4 thg 9, 2016

Chứng rối loạn nhân cách và cách chữa trị

Chủ nghĩa ngưỡng mộ bản thân là đặc tính then chốt ở nhóm người bị rối loạn nhân cách dạng “đột biến, cảm xúc, bất chợt”.

(John William Waterhouse, via Wikimedia Commons)
Chủ nghĩa ngưỡng mộ bản thân là đặc tính then chốt ở nhóm người bị rối loạn nhân cách dạng “đột biến, cảm xúc, bất chợt”. (John William Waterhouse, trên Wikimedia Commons)
Các nhà làm phim đều biết rằng chứng rối loạn nhân cách rất thu hút khán giả. Các bạn hãy thử liên tưởng đến nhân vật Scarlett O’Hara luôn muốn được quan tâm chú ý trong tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió (1939) hay sự thao túng và bỏ rơi người khác không thương tiếc trong Sự Im Lặng Của Bầy Cừu (1991), Ngài Ripley Tài Năng (1999) và Chopper (2000). Còn có thể kể đến những nỗi sợ bị bỏ rơi và bất ổn cảm xúc trong bộ phim Sự Thu Hút Chết Người (1987) và Cô Gái, Bị Gián Đoạn (1999).
Tuy nhiên điện ảnh không khéo léo trong việc thể hiện những niềm vui thông thường, những tổn thương trong lòng và đôi khi là cảm giác vô vọng đến muốn tự sát của những người bạn, đồng nghiệp hay họ hàng bị chứng rối loạn nhân cách mà chúng ta biết.

Điều gì khiến cho nhân cách của một người bị “rối loạn”?

Nhân cách thể hiện những đặc trưng cá nhân trong cách suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. Rối loạn nhân cách là một loại rối loạn về tâm thần, có thể nhận ra được khi những tính cách đặc trưng này liên tục không thể ứng biến linh hoạt hay hoạt động không bình thường ở mức nghiêm trọng suốt một quãng thời gian dài.
Chúng ta cũng có thể nhận ra chứng rối loạn nhân cách trong những câu chuyện lịch sử. Từ narcissism (chủ nghĩa ngưỡng mộ bản thân) có xuất xứ từ một câu chuyện thần thoại Hy Lạp vào năm 50 trước Công Nguyên. Narcissus điển trai lặng người trước hình ảnh phản chiếu của mình trên mặt nước. Ông càng nhìn thì lại càng cảm thấy đam mê và rung động. Qua thời gian Narcissus đã chết trong trạng thái tự mình mất hết hy vọng do chỉ biết quan tâm đến bản thân mình.
Những người bị rối loạn nhân cách thường hành xử và nhìn nhận bản thân và người khác theo một cách khác hẳn theo kiểu văn hóa của họ. Những tư tưởng và cách hành xử này có xu hướng phát triển trong giai đoạn thanh thiếu niên và vẫn cứ âm ỷ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đau khổ và cảm thấy bất ổn đối với mọi mặt trong cuộc sống.

Mức độ phổ biến

Rối loạn nhân cách là một trong những tình trạng sức khỏe tinh thần nghiêm trọng và phổ biến nhất. Khoảng 6.5% những người Úc ở độ tuổi trưởng thành sẽ bị rối loạn nhân cách suốt đời. Dữ liệu về hơn 21.000 người trên thế giới bao gồm châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á cho thấy mức độ phổ biến tương tự khoảng 6,1%.
Khoảng 40% đến 60% những bệnh nhân tâm thần bị chứng rối loạn nhân cách, cùng tỷ lệ với số người nghiện ma túy và rượu phải đi tù.
Rối loạn nhân cách là nguyên nhân của khoảng ¼ những ca bệnh tâm thần và nhập viện trong tình trạng khẩn cấp.
12990592524_1dc2aa3441_o
Scarlett trong tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió là minh họa kinh điển cho chứng rối loạn nhân cách thích thu hút sự chú ý. (Razi Marysol Machay/flickr, CC BY-SA)

Chẩn đoán như thế nào?

Rối loạn nhân cách đã được liệt vào một chứng bệnh tâm thần có trong Phân loại bệnh trên thế giới ((ICD-10, 1994) của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Sổ Tay Chẩn Đoán Và Số Liệu Thống Kê về Rối Loạn Tâm Thần (DSM-5, 2013) Của Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ.
Mặc dù có sự khác biệt đáng kể theo từng trường hợp cá nhân, tất cả đều gặp 4 khó khăn chung sau đây:
  • Khó kiểm soát những cảm xúc như bỗng dưng nóng giận hoặc chán nản mất hết hy vọng
  • Khó chịu trong các mối quan hệ dạng như xa cách hoặc quá mức thân mật.
  • Có suy nghĩ lẫn lộn: khó có thể hiểu được bản thân mình và hiểu sai ý định của người khác
  • Có những hành vi liên quan có vấn đề như lạm dụng thuốc, quan hệ tình dục với nhiều người hoặc tự làm hại bản thân.

Nguyên nhân là gì?

Rối loạn nhân cách có vẻ như có cả hai nguyên nhân về gen và môi trường. Sự khác biệt trong phần gen xác định tính khí và những thứ mà họ bị ràng buộc trong những năm đầu đời có vẻ như đóng vai trò nhất định vì nhiều người dường như vốn sẵn là rất nhạy cảm hoặc trung lập đối với vấn đề gầy dựng các mối quan hệ với người khác.
Các nghiên cứu quét ảnh cộng hưởng từ cho thấy thể tích của những khu vực amygdale và hippocampal trong não bộ những bệnh nhân rối loạn nhân cách bị nhỏ đi, qua đó có thể phản ánh những khó khăn trong việc kiểm soát tình cảm và phối hợp giữa các ký ức trong cuộc đời họ.
Kết hợp với những vấn đề về mặt sinh lý nêu trên là những tổn thương ám ảnh do môi trường, bao gồm những trải nghiệm bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng thuở bé hoặc thời trẻ là những điều thường thấy trong tiểu sử của những người gặp vấn đề nghiêm trọng về nhân cách.

Các phân nhóm

Các chuyên gia không đồng thuận về các dạng thức của chứng rối loạn nhân cách. DSM-5 liệt kê 10 dạng chia thành 3 nhóm:
  • Nhóm “Kỳ lạ và khác thường” (những người hay lo sợ bị hại, những người không thích giao tiếp, những người sống tách ly với xã hội)
  • Nhóm “bất thường, nhiều cảm xúc và không đoán trước được” (không thích giao tiếp xã hội, khó hiểu một cách bất chợt, rất thích thu hút sự chú ý, ngưỡng mộ bản thân)
  • Nhóm “hay lo lắng và sợ hãi” (tránh né, phụ thuộc và rối loạn ám ảnh cưỡng chế)
Tuy nhiên, đoạn cuối của DSM-5 đề xuất giảm xuống còn 6 dạng: không thích xã hội, tránh né, khó hiểu một cách bất chợt, ngưỡng mộ bản thân, ám ảnh cưỡng chế, những người sống tách ly với xã hội. Phần này nhằm mục đích thay thế nhóm 10 dạng hiện tại, nhưng những phân nhóm kỹ lưỡng hơn trong nhóm nghiên cứu rối loạn nhân cách DSM-5 (2 thành viên đã rút lui) buộc hội đồng DSM phải đưa đề xuất này vào phần “những mô hình và phương pháp mới xuất hiện”.
699082840_a9808e6bd8_z
Các đặc trưng tính cách là khó thay đổi. (Kai Schreiber/flickr, CC BY-SA)
Hệ thống ICD-11 sẽ hoàn thành vào năm 2017 có thể sẽ thay thế tất cả những dạng này bằng một dạng rối loạn duy nhất – rối loạn nhân cách – chia theo mức độ nghiêm trọng: bình thường, trung bình, nghiêm trọng.
Việc này sẽ giúp vượt qua vấn đề thiếu sự đồng thuận vì các dạng nhỏ có xu hướng chồng chéo lên nhau, và sẽ giúp cân đối hệ thống ICD với những mô hình hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe qua bảo hiểm hoặc dựa trên các hoạt động chăm sóc. Vì thế, khi đã được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn nhân cách ở mức nghiêm trọng – dù là dạng gì –  việc hỗ trợ chi phí cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với quá trình điều trị dài hơn và mức độ dày đặc hơn so với những người bị bệnh nhẹ hơn.
Không phải toàn bộ ICD-11 đều bỏ qua những khác biệt mang tính cá nhân, hệ thống này cho phép bốn từ dùng để miêu tả, có thể gọi tên như không giao tiếp với xã hội (giống chứng tránh né xã hội), cảm xúc tiêu cực (giống chứng cảm xúc bất chợt khó hiểu), ám ảnh (giống dạng ám ảnh cưỡng chế), và dạng tách biệt (giống dạng không thích giao tiếp hay sống cách ly với xã hội).

Chữa trị thế nào?

Nghiên cứu hơn 20 năm qua cho thấy rằng những liệu pháp tâm lý có hiệu quả đối với nhiều người bị chứng rối loạn nhân cách. Hai phần ba những ngươi chữa trị liên tục trong vòng một năm đã thu được những hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên những kiểu cách về cá tính là khó thay đổi. Thời gian chữa trị trung bình cho người trưởng thành, theo liệu pháp dựa vào bằng chứng, là khoảng 1 năm – qua ít nhất là 32 giai đoạn – tuy nhiên nhiều người cần những chương trình dài hơn.
Có ít bằng chứng cho thấy dùng thuốc là một cách chữa trị hiệu quả.
Hướng dẫn thực hành lâm sàng được công bố gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc can thiệp sớm đối với thiếu niên. Việc chẩn đoán có thể thực hiện ở thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi nếu vấn đề kéo dài hơn một năm.
Những mô hình chăm sóc mới đang được áp dụng, bao gồm mô hình “step down” để kiểm soát chứng rối loạn này tốt hơn. Mô hình này đề xuất can thiệp tâm lý một cách thân thiện đối với những người bị rối loạn nhân cách dạng trong vòng từ 1 đến 3 ngày khi họ bị khủng hoảng, sau đó là đánh giá và lên kế hoạch chăm sóc phù hợp cho việc hỗ trợ về lâu dài.
Mô hình này dựa trên những phát hiện từ những thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên gần đây cho thấy những liệu pháp tâm lý phổ thông có thể cũng có hiệu quả như những chương trình chuyên môn mức độ cao và cũng dễ học và áp dụng hơn.
Liệu pháp tâm lý có thể sẽ khó thực hiện được, đặc biệt là trong những tháng đầu vì để phát triển một mối quan hệ tin tưởng và an toàn với một nhà tâm lý học thì khá khó khăn do bản chất của chứng rối loạn này.
Nghiên cứu của nhóm chúng tôi đã trình bày các phương cách mà các chuyên gia trị liệu thường tư vấn cho những bệnh nhân bị chứng trầm cảm và chứng bất chợt nóng giận khó hiểu với cùng mong muốn hỗ trợ, nhưng với nhóm bị chứng nóng giận bất chợt, họ không tư vấn được nhiều và căng thẳng hơn – dù rằng họ rất giỏi và giàu kinh nghiệm.
Tương tự như vậy, gia đình, họ hàng và những người chăm sóc những người bị rối loạn cũng báo cáo về cảm giác nặng nề khi trong vai trò là người chăm sóc.
Duy trì sự thông cảm yêu thương, hy vọng và kiên nhẫn bất chấp khó khăn là một điều quan trọng, và những liệu pháp chữa trị tốt hơn, những kinh nghiệm của những người đã bình phục hiện đang là cách giải quyết sự kỳ thị xa lánh đối với chứng rối loạn nhân cách.
Bài viết này được đăng nguyên gốc trên The Conversation
 Đọc bản gốc.
http://vietdaikynguyen.com/v3/44923-chung-roi-loan-nhan-cach-va-cach-chua-tri/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét