Các nhà khoa học đang lo lắng trước tình trạng
thiếu thịt trên thế giới, trong khi đó không ít người vì lý do đạo đức
phản đối việc tiêu thụ thịt động vật.
Đồng
thời, ngành chăn nuôi lại gây tác hại đến môi trường sinh thái do phát
tán khí thải gây hiệu ứng ấm lên toàn cầu, góp phần vào quá trình biến
đổi khí hậu. Đấy là chưa kể đến tình trạng phá rừng để lấy đất trồng cỏ
chăn nuôi, dùng phân hóa học, tiêu tốn nước gây xói mòn đất như thí dụ
của Brazil chẳng hạn…
Tại Israel đã hình thành dự án khởi nghiệp
SuperMeat kêu gọi sản xuất thịt tại các phòng thí nghiệm và từ bỏ các
trang trại nuôi gia súc. Dự án của giáo sư Y.Nahmias tại Đại học Hebrew ở
Jerusalem nêu ý tưởng sản xuất thịt từ các tế bào của gà mái, tức là
chỉ cần một lần thu tế bào thịt gà còn sau thì chúng tự sinh sôi nảy nở
trong các phòng thí nghiệm.
Theo Gizmag, vật liệu cấy được thu trong quá trình
sinh thiết, tách ra thành những tế bào riêng biệt, rồi nuôi trong môi
trường dinh dưỡng. Tiếp theo, các nhà khoa học sử dụng một thiết bị phản
ứng sinh học chuyên dụng mô phỏng những điều kiện của cơ thể sống.
Chính trong lò phản ứng sinh học này, các tế bào sinh trưởng và biến
thanh mô thực sự. Cuối cùng, các tế bào được tưới các chất dinh dưỡng để
có hình thức miếng thịt. Công nghệ này không chỉ cho phép sản xuất
những sản phẩm thịt với khối lượng hầu như vô hạn mà còn có thể bổ sung
thêm một số loại vitamin chẳng hạn.
Các nhà khoa học Israel tin rằng công nghệ của họ
giúp duy trì cân bằng sinh thái do quá trình sản xuất hầu như không có
phế thải. Đấy là chưa kể đến việc loại trừ được hoàn toàn tình trạng
thịt bị nhiễm vi khuẩn và các hoócmon tăng trưởng nhờ được giám sát chặt
chẽ.
Hiện họ đang tiến hành chiến dịch huy động vốn cộng
đồng để chế tạo nguyên mẫu thiết bị sản xuất thịt nhân tạo, đòi hỏi tới
500.000 USD. Nhưng khả năng thu hồi vốn nhanh vì ước tính giá bán một
ký thịt nhân tạo là 5 USD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét