Vaccin chống bệnh AIDS
Đầu
năm 2012, các nhà khoa học Cuba vừa công bố một loại vaccin chống bệnh AIDS
mới, vaccin đã được thử nghiệm thành công trên chuột và đang chuẩn bị thử
nghiệm trên người. Vaccin này có tên Teravac-HIV-1, được sản xuất dựa trên kỹ
thuật công nghệ gen để phòng chống bệnh AIDS. Sản phẩm này hiện bắt đầu được
thử nghiệm lâm sàng.
Bệnh
nhân AIDS đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi sau ca ghép tủy sống tên là
Timothy Ray Brown. Sở dĩ ông được tiến hành ghép tủy bởi ông mắc cùng lúc cả
bệnh AIDS và bệnh máu trắng. Thật kỳ diệu, sau ca ghép tủy, ông còn khỏi luôn
cả bệnh AIDS. Nguyên nhân được cho là tủy sống của người hiến có chứa gen biến
dị có thể tiêu diệt được HIV. Từ đây, các bác sĩ đã mở ra một hướng nghiên cứu
mới để điều trị cho bệnh nhân HIV là cấy ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn.
Phát hiện ra chất điều chỉnh tốc độ di căn của tế bào ung thư
Phát hiện ra chất điều chỉnh tốc độ di căn của tế bào ung thư
Phát
hiện này được xem là một bước tiến vượt bậc trong quá trình tìm ra chất hạn chế
sự di căn trong điều trị ung thư. Bằng liệu pháp gen, các nhà khoa học đã ức
chế hoạt động của enzym ADAM 28 vốn có trong các tế bào ung thư vú và phổi, sau
khi thử nghiệm trên chuột, tốc độ di căn tới các bộ phận khác giảm tới 1/5-1/6
lần so với trước.
Mổ lấy u trong bào thai
Mổ lấy u trong bào thai
Ca
mổ được coi là trường hợp đầu tiên trên thế giới. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu
thuật cắt bỏ 1 khối u ở miệng cho một thai nhi mới chỉ có 17 tuần tuổi và vẫn
còn ở trong bụng mẹ. Nếu không phẫu thuật, khả năng sống sót của thai nhi rất
thấp. Người mẹ tên là Tammy Gonzalez được gây tê cục bộ, các bác sĩ đã lấy một
chiếc kim chọc qua túi ối sau đó cắt bỏ khối u bằng tia lazer. Ca phẫu thuật đã
kéo dài hơn 1 giờ và điều kỳ lạ là 5 tháng sau, em bé đã chào đời hoàn toàn
khỏe mạnh. Hiện em chỉ có một vết sẹo nhỏ nơi khóe miệng. Ca mổ được tiến hành
từ năm 2010, song mãi đến năm 2012 mới được công bố.
Phát triển các bộ phận cơ thể người từ mô
Phát triển các bộ phận cơ thể người từ mô
Các
nhà khoa học tại Trường đại học Massachusetts, Mỹ đã nghiên cứu tạo ra tai
người từ tế bào của bệnh nhân. Nhờ công nghệ hiện đại, chiếc tai được tạo ra
giống như chiếc tai còn lành lặn của bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu tạo bộ khung
titan từ mô hình máy tính giống chiếc tai, phủ một lớp collagen lên và cấy tế
bào sụn của mũi vào và nuôi cấy. Công trình này dự kiến sẽ được thử nghiệm trên
người vào năm sau.
Xét nghiệm máu giúp tìm ra ung thư
Năm
2012 cũng đánh dấu một phát hiện quý giá của các nhà khoa học Anh là chỉ cần
xét nghiệm máu phát hiện ra bệnh nhân có bị ung thư phổi hay không. Theo đó, có
một dạng biến thể của một protein có tên là Ciz1 tồn tại trong các bệnh ung thư
phổi, thậm chí cả khi căn bệnh này mới ở giai đoạn đầu. Biến thể này lại tồn
tại trong máu nên các bác sĩ chỉ cần tìm thấy sự xuất hiện của biến thể này
cũng nên cho bệnh nhân đi tầm soát ung thư phổi bởi trong phòng thí nghiệm, nó
đã được khẳng định trên các bệnh nhân ung thư. Đây được xem là phương pháp chẩn
đoán bệnh mới hiệu quả, không có hại cho người bệnh.
Phẫu thuật ghép cùng lúc cả gan và thận
Lần
đầu tiên Nhật Bản đã ghép cùng lúc cả gan và thận cho 1 phụ nữ 50 tuổi. Bà này
bị suy gan mạn và mất chức năng thận. Bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện
Okayama, Nhật Bản. Người cho là một người đàn ông đã bị chết não 40 tuổi. Sau
phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định.
Cấy ghép tử cung từ mẹ sang con
Lần
đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ Thụy Điển đã tiến hành ca cấy ghép có một
không hai ghép tử cung từ mẹ sang con gái. Đó là 2 ca phẫu thuật cho 2 người
phụ nữ 32 và 37 tuổi, một người không có tử cung bẩm sinh, người kia bị cắt tử
cung do điều trị ung thư. Người hiến tặng chính là 2 bà mẹ. Cuộc phẫu thuật kéo
dài 7 giờ đồng hồ với sự tham gia của 10 bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện Đại
học Gothenburg, Thụy Điển. Các bác sĩ cho biết, các bệnh nhân đã phục hồi tốt,
tuy nhiên, phải đến năm sau, những người được ghép tử cung này mới bắt đầu quá
trình thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của chính họ.
Sử dụng robot phẫu thuật ghép gan
Đây
là lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ sử dụng robot trong phẫu thuật ghép
gan. Robot có tên là Da Vinci trong phẫu thuật lấy gan ở người được thực hiện
tại Viện Cấy ghép Địa Trung Hải (ISMETT) ở thành phố Palermo, Sicily, Italia.
Cuộc phẫu thuật ghép gan cho 2 anh em kéo dài tới 10 tiếng đồng hồ nhưng rất
thành công. Robot đã tách một phần gan của người cho mà người bệnh không hề gặp
biến chứng nào.
Theo Trần Hải (Sức khỏe & Đời sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét