9 thg 2, 2016

Cây Cầu Truyền Thống Cuối Của Người Inca

Keshwa Chaca là tên một cây cầu truyền thống của người Inca vẫn còn ở Peru, được đan bằng tay từ cành và thân các loại cây. Cầu có chiều dài  36 mét và nằm ở độ cao gần 70 mét so với mặt sông. (Ảnh: Google)Keshwa Chaca là tên một cây cầu truyền thống của người Inca vẫn còn ở Peru, được đan bằng tay từ cành và thân các loại cây. Cầu có chiều dài 36 mét và nằm ở độ cao gần 70 mét so với mặt sông. (Ảnh: Google)


Cách đây 500 năm, người Inca đã bắt đầu mở rộng đế chế của họ trên những vùng núi cao ở Andes. Họ đã phát triển một mạng lưới rộng khắp những con đường để di chuyển một cách nhanh chóng và hiệu quả trên các ngọn núi. Đối với những địa hình hiểm trở, nằm giữa những đỉnh núi cao và thung lũng sâu, người Inca đã xây dựng những chiếc cầu độc đáo mà dấu vết của chúng còn hiện diện cho đến ngày nay, tuy với số lượng rất ít.

Những cây cầu chính là một phần của mạng lưới Đường Inca đáng kinh ngạc trải dài 40.000 km từ Ecuador tới Argentina. Tùy thuộc vào nguyên vật liệu sẵn có, những cây cầu được xây dựng bằng một loạt các vật liệu: gỗ, đá, bè nổi hoặc đan bằng rơm và các bụi cỏ cao mọc trên đỉnh cao của dãy núi Andes.

Những cây cầu này có tuổi thọ ngắn ngủi và cần phải được thay thế sau vài năm. Sau khi người Inca cuối cùng biến mất vào đầu thế kỷ XVII, hầu như tất cả các cây cầu này cũng đã biến mất.
Chỉ một cây cầu duy nhất còn tồn tại nhờ  nỗ lực của người dân địa phương: cầu Keshwa Chaca. Bắc qua sông Apurimac gần Huinchiri ở tỉnh Canas của Peru, nó có chiều dài 45 mét và nằm ở độ cao 70 mét.
Cây cầu bao gồm năm sợi dây căng song song được bện bằng sợi của cây agave hoặc maguey, và dày khoảng 10 cm. Mặt cầu hoặc lối đi được làm từ những đoạn cây nhỏ, chằng buộc bằng da vào những sợi dây căng cố định. Trong thời cổ đại, người Anh-điêng ở Andahuaylas và các khu vực khác đã phải trả phí để được sử dụng cây cầu. Lệ phí được trả bằng nhiều cách khác nhau: hoặc đưa lá sisal từ nơi nó mọc đến (để làm dây thừng để sửa chữa cầu), hoặc tham gia sửa chữa cầu.
Ngày nay, cư dân địa phương tiếp tục truyền thống cổ xưa còn sót lại để tu bổ sửa chữa cầu mỗi năm vào tháng 6.

(Ảnh: Google)
(Ảnh: Google)
(Ảnh: Google)
(Ảnh: Google)
(Ảnh: Google)
(Ảnh: Google)

Xuân Hà
Theo Epochtimes-romania

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét