5 thg 8, 2020

Vô tình đào được cục đá kỳ lạ ngay sau vườn nhà, 31 năm sau mới biết đây là "báu vật" ngoài Trái Đất

Từ Tri Thức Trẻ


Sau khi thử bằng nam châm và phát hiện cục đá có chứa sắt, một người đàn ông đã bỏ xó nó trong vườn mà không biết rằng mình vừa đào được mảnh thiên thạch có kích thước lớn nhất nhất nước Đức.

Một mảnh thiên thạch có kích thước cực lớn vừa được phát hiện ở Đức, theo thông tin vừa được công bố bởi Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức (DLR). Với kích thước lên tới 28x25x20 cm cùng trọng lượng khoảng 30,2kg, đây cũng khối thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy ở nước Đức từ trước đến nay. Đáng chú ý, khối thiên thạch này đã thực tế đã…nằm im trong suốt 31 năm tại khu vườn của một người dân ở thị trấn Blaubeuren, phía đông nam Đức.

Đây là mảnh thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy tại Đức
Theo đó, vào năm 1989, một người đàn ông tại thị trấn Blaubeuren khi đang đào một đường rãnh đặt dây cáp điện bên trong khu vườn đã vô tình tìm thấy một khối đá có bề ngoài khá kỳ lạ, nằm ở độ sâu khoảng nửa mét.
Sau khi nhấc khối đá khỏi mặt đất, người đàn ông này mới nhận ra nó nặng một cách khác thường. Ông quyết định cầm một cục nam châm để gần tảng đá và nhận thấy bên trong nó có chứa sắt. Nhưng do không thể xác định được nguồn gốc thật sự của nó, ông đã bỏ mặc tảng đá trong vườn suốt nhiều thập kỷ.
Thậm chí vào năm 2015, người chủ nhà này còn suýt vứt khối đá cùng các đồ đạc không còn dùng đến trong khu vườn, trước khi thay đổi ý định vào phút cuối. Ông quyết định cất nó trong một cái tủ dưới tầng hầm của mình thêm vài năm nữa trước khi liên lạc với Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức (DLR) vào tháng 1 năm nay.
Sau khi mang vật thể này đến DLR để nghiên cứu, ông nhận được kết quả gây choáng váng: Tảng đá này thực chất là một thiên thạch cực kỳ quý hiếm có nguồn gốc từ ngoài vũ trụ.
Được đặt tên là "thiên thạch Blaubeuren"  dựa theo nơi nó được tìm thấy, mảnh thiên thạch này được cho là một phần nhỏ của một tiểu hành tinh hoặc sao chổi. Thành phần chính của nó là chondrite, hoặc đá phiến. Tại sao nó bị hút bởi nam châm (tức có thể chứa sắt bên trong) vẫn chưa được giải đáp. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để xác định cụ thể thành phần và nguồn gốc của vật thể ngoài hành tinh này.
Hầu hết thiên thạch đều bốc cháy ngay trên trời trước khi kịp va chạm với mặt đất
Thiên thạch thường là những mảnh vỡ của sao chổi hoặc một tiểu hành tinh. Hầu hết thiên thạch khi lao vào bầu khí quyển Trái Đất đều tập tức bị đốt cháy và nổ tung. Chỉ có một số rất ít mảnh thiên thạch rơi được xuống mặt đất. Do vậy những mảnh thiên thạch được phát hiện trên Trái Đất thường đem lại giá trị rất cao đối với những ai tìm ra chúng.
Vào năm 2017, một khối thiên thạch rực sáng trên bầu trời bang Michigan, Mỹ đã tạo nên cơn sốt đối với các thợ săn thiên thạch trong việc truy tìm tìm mảnh vỡ của mảnh ‘đá trời’ này.
Tham khảo DW.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét