VĂN HỌC ĐỜI TRẦN:
“HẠNH THIÊN TRƯỜNG HÀNH CUNG” của Trần Thánh Tông
Bản chữ Hán: Phiên âm:
行天長行宮 Hạnh Thiên Trường hành cung
景清幽物亦清幽 Cảnh thanh u vật diệc thanh u,
十一仙州此一州 Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
百部笙歌禽百舌 Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,千行奴僕橘千頭 Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu,
月無事照人無事 Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự.
水有秋含天有秋 Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.
四海已清塵已淨 Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tịnh,
今年遊勝昔年遊. Kim niên du thắng tích niên du.
(陳聖宗) (Trần Thánh Tông)
Chú thích : 1/:Cũng có người cho rằng bài thơ nầy của Trần Nhân Tông.
2/: Bài nầy được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK văn học lớp 10 giai đoạn 1990-2006.
Trong bài thơ có nhắc tới một loại
quýt hương đặc sản nổi tiếng ven bãi sông Châu là quýt hương Văn Lý, Lý
Nhân có vị ngọt thơm ngon đặc biệt, ngày nay càng ngày càng mai một.
Phạm Sư Mạnh đời nhà Trần cũng có làm hai bài thơ “Hỗ giá Thiên Trường
thư sự” cũng nhắc tới loại quýt nói trên:
“Hải Thành thổ cống bao cam quất
Thiên thuộc quân trang vệ trục lô
Đại giá niên niên tuần cố trạch
Nhạc kỳ xuyên hậu tác tiền khu”.
Dạo chơi hành cung Thiên Trường2/: Bài nầy được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK văn học lớp 10 giai đoạn 1990-2006.
Sơ lược tiểu sử tác giả :
Trần Thánh Tông (陳聖宗;1240-1290) có tính nhân hậu , thân ái với anh em.
Ông rất trọng việc học , mở trường cho con em quan chức trong triều đến
học, cho cả các văn sĩ đến rèn luyện học tập, trong đó có Mạc Đỉnh Chi
nổi tiếng trong đối đáp khí đi sứ nhà Nguyên. Ông sai các quan đi chiêu
mộ những người đang sống lưu lạc về xây dựng nhà cửa làm ăn , hình thành
chế độ trang điền. Ông đã tham gia kháng chiến chống quân Mông Cổ. Thấy
giặc hung ác và nguy hiểm, ông cảnh giác hiểm họa giặc phương Bắc cho
toàn dân biết đồng thời chỉ đạo việc rèn luyện binh cơ sẵn sàng chiến
đấu. Năm 1284 Hốt Tất Liệt gây sức ép lên vua quan nước ta. Một thời
gian sau thì quân Nguyên mới thực sự cất binh Nam chinh. Vua Trần Thánh
Tông cùng con là Tràn Nhân Tông ra quân chống giặc cho đến khi thắng lợi
hoàn toàn (1284-1285) và lần thứ nhì (1287-1288).
Trần Thánh Tông là vua có tấm lòng yêu nước thiết tha, văn võ song toàn. Ông thực sự là người can đảm, không hề khuất phục trước kẻ thù hung bạo.
Trần Thánh Tông là vua có tấm lòng yêu nước thiết tha, văn võ song toàn. Ông thực sự là người can đảm, không hề khuất phục trước kẻ thù hung bạo.
Xuất xứ bài thơ:
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông làm
bài thơ nầy sau khi dẹp xong quân xăm lược nhà Nguyên lần thứ hai. Lúc
ấy là năm 1289, nhân một chuyến về thăm Thiên Trương. Trong cảnh đất
nước thanh bình lòng ông thư thả, vui với cảnh thiên nhiên, nghe chim
hót rộn ràng như trăm bộ sáo đàn, ngàn cây quýt như hàng ngàn tôi tớ
đang hầu cạnh ông.
Những
hình ảnh so sánh trên khá đặc biệt, nói lên sự cảm nhận và suy nghĩ đặc
thù của bậc vua chúa thời phong kiến khác xa với nhận thức của người
dân thường.
Cảnh
thật đẹp lại thanh vắng khiến lòng vua lâng lâng như đang sống trên cõi
tiên. Ông đã hưởng đầy đủ mọi thứ vật chất trên đời nên sau nầy có từ
giã cõi trần cũng không còn gì luyến tiếc.
Phủ Thiên Trường là nơi quê hương của nhà Trần, nay thuộc nội thành Nam
Định. Đời nhà Trần, các vua liên tiếp nối ngôi, có xây một hành cung để
các vua chúa nghỉ ngơi những lúc xuất tuần hoặc du ngoạn nơi xa. Hằng
năm các vua thường tổ chúc du hành từ kinh đô Thăng Long đi doc theo
sông Hồng và sông Châu về phủ Thiên Trường rồi nghỉ ngơi tại đó. Thiên
Trường trở thành kinh đô thứ hai của các vua nhà Trần. Sông Hồng có giá
trị lịch sử rất lớn vì ngay từ đời nhà Lê các vua di hành qua lại giữa
kinh đô Thăng Long và Lam Kinh hoặc những khi chinh phạt Chiêm Thành ,
thường đi ngang qua sông Hồng và sông Châu. Đặc biệt dọc hai bờ sông nầy
có cư dân sinh sống rất trừ phú mà cảnh vật lại đẹp nên gây cảm hứng
cho nhiều người từ vua quan cho tới hàng dân dã, họ đã sáng tác nhiều
thơ ca, để lại một kho tàng văn học giá trị cho tới ngay nay.
“Hải Thành thổ cống bao cam quất
Thiên thuộc quân trang vệ trục lô
Đại giá niên niên tuần cố trạch
Nhạc kỳ xuyên hậu tác tiền khu”.
(Tạm dịch: Công phẩm của Hải Thành gồm có cam và quýt
Đội quân triều đình trang bị các chiến thuyền hộ vệ
Xa giá nhà vua hàng năm về thăm quê cũ
Thần núi thần sông làm kẻ dẫn đường).
Đội quân triều đình trang bị các chiến thuyền hộ vệ
Xa giá nhà vua hàng năm về thăm quê cũ
Thần núi thần sông làm kẻ dẫn đường).
Chú thích từ ngữ:
hạnh (行): may mắn ( như hạnh phúc); đi chơi(vua). Còn đọc là hành ( đi).
u (幽): u tối, tối tăm, sâu kín, vắng vẻ.
sinh (笙) có bộ trúc. Một nhạc khí gồm 13 ống trúc ghép lại.
sinh ca (笙歌): tiếng ống sinh và tiếng ca hát.
thiệt (舌): cái lưỡi, tiếng nói.
hàng (行): thứ tự , bày thành dãy, chỗ bán hàng. Cũng đọc là hành( đi).
nô bộc (奴僕): người đầy tớ.
quất(橘): Thuộc họ quýt nhưng trái nhỏ hơn quýt.
chiếu(照): rọi lên, chiếu sáng.
trần (塵): bụi
tịnh ( 淨): sạch, yên lặng. Còn đọc là tĩnh. Tịnh thủy 淨水: nước sạch.
du (遊): đi chơi.
thắng (勝): hơn.
tích (昔): xưa, trước kia .
Dịch nghĩa:
Thiên Trường (天長): tên cũ là làng Tức Mặc ở Hà Nam, nơi phát tích dòng họ vua chúa nhà Trần.
hành cung(行宮 ): cung điện xây cất ở các tỉnh, ngoài kinh đô, để vua đi xuất tuần, nghỉ ngơi nơi đó.
diệc (亦) : cũng.u (幽): u tối, tối tăm, sâu kín, vắng vẻ.
châu:
州 ( 6 nét có bộ xuyên) chỉ đơn vị hành chánh nhỏ hơn một huyện, quận .
Cần phân biệt với châu(洲 ): có 9 nét, bộ thủy bên trái: cồn , bãi sông ,
đại lục.
thử (此): ấy, cái ấy, như thế, như vậy.
bộ ( 部): từng bộ, từng môn, chỗ quan thự.sinh (笙) có bộ trúc. Một nhạc khí gồm 13 ống trúc ghép lại.
sinh ca (笙歌): tiếng ống sinh và tiếng ca hát.
thiệt (舌): cái lưỡi, tiếng nói.
hàng (行): thứ tự , bày thành dãy, chỗ bán hàng. Cũng đọc là hành( đi).
nô bộc (奴僕): người đầy tớ.
quất(橘): Thuộc họ quýt nhưng trái nhỏ hơn quýt.
chiếu(照): rọi lên, chiếu sáng.
hàm (含): dung nạp, hàm chứa, chứa đựng, ngậm trong miệng.
dĩ(已): đã
thanh (清): trong( nước)trần (塵): bụi
tịnh ( 淨): sạch, yên lặng. Còn đọc là tĩnh. Tịnh thủy 淨水: nước sạch.
du (遊): đi chơi.
thắng (勝): hơn.
tích (昔): xưa, trước kia .
Dịch nghĩa:
Cảnh thanh u, vật cũng thanh u,
Trong mười một châu thần tiên thì đây là một châu.
Trăm giọng chim hót là trăm bộ sáo đàn,
Nghìn ngọn quất là hàng nghìn hàng tôi tớ.
Trăng vô sự chiếu người vô sự,
Nước mùa thu chứa trời mùa thu.
Bốn biển đã yên, bụi đã lắng,
Cuộc đi chơi năm nay hơn hẳn cuộc đi chơi năm trước.
Dịch thơ:
Dạo chơi hành cung Thiên Trường
Trăm giọng chim ca, đàn sáo tấu
Nghìn đầu ngọn quất, vạn nô hầu
Trăng nhàn hạ chiếu người nhàn hạ
Năm nay dạo cảnh, vượt năm đầu.
Cảnh thanh u, vật cũng thanh u
Mười một châu tiên đây một châuTrăm giọng chim ca, đàn sáo tấu
Nghìn đầu ngọn quất, vạn nô hầu
Trăng nhàn hạ chiếu người nhàn hạ
Nước lắng trong, soi bóng dáng thu
Bốn bể yên, hồng trần đã lắngNăm nay dạo cảnh, vượt năm đầu.
Nguyễn Cang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét