Một thập kỷ vừa qua có rất nhiều sự kiện hết sức chấn động, làm kinh ngạc cả địa cầu, thậm chí góp phần định hình lại thế giới này nữa.
10. Thảm họa kép động đất - sóng thần Nhật Bản (2011)
Ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh đến 9 độ richter đã xảy ra ở ngoài khơi Nhật Bản, tạo ra một trận sóng thần cao 9m ập thẳng vào đất liền.
Đợt sóng thần ấy đủ lớn để quét đi rất nhiều phương tiện, phá sập nhiều tòa nhà và đường sá của Nhật. Theo Cơ quan Quản lý Hỏa hoạn và Thảm họa Nhật Bản, tổng cộng có hơn 22.000 người đã tử vong hoặc mất tích trong thảm họa này.
Nhưng chuyện tồi tệ chưa dừng ở đó. Đợt sóng thần khi ấy đã phá sập nguồn điện tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến hệ thống làm mát lõi phóng xạ tại 3 lò phản ứng bị ngưng hoạt động và đẩy chúng đến giới hạn phát nổ. Sự kiện được đánh giá là vụ tai nạn năng lượng hạt nhân trầm trọng thứ 2 trong lịch sử (sau thảm họa Chernobyl), và sau 10 năm vẫn còn đang phải giải quyết hậu quả9. Tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden (2011)
Với người Mỹ, ngày 11/9/2001 vĩnh viễn là một vết thương không thể xóa nhòa. Một ngày đen tối nhất lịch sử quốc gia, khi tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập sau khi bị 2 chiếc máy bay thương mại chở khách đâm vào. Đến nay, nó vẫn được xem là ngày chết chóc nhất của Mỹ, và cũng là đợt tấn công khủng bố chết nhiều người nhất lịch sử loài người - 2977 nạn nhân đã tử vong.
Kẻ đứng sau vụ tấn công này được cho là Osama bin Laden - trùm khủng bố thuộc tổ chức al Qaeda, nhân vật đã gieo rắc sự căm hờn cho công chúng. Tuy nhiên vào tháng 5/2011, tất cả đều bất ngờ khi Mỹ thông báo đã tiêu diệt được bin Laden, sau một cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm đến nơi ẩn náu của y tại Abbottabad, Pakistan.
8. Siêu bão Haiyan mạnh nhất lịch sử (2013)
Siêu bão Haiyan (Hải Yến) đến nay vẫn được xem là một trong những cơn bão mạnh nhất lịch sử. Cơn bão đã tàn phá một phần Đông Nam Á, trong đó thiệt hại nặng nề nhất là Philippines. Số liệu ghi nhận sức gió của Haiyan lên tới 245km/h, có lúc lên tới 315km/h. Nó khiến hơn 14 triệu người bị ảnh hưởng, khiến 4,1 triệu người mất nhà cửa, và 6000 người tử vong.
7. MH370 - vụ mất tích bí ẩn nhất lịch sử hàng không (2014)
Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines khởi hành từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Đó là một ngày bình thường, chẳng có chút dấu hiệu của một thảm kịch sẽ xảy ra.
15 phút sau khi cất cánh, phi cơ trưởng gửi lời "chúc ngủ ngon" tới đài kiểm soát không lưu địa phương, trước khi được yêu cầu kết nối với không phận Việt Nam. Tuy nhiên trước khi làm như vậy, chiếc máy bay đã biến mất khỏi radar, và chỉ xuất hiện lại trong một khúc ngắn ở vùng biển cách bờ Malaysia hàng trăm dặm về phía Đông Bắc. Và rồi, nó biến mất hoàn toàn.
Các dữ liệu cho thấy chiếc máy bay đã di chuyển dọc theo một vùng biển tại Ấn Độ Dương, và dự báo nó đã rơi xuống biển. Nhiều cuộc tìm kiếm rộng rãi đã được tổ chức, tiêu tốn hàng triệu đô la, nhưng rốt cục vẫn không thể tìm ra bóng dáng chiếc máy bay này.
Đến ngày hôm nay, thỉnh thoảng người ta vẫn tìm thấy một số mảnh vụn được cho là của MH370. Tuy nhiên, xác máy bay mãi mãi không được tìm thấy, cũng như số phận của 239 hành khách trên đó.
6. NASA tìm ra nước dưới dạng lỏng trên sao Hỏa (2015)
Trước năm 2015, robot tự hành Curiosity của NASA đã tìm ra dấu hiệu cho thấy nước dạng lỏng đã tồn tại trên bề mặt sao Hỏa trong hàng triệu năm. Tuy nhiên ngay trong năm này, tàu thăm dò của họ còn xác định được một sự thật động trời hơn: nước vẫn đang tồn tại trên sao Hỏa, và còn ở dạng lỏng.
Phát giác được xem là cực kỳ tiềm năng cho thấy khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh Đỏ, cũng như mở ra vô số các nhiệm vụ mới trong 2 thập kỷ kế tiếp để khai phá hành tinh này.
5. UCV Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ (2016) - Năm 2016, nước Mỹ chứng kiến một trong những vụ bầu cử ồn ào nhất lịch sử, sau khi ông Donald Trump - một tỷ phú, doanh nhân, người được cho là "chưa làm chính trị bao giờ" - bất ngờ giành chiến thắng trước ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton để trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
4. Hiệp định Paris về Phòng chống Biến đổi khí hậu (2016) - Hiệp định được ký kết bởi 195 quốc gia, với mục tiêu kìm hãm lượng phát thải carbon nhằm giới hạn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với trước thời kỳ Cách mạng Công nghiệp.
Tuy nhiên, mục tiêu này hiện nay đang trở nên khó thực hiện hơn. Đặc biệt là sau đó 3 năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rời khỏi hiệp định, biến Mỹ trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới không tham gia nó.
3. Đám cưới Meghan Markle và Hoàng tử Harry (2017 - 2018)
Năm 2017, thế giới chấn động khi Hoàng tử Harry của Hoàng gia Anh ngỏ lời cầu hôn Meghan Markle - nữ diễn viên người Mỹ với đời tư tương đối... phức tạp, từng có một đời chồng. Đám cưới của họ được tổ chức vào tháng 5/2018, và trở thành chủ đề khai thác của truyền thông Anh với vô số các biến động sau đó, bao gồm cả việc đôi uyên ương này quyết định rời khỏi Hoàng gia, từ bỏ tước vị của mình vào năm 2020.
2. Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame bị hoả hoạn gần như thiêu rụi (2019)
Một trong những biểu tượng văn hóa nổi tiếng nhất của Pháp cũng như cả thế giới gần như đã sụp đổ, vì một ngọn lửa bùng lên vào ngày 16/4/2019. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau đó đã phát biểu: "Một đêm đau buồn khi chứng kiến một phần của chúng ta bị thiêu rụi," rồi công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Dù không gây thiệt hại về người, nhưng sự kiện đã khiến người dân trên thế giới thực sự bị chấn động. May mắn là cấu trúc của nhà thờ vẫn còn nguyên, và sau đó được phục dựng bởi bàn tay của các kiến trúc sư nổi tiếng.
1. Đại dịch Covid-19 (cúm Vũ Hán - thảm họa vẫn chưa có hồi kết (2020)
Đầu năm 2020, TC thông báo về một căn bệnh phổi bí ẩn tại thành phố Vũ Hán. Nhưng khi đó, chẳng ai trên thế giới này nghĩ rằng đó lại là một dịch bệnh đầy chết chóc, thứ mà trong suốt một năm qua đã gây ra khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực mà vẫn chưa có cách giải quyết.
Ở thời điểm hiện tại, Covid-19 đã khiến hơn 50 triệu người nhiễm bệnh, hơn 1,6 triệu người tử vong. Mỹ và các quốc gia châu Âu vẫn đang phải gồng mình chống dịch, dù niềm hy vọng vaccine đang đến gần.
Nguồn: Sky News, CNN, BBC...
Lão Phan sưu tầm (HNPD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét