Bạn có bao giờ tự hỏi, một ngày bạn tới Bắc Kinh, hoặc ở Rio de
Janeiro hay Christchurch tại New Zealand, người dân địa phương chào đón
bạn tại sân bay, bạn sẽ chào hỏi họ ra sao? Cúi chào, bắt tay hay một
cái ôm kiểu Mỹ?
Cái ôm trìu mến của doanh nhân Mỹ và đối tác Nhật Bản có thể trở nên thật lúng túng. Cách đơn giản nhất trong trường hợp này là cúi chào.
Cách thức ứng xử và chào hỏi truyền thống của thổ dân bản địa Maori tại New Zealand là chạm hai đầu mũi và trán vào nhau.
Tại Rio de Janeiro (Brazil), họ quy ước lời chào tương đương với ba
nụ hôn lên má. Tuy nhiên, khi đi về vùng đông nam quốc gia này, tới
thành phố Sao Paulo, bạn chỉ nên hôn một lần. Tại Bắc Kinh (Trung Quốc),
bạn chỉ cần gật đầu và mỉm cười.
Nam giới ở Argentina thường chạm má nếu họ có quan hệ bạn bè. Trong hầu hết các nước ở thế giới Ả Rập, một nụ hôn gió kép là điều bắt buộc, mặc dù cách này chỉ áp dụng với người cùng giới tính.
Tại Pháp, lời chào thường phức tạp hơn. Ở thành phố Nantes, người dân
thường chào bằng bốn nụ hôn, hai nụ hôn ở Toulouse, hoặc nụ hôn duy
nhất vào má khi bạn tới thành phố Brest. Tuy vậy, nguyên tắc chung là
môi không chạm má, và chỉ nên hơi tạo âm gió khi hôn.
Ở hầu hết các nước Bắc Âu, lời chào thường chỉ là một chiếc bắt tay với người xa lạ, và một nụ hôn dành cho bạn bè.
Việc bắt tay thật chặt giữa hai người đàn ông Nga thường còn mang ý
nghĩa thử sức mạnh của người kia. Ngoài ra, bắt tay nhau trước qua
ngưỡng cửa là điều cấm kỵ ở đây. Hãy đợi đến khi bạn bước vào trong nhà,
hoặc chủ nhà bước ra khỏi cửa.
Thứ tự đặt nụ hôn là điều cần chú ý. Ở Bồ Đào Nha, người dân thường hôn từ má trái sang phải nhưng ở Stasbourg (Pháp) thì ngược lại.
Hôn hay chạm vào người lạ không phổ biến tại châu Á. Theo phong tục
Thái Lan, họ chào bằng cách chắp tay, tạo thành vòng cung như khi cầu
nguyện. Campuchia và Indonesia có cách chào tương tự.
Tại Ấn Độ, hai người đàn ông có thể bắt tay nhau, nhưng không làm vậy
với người khác giới. Cách chào truyền thống với người Ấn Độ hơn tuổi là
cúi xuống và chạm vào chân họ.
Cách chào hỏi truyền thống của người Tây Tạng được xem là đặc sắc nhất. Họ thè lưỡi từ một khoảng cách an toàn để chào nhau.
Theo New York Times.
Cái ôm trìu mến của doanh nhân Mỹ và đối tác Nhật Bản có thể trở nên thật lúng túng. Cách đơn giản nhất trong trường hợp này là cúi chào.
Cách thức ứng xử và chào hỏi truyền thống của thổ dân bản địa Maori tại New Zealand là chạm hai đầu mũi và trán vào nhau.
Chạm đầu mũi và trán là cách chào của người Maori, New Zealand.
|
Nụ hôn chào hỏi
Nhiều nơi tại châu Mỹ Latin, châu Âu và Trung Đông, hôn gió là cách chào phổ biến giữa người xa lạ, nhưng với mỗi quốc gia và mỗi khu vực đều có những thói quen ứng xử riêng.Nam giới ở Argentina thường chạm má nếu họ có quan hệ bạn bè. Trong hầu hết các nước ở thế giới Ả Rập, một nụ hôn gió kép là điều bắt buộc, mặc dù cách này chỉ áp dụng với người cùng giới tính.
Cách chào chạm má của người Argentina.
|
Ở hầu hết các nước Bắc Âu, lời chào thường chỉ là một chiếc bắt tay với người xa lạ, và một nụ hôn dành cho bạn bè.
Bắt tay thật chặt là cách chào của người Bắc Âu và người Nga.
|
Thứ tự đặt nụ hôn là điều cần chú ý. Ở Bồ Đào Nha, người dân thường hôn từ má trái sang phải nhưng ở Stasbourg (Pháp) thì ngược lại.
Dùng tay thay lời chào
Cách chào phổ biến tại Thái Lan, Campuchia, Indonesia. |
Cách chào người lớn tuổi hơn tại Ấn Độ. |
Lè lưỡi và giữ khoảng cách là cách chào độc đáo của người Tây Tạng. |
Ảnh: Adrian Samson
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét