Sau khi Nguyễn Trãi chết, đa phần những di cảo thơ văn và trước tác của ông đều bị tiêu hủy. Bản
khắc in sách Dư địa chí bị Đại Tư đồ Đinh Liệt sai hủy (năm 1447).
Nhiều trước tác mất vĩnh viễn đến nay như Luật thư, Ngọc đường di cảo,
Giao tự đại lễ... Gia quyến Nguyễn Trãi cũng lưu tán khi biến cố Lệ Chi
Viên xảy đến. Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê, em trai Nguyễn Trãi là
Nguyễn Phi Hùng chạy về Phù Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Phù -
một người con của Nguyễn Trãi - chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế
Nguyễn. Bà vợ thứ năm của Nguyễn Trãi là Lê thị, đang mang thai, phải
trốn về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương. Đặc biệt, bà vợ thứ tư
của Nguyễn Trãi là Phạm Thị Mẫn, lúc đó cũng đang mang thai, được người
học trò cũ của chồng là Lê Đạt giúp chạy trốn vào xứ Bồn Man, sau về
thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tại đây, bà sinh
ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi
sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ.
Tháng
8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu đại xá cho
Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát
của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu
ông làm quan. Các ông Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lê Sát v.v.v...
cũng được đại xá trong các đời Nhân Tông và Thánh Tông.
Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện.
Năm
1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Sau khi
Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực
truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, đến thời điểm này, Nguyễn Trãi
mới được truy tặng tước vị tương đương lúc sinh thời, chế văn truy tặng
có câu:
“Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên
Văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế"
Dịch là:
Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũ
Truyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau.
(Từ Trang Hồ Sơ Quân Sự)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét