Học vị là bằng cấp do trường đại học cấp cho sinh viên sau khi theo học và đạt yêu cầu về học lực và hạnh kiểm. Có 3 học vị: học vị 1 gọi là tốt nghiệp đại học 4 hoặc 5 năm còn gọi là cử nhân, kỹ sư,...; học vị 2 gọi là cao học, là những người đã có cử nhân, học thêm 2 năm chuyên ngành; và học vị 3 gọi là tiến sĩ.
Ở
các nước phương Tây, đó là những người đã có cao học, học thêm 2 hay 3
năm để nghiên cứu về một đề tài chuyên môn thuộc phạm vi nghiên cứu của
mình. Các vị này phải trình bày trước hội đồng giáo sư về đề cương
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu...., về định hướng kết quả nghiên
cứu....Nếu như hội đồng giáo sư nhận thấy học viên này còn chưa vững
vàng về khía cạnh nào thì yêu cầu học viên này học lại học phần liên hệ
dù thuộc học phần năm thứ 1, thứ 2... Sau đó, trình bày lại với hội đồng
giáo sư để được thông qua. Lúc đó, học viên này được gọi là ứng viên
tiến sĩ. Người này tập trung nghiên cứu cho đến khi công trình nghiên
cứu có kết quả rõ ràng thì trình bày luận án tiến sĩ của mình, thường là
một phát minh mới, một phát hiện chưa từng có trong học thuật, trong
nghiên cứu khoa học nói chung. Và nếu hội đồng giáo sư thông qua và công
nhận thì ứng viên tiến sĩ này trở thành tiến sĩ. Do đó, có bao nhiêu
tiến sĩ thì có bấy nhiêu định luật mới, phát hiện mới...Và đó là lý do
người ta rất tôn trọng các vị tiến sĩ.
Ở
nước ta, gần đây ta gọi các vị có học vị 2 là thạc sĩ. Thật ra thạc sĩ
là cấp bằng do trường Cao Đẳng Sư Phạm của nước Pháp đào tạo. Thạc sĩ có
nghĩa là thầy/cô giáo tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm (Pháp). Có 2 loại
thạc sĩ. Loại một là thầy/cô giáo tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm (Pháp),
dạy học tại trường trung học. Để thi vào Cao Đẳng Sư Phạm (Pháp), thí
sinh phải học xong 2 năm đại học (tức là hết đại học đại cương), học
thêm 4 năm sư phạm, tâm lý giáo dục,...Khi tốt nghiệp là thạc sĩ trung
học. Ông Phạm Duy Khiêm là thạc sĩ trung học đầu tiên của Việt Nam.
Loại
hai, là thầy cô/giáo dạy bậc cao học ở trường đại học. Các vị này có
bằng tiến sĩ rồi, muốn làm giáo sư đại học thì thi vào Cao Đẳng Sư Phạm
(Pháp), học thêm 2 năm về sư phạm, về giáo dục....Khi tốt nghiệp, là
thạc sĩ đại học, dạy đại học, thường là bậc cao học. Ở Việt Nam có vài
thạc sĩ đại học, giáo sư Vũ Quốc Thúc chẳng hạn.
Ở nước ta, cứ tốt nghiệp học vị 2, cao học thì gọi là thạc sĩ. Thầy/cô giáo ở đâu mà nhiều quá.
Ở
các nước nói tiếng Anh, có nhiều vị tiến sĩ đi học 2 năm để lấy bằng
master's degree. Một vị tiến sĩ y khoa sau một thời gian làm việc tại
bịnh viện, đi học 2 năm để lấy bằng quản lý bịnh viện. Một vị tiến sĩ
sau một thời gian làm việc tại trường đại học, đi học 2 năm để lấy bằng
quản lý thư viện, chuyên hướng dẫn sinh viên làm luận văn nghiên cứu
khoa học...
Người
ta hay nói đùa, có tiến sĩ rồi mới được đi học để lấy bằng master's
degree! Có một dạng "bằng master's degree" mà không cần học vị 1 hoặc
học vị 2. Các vị này, theo nghĩa đen, "ăn trơn, mặc láng", khi xuất hiện
thì luôn luôn óng ả...Thưa, đó là các vị "thạc sĩ lễ nghi" (master of
ceremonies) mà ta hay gọi là em-xi (MC).
Chỉ
có Việt Nam ta mới có cái gọi là tiến sĩ khoa học, và tiến sĩ "trơn".
Chắc là thừa kế của giáo dục Pháp chăng? Học vị đại học Pháp có kèm từ
ès lettres có nghĩa là thuộc ngành khoa học nhân văn, ès science, có
nghĩa là thuộc ngành khoa học tự nhiên. Thí dụ docteur ès lettres có
nghĩa là tiến sĩ ngành khoa học nhân văn. Trên thế giới làm gì có bằng
"tiến sĩ khoa học"?
Và
như nói từ đầu, học vị đại học do trường đại học đào tạo và cấp phát.
Ông Bộ trưởng bộ GD và ĐT Việt Nam có thẩm quyền cấp phát học vị hay
không? Ngủ một đêm, bao nhiêu phó tiến sĩ thành tiến sĩ cả. Mà phó tiến
sĩ không phải là học vị đấy nhé!
Còn
tiến sĩ đệ tam cấp là gì? Đó là học vị 3 của đại học Pháp cấp cho thí
sinh tiến sĩ của các nước thuộc địa Pháp. Ông Trần Cửu Chấn là tiến sĩ
đệ tam cấp đầu tiên của Việt Nam.
Cũng
có một người Việt Nam được cấp bằng tiến sĩ danh dự nhờ nghiên cứu và
phát hiện ra một loại vi trùng trong cổ họng ngỗng khiến cho con ngỗng
có tiếng kêu rất ngỗng. Đó là bác sĩ thú y Nguyễn Văn Ngọc, giáo sư môn
Canh Nông, tại trường S.P.S.G ngày xưa. Con vi trùng ấy được viện hàn
lâm khoa học Pháp đặt tên theo tên nhà phát minh. Đó là ba-xi Ngoccy.
Nay thầy Ngọc đã mất lâu rồi. Xin thành kính gởi nén hương và lòng quí
trọng đến thầy, bác sĩ thú y Nguyễn Văn Ngọc...
(Trước
30.4.1975, ở miền Nam Việt Nam, phải có bằng tiến sĩ y khoa mới gọi là
bác sĩ. Ngày nay, tốt nghiệp đại học y khoa, được gọi là bác sĩ. Dịch ra
tiếng Anh/Pháp danh xưng Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn A như thế nào đây?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét