lên và chỉ trích tên sát thủ đã giết chết người đàn ông can đảm và danh dự này.
Phiên xét xử được tổ chức và Qadri được xử phạm tội giết người. Nhưng sự việc trở nên tồi tệ hơn. Sau bản án đó, có một sự chống đối khổng lồ đối với thẩm phán, ông ta đã nhận được nhiều lời đe dọa đến tính mạng đến độ người đàn ông tội nghiệp đó phải ẩn trú một thời gian. Trong khi đó, sau hậu trường, áp lực từ những tổ chức khủng bố cực đoan cuối cùng cũng đã ép chính phủ hoãn lại vụ án vô thời hạn. Nói cách khác, quyết định xét xử của thẩm phán đã được bác bỏ.
Và tại đám ma của Taseer, một sự kiện mà tôi đã có mặt, các nhà tổ chức đã không thể tìm được một nhà lãnh đạo tôn giáo nào để làm chủ tọa cho sự kiện. Những kẻ cực đoan đã gửi một thông điệp rõ ràng: bất cứ ai chống đối họ có thể bị bị ám sát ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ lúc nào. Những câu chuyện như vậy không phải là hiếm ở Pakistan. Mặc cho những hy vọng của Phương Tây, dân chủ không nhất thiết làm trung lập hóa những chủ trương và lý tưởng của những đảng phái Hồi Giáo.
Ngược lại, các nhà Hồi Giáo có thể trở nên cực đoan hơn ở những môi trường dân chủ, ít ra là trong ngắn hạn. Đây là lý do vì sao: các đảng phái Hồi Giáo không hề thống nhất. Họ rất đa dạng và phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để chiếm được quyền lực chính trị. Để nâng cao mức thu hút của họ đến cử tri, mỗi đảng phải cho rằng họ là tổ chức xác thực nhất để đại diện cho tôn giáo của họ. Điều này có thể dẫn đến ám sát, như trường hợp của Salman Taseer đã chứng minh.
Trớ trêu thay, sự cạnh tranh này giữa các nhà Hồi Giáo là một điều phước. Nó ngăn chặn các nhà Hồi Giáo từ việc thống nhất với nhau, một điều sẽ dẫn đến chánh trị thần quyền. Nên dân chủ tồn tại ở Pakistan, nói cách khác, bởi vì các nhà Hồi Giáo chia rẽ số phiếu bầu. Sự chia rẽ này đã mua thời gian cho nền dân chủ. Nhưng để nền dân chủ có thể chiến thắng ở Pakistan, những nhà ôn hòa, và điều đó có nghĩa là đại đa số người Pakistan, phải chứng minh sự dũng cảm mà Salman Taseer đã chứng minh. Họ phải đứng lên để chống lại những kẻ Hồi Giáo cực đoan, và gìn giữ đất nước họ lại với nhau cho đến khi ngọn lửa của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan đã chết. Ngay bây giờ, các con số vẫn nằm cùng bên với những người Pakistan mà tin vào những lý tưởng về đa nguyên của Tây Phương.
Hy vọng rằng, những con số đó sẽ gia tăng khi sự thất bại không tránh khỏi về mặt đạo đức và kinh tế của phe cực đoan trở nên hiển nhiên. Rất hy vọng là vậy. Bởi vì nếu những kẻ cực đoan chiến thắng, nền dân chủ lớn thứ năm của thế giới sẽ trở thành quốc gia khủng bố lớn nhất.
Tôi là Haroon Ullah, một giáo sư tại Đại Học Georgetown của trường Ngoại Giao Cho Đại Học Prager.
[Ku Búa @ CAFEKUBUA.COM]
Theo Haroon Ullah, Pakistan – can Sharia and freedom coexist?, Prager University

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét