THƠ XƯỚNG HỌA KỲ 68- VƯỜN THƠ MỚI
Bài
xướng:
TỐ TÂM
素心
Tam
thập tha hương bất nhật hồi
三十他鄉不日回
Thất
danh vô tính phủ minh thôi
失名無姓否鳴催
Ly
hương nhất dạ sầu thiên cổ
離鄉一夜愁千古
Hoài
niệm thâm tình ẩm tửu bôi
懷念 深情飲酒杯
Trần-Lâm Phát
陳林發
Dịch nghĩa:
TÂM NGUYỆN
30 tuổi
biệt xứ, không biết ngày về
Mất
tên mất họ, thúc giục không thể nói
Một
đêm xa nhà, buồn cả ngàn đời
Nhớ
về tình thâm, uống chén rượu .
Diễn dịch thơ lục bát:
TÂM NGUYỆN
Ba
mươi bỏ xứ ra đi
Không
hề biết đến một khi trở về
Tính
danh gặp phải nhiêu khê
Một
lòng một dạ chẳng hề nói ra
Một
đêm buồn não xa nhà
Ai
ngờ muôn thuở xé ra nổi sầu
Nhớ
về chốn cũ tình sâu
Thôi
thì chuốc lấy một bầu ly bôi.
Trần-Lâm Phát
9-9-2020
1.
a/ Bài họa:
CHẨN HOÀI
軫懷
Kỉ hà niên kỷ bất lai hồi
幾何年紀不 來回
Ngôn ngữ bất đồng ách nạn thôi
言語不同 厄難衰
Cố quốc chẩn hoài tình phụ mẫu
故國軫懷情父母
Cử đầu vọng nguyệt ẩm trà bôi.
舉頭望月飲茶杯
Hương Lệ Oanh VA
香麗 鶯
懷 chẩn hoài: thương nhớ
trăn trở
幾何 kỉ hà: bao nhiêu
年紀 niên kỷ: số năm
厄難 ách nạn: tai ách, khổ nạn
衰
thôi: suy kém
舉頭 cử đầu: ngẩng đầu
望月vọng
nguyệt: ngắm trăng.
Lý Bạch trong bài Tĩnh dạ tư:
舉頭望明月, 低頭思故鄉
Cử đầu vọng minh nguyệt, đê dầu tư
cố hương
Nghĩa là:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cuối đầu
nhớ cố hương.
1. b/ Cảm tác :
HỒI ỨC CHIA LY
Tuổi Ba mươi bỏ xứ ra đi
Không biết bao lâu mới được về
Phía trước cuộc đời đầy sóng gió
Tương lai chắc hẳn rất nhiêu
khê
Âm thầm chịu đựng nhiều giông
bão
Lặng lẽ chôn sâu lắm não nề
Trăn trở tình thâm hoài cốt
nhục
Đành cam đối ẩm nỗi sầu bi .
Hương Lệ Oanh VA
(Thấu hiểu nỗi lòng người xa xứ qua
bài thơ của tác giả TLP)
2.Cảm tác:
NHỚ QUÊ
Đi thuở ba mươi mãi chửa về.
Lòng luôn nặng trĩu khối tình quê.
Đổi tên, giọng nói càng xa lạ,
Thay họ, tâm tư quá não nề.
Đất khách, ngậm ngùi bao nỗi nhớ,
Đêm dài, khắc khoải những cơn mê.
Cũng đành u uất cùng năm tháng,
Mượn rượu khuây sầu, vị tái tê…
Minh Tâm
3. Phỏng dịch:
TỎ LÒNG.
Ba mươi tuổi bỏ hẳn quê nhà,
Tên họ bôi nhòa chẳng lộ ra.
Biệt xứ một đêm đau vạn thủa,
Thâm tình mãi nhớ rượu cho qua.
Mỹ Ngọc.
Sep. 26/2020.
4.Cảm tác:
NỖI LÒNG NGƯỜI XA XỨ
Thanh xuân rất đẹp tuổi ba mươi
Hoàn cảnh ra đi lạc xứ người
Tính cách, họ tên đành vắng tiếng
Thói quen, âm ngữ đổi theo thời
Ngắm trăng lòng cảm về quê cũ
Nhặt lá thu buồn nén lệ rơi
Chẳng biết ngày nao mừng hội ngộ?
Khát mong thầm kín- giọt men đời!
Kim Trân kính bút
5.Bài họa:
懷念
二 十餘年不去回
他方避難否言催
初 時 多苦 愁 眠 哭
故國低頭酒少杯.
阮 綱
HOÀI NIỆM
Nhị
thập dư niên bất khứ hồi
Tha
phương tị nạn phủ ngôn thôi
Sơ
thời đa khổ sầu miên khốc
Cố
quốc đê đầu tửu thiểu bôi.
Nguyễn Cang
Dịch nghĩa:
TƯỞNG
NHỚ
Hơn hai mươi năm
không về lại
Tha hương tị nạn,
thôi thúc chẳng nói nên lời
Lúc đầu nhiều
đau khổ, sầu khóc mãi
Ngẫng đầu nhớ cố
hương, uống chút rượu giải sầu.
6. Phỏng dịch, họa (Chu Hà):
Bài 1:
Kính phỏng dịch bài Tố Tâm của Huynh
Trần Lâm Phát:
Xa quê lúc tuổi mới ba mươi
Đổi họ thay tên nuốt nghẹn lời
Một phút chia lìa sầu vạn thuở
Thâm tình có nhớ rượu tìm vơi!...
Chu Hà
Bài 2:
Kính họa Bài diễn dịch thể lục bát
BA LẦN VƯỢT BIÊN
Ba lần vượt biển trốn đi
Tử sinh kề cận mấy khi nghĩ về
Thị thành đày chốn sơn khê
Gian nan cực khổ bốn bề khó ra
Quê hương sao chẳng thấy nhà
Tàu nơi hải ngoại sân ga cũng sầu
Đêm buồn giấc ngủ khó sâu
Tìm quên mượn rượu lắc bầu cạn bôi… !
Chu Hà
Bài 3:
Kính họa bài cảm tác "NHỚ QUÊ" của bạn Minh Tâm
Bỏ xứ ra đi khó trở về
Ngoảnh đầu ruột thắt biệt làng quê
Đường đao mũi đạn không chùn bước
Sóng cả vực sâu há lại nề
Văn hóa trời Tây ai chẳng thích
Tự do xứ Mỹ lắm người mê.
Nhưng sao vẫn thấy lòng nhung nhớ
Nghĩ đến thâm tình ruột nhói tê.
Chu Hà
Bài 4:
Bao người tị nạn bỏ nhà đi
Mấy kẻ yêu quê muốn trở về
Cuộc sống xứ người đà ổn định
Nồi cơm đất mẹ khét nhào khê
Tự do sẵn có quen thành tánh
Lệ thuộc nghe thôi đã nặng nề
Nhớ lắm thương nhiều đành ráng chịu
Buồn thời đối ẩm bớt ai bi!...
Kính họa bài " Nỗi lòng người
xa xứ” của Kim Trân:
Lưu lạc bao năm sống cõi người
Xuất xứ nương nhờ đành đổi tiếng
Nhập gia an phận phải tùy thời
Nhiều khi uất hận lòng tê tái
Lắm lúc buồn đau lệ đẫm rơi
Lỡ dở một thời ôm số phận
Đành thôi sự thế cũng qua đời!...
Chu Hà
Mời xem : THƠ XƯỚNG HỌA KỲ 67-VƯỜN THƠ MỚI : Hương Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét