Một cậu bé nhảy từ tầng 28 xuống, ngay sau khi đưa thư cho bố, ngay sau khi bố kèm học đến hơn 3 giờ sáng.
Có
nhiều bạn bảo đừng viết nữa, đừng đưa tin nữa, đau lòng lắm và cũng
đừng dạy dỗ những người làm cha mẹ của cháu bé nữa. Tôi thì tin rằng cha
mẹ cháu bé sẽ không bao giờ đọc những gì được viết trên mạng xã hội
đâu, họ còn đâu tâm trí để đọc nhưng chúng ta thì lại cần thiết phải đối
mặt với câu chuyện kinh khủng này để tránh những trường hợp tương tự
xảy ra trong tương lai.
Trước
hết, xin được chia sẻ với nỗi đau tột cùng của cha mẹ cháu bé. Tôi viết
không phải để trách móc hay dạy dỗ. Họ đã quá đau khổ và vô cùng đáng
thương.
Khi một
sự việc đau lòng như thế này xảy ra, ấy là lỗi của toàn xã hội, bởi
chính quan niệm xã hội đã ảnh hưởng tới mỗi người làm cha mẹ. Lần trước,
khi một cháu bé đã làm điều tương tự, đã có nhiều bạn chê trách nhưng
tôi tin rằng việc nói lên quan niệm đúng là điều quan trọng, bởi nó có
thể tránh được những bi kịch có thể xảy ra.
Đọc bức thư được viết bởi một cậu bé thông minh, tinh tế, nét chữ đẹp mà lòng tôi quặn đau.
Bậc
làm cha mẹ thì ai cũng muốn con mình có được tương lai tốt, nhưng học
tốt, với điểm số cao chưa chắc đã đảm bảo cho một tương lai tốt. Nghịch
lý ở chỗ là chúng ta muốn các con có một tương lai tốt nhưng lại bắt
chúng khổ sở trong hiện tại. Tôi phản đối cho trẻ con học quá 10 giờ
tối. Người lớn khi làm việc căng thẳng tối ngày đã không cảm thấy vẻ đẹp
của cuộc sống thì đứa trẻ với tâm lý non nớt sẽ cảm thấy nặng nề hơn
nữa.
Đừng ép
con học nhiều, nếu thấy các con trong cuộc sống ít cười đùa trong gia
đình, ấy là cuộc sống đã mất thăng bằng và cần điều chỉnh. Không bao giờ
nên đánh đổi tuổi thơ lấy một tương lai không chắc chắn. Tuổi thơ thiếu
kỉ niệm đẹp, thiếu tiếng cười thì cả cuộc đời về sau cũng sẽ không bao
giờ quay trở lại được cảm xúc đẹp đẽ đã mất. Không có điểm số nào, không
có thành tích, danh hiệu nào đáng để đổi lấy cảm xúc tuổi thơ.
Khi
ta quan tâm và trân trọng tới những giá trị thật như cảm xúc tuổi thơ,
tới tiếng cười của con trẻ và của chính chúng ta thì chúng ta sẽ bớt bị
ám ảnh bởi thành tích, danh hiệu nọ kia. Chính người lớn chúng ta cũng
vậy thôi. Đấu đá trong công việc làm gì nếu đêm không ngủ ngon, sức khoẻ
giảm sút? Còn ai coi trọng mấy thứ ấy thì ta không cần quan tâm, không
giao thiệp bởi hệ giá trị của họ khác với ta.
Trong
đấy có phần lớn lỗi của ngành giáo dục. Một nền giáo dục kiểu gì mà tỉ
lệ học sinh giỏi, xuất sắc cao ngất ngưởng nhưng khi sinh viên tốt
nghiệp đại học xong thì trình độ vẫn thấp khi so với mặt bằng chung của
thế giới? Cải cách giáo dục cần phải cho thời gian học giảm xuống chứ
không phải tăng lên và đừng kì vọng vào việc giỏi toàn diện các môn với
học sinh.
Hãy
chấp nhận con mình chỉ nên giỏi một số môn mà chúng thích và đừng quá
coi trọng điểm số. Biết chấp nhận vui vẻ và thản nhiên những điều hạn
chế của chính mình là một bài học cần thiết cho cả trẻ con lẫn người lớn
bởi đấy chính là bản chất và thực tế của cuộc sống.
Một
người giỏi toán nhưng nếu bảo sáng tác thơ, hay chơi âm nhạc thì nếu
não không được sinh ra với ưu đãi về mấy môn này thì có học cả trăm năm
cũng không bằng một đứa trẻ mấy tuổi có năng khiếu về mấy lĩnh vực này.
Ngược lại có người nhạy cảm và xuất sắc với nghệ thuật nhưng mấy động
tác thể dục đơn giản làm mãi cũng vẫn lúng túng hay động đến toán thì
não cứ trơ ra.
Biết
chấp nhận để thư giãn và việc nói với con biết chấp nhận kết quả thực
tế sau khi đã nỗ lực là quan trọng. Điều mấu chốt ở đây là các con có
tinh thần trách nhiệm, cố gắng hết sức còn kết quả đến đâu là tuỳ. Hết
sức nhưng trong giới hạn, nhất định các con phải có thời gian giải trí
mỗi ngày.
Đây
là bức thư của cháu bé đưa cho bố trước khi con quyết định hành động dại
dột. Thương con, thương bố mẹ của con nhiều, cầu mong các bậc làm cha
mẹ có quan niệm đúng về việc dạy con. Nhất định trong nhà phải có tiếng
cười, phải có đùa vui, nếu không mọi việc khác đều vô nghĩa.
***
Bức thư viết tay của em học sinh. Ảnh trên mạng
“Con
rất xin lỗi vì hành động bồng bột của con đã hoặc sẽ làm. Thực sự thì
cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi, Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc
nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu chỉ là tiếc, Tiếc vì
những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những
người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe. Không
hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng
có ra sao thì kết quả vẫn vậy. Chuyện này có lẽ chả phải lỗi của ai
ngoài con cả, giãi bày nhanh thôi...
Chia
buồn với Tú vì sẽ chịu nhiều tính khí của mẹ hơn, mẹ rất quan tâm nhưng
luôn làm sai, luôn thái quá và dần anh mày chả còn tháy cái ích của
việc chia sẽ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng. Chào bố
một người dễ nóng, ít quan tâm, ít tham gia nhưng luôn muốn có cái nhìn
hiểu biết khi ....Thế thôi, chả bỏ cục, chả hay ho gì cả nhưng đây chắc
là những dòng cuối. Tạm biệt. 1/4 luôn, đời như trò đùa vậy”.
Xem Thêm :
Nam sinh rơi từ tầng 28 toà chung cư xuống đất tử vong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét