Thấy bài nầy trên mạng,rất hay,xin mạn phép tác giả mang về đây cho bà con "xem cho biết"...Cám ơn nhiều
FB Doan Hoa
Sáng nay tôi có việc vào trại giam phạm
nhân nữ ở Světlá nad Sázavou – Cộng Hòa Séc vì một trường hợp đặc biệt
và nhờ vậy tôi lại được biết thêm việc nhân quyền và sự nhân đạo ở Séc,
kể cả đối với các phạm nhân đang thụ án được bảo đảm thế nào.
Một nữ phạm nhân Việt Nam đang thụ án tù 8 năm vì tội buôn bán ma túy với số lượng lớn. Cho đến thời điểm này cô ta đã ngồi tù được hơn 3 năm và đang chờ đến khi đạt mức 4 năm, tức là một nửa thời gian thi hành án thì có thể làm đơn xin tòa trả lại tự do trước thời hạn nếu cải tạo tốt. Bên ngoài, trong cuộc sống tự do thì cô ta còn có 3 con nhỏ đều ở tuổi vị thành niên. Vì đã ly hôn, không có ai chăm sóc con nên cả 3 đứa nhỏ, theo quyết định của tòa án đã được đưa đến trại trẻ mồ côi do nhà nước quản lý và có nhân viên của ủy ban bảo vệ bà mẹ – trẻ em thuộc cơ quan thành phố đỡ đầu. Tất cả các kinh phí cho sinh hoạt hàng ngày của chúng đều từ ngân sách nhà nước.
Tôi ngạc nhiên khi biết rằng hàng tháng, nữ nhân viên của ủy ban bảo vệ bà mẹ – trẻ em, bằng kinh phí nhà nước, vẫn thường xuyên chở ba đứa bé đến thăm mẹ. Mỗi lần thăm như vậy kéo dài 90 phút trong phòng thăm thân và không hề có sự quản thúc của các nhân viên trại giam.
Cách đây chừng hai tháng có một cặp vợ chồng người Séc tỏ nguyện vọng muốn đưa cả ba đứa về nhà nuôi dưỡng. Họ đã phải chứng minh với các cơ quan chức năng về điều kiện sống, mức thu nhập của mình cũng như xác nhận của chính quyền địa phương cho hoàn cảnh thực tế của họ. Mỗi đứa trẻ sẽ có phòng riêng của mình với đầy đủ các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Họ sẽ được nhà nước trợ cấp một phần cho việc nuôi dưỡng chúng, kể cả tiền xăng xe để hàng tháng họ sẽ đưa lũ trẻ đến thăm mẹ như trong thời gian còn ở trong trại trẻ mồ côi. Mọi thủ tục đã xong sau khi đại diện của ủy ban bảo vệ bà mẹ – trẻ em của chính quyền đến thẩm tra thực trạng. Điều cần thiết cuối cùng và cũng là quan trọng nhất là sự đồng ý của mẹ chúng, người phụ nữ đang thụ án trong tù. Nếu đồng ý thì tòa mới được phép cho vợ chồng người Séc kia nhận ba đứa bé về nhà chăm sóc. Nếu người mẹ không chấp thuận thì chúng sẽ tiếp tục sống trong trại trẻ mồ côi.
Phiên tòa được tiến hành trong trại giam và ngay bà chánh án cũng phấp phỏng chờ đợi chính kiến của người mẹ. Trước đó thì vợ chồng người Séc kia cũng đã trao đổi thư từ với cô ta có kèm theo những tấm hình chụp các căn phòng đã được chuẩn bị để đón lũ nhỏ cùng với những tấm hình mà họ chụp với lũ nhỏ tại trại trẻ mồ côi. Hai vợ chồng người Séc cho biết rằng họ rất yêu lũ trẻ và mong rằng người mẹ sẽ chấp thuận nguyện vọng của họ. Nhìn những bức hình đó mà bản thân tôi có cảm tưởng rằng ba đứa bé đó sẽ được sống trong một thiên đường, thiên đường thật sự. Dân Việt sống ở Séc không còn lạ gì tình cảm của những ông bà già người Séc dành cho lũ trẻ nhỏ Việt Nam khi họ nhận chăm sóc chúng trong ngày để bố mẹ có khả năng làm kinh tế.
Nữ phạm nhân Việt Nam chuyển từ chỗ ngỡ ngàng do chưa hiểu luật pháp của Séc để rồi òa khóc ngay tại tòa khi được bà chánh án giải thích cặn kẽ về những quyền lợi của lũ trẻ cũng như trách nhiệm của vợ chồng người Séc kia khi cam kết sẽ bảo đảm cuộc sống đầy đủ về mọi mặt cho chúng.
Sau khi mãn hạn tù, được trả lại tự do thì người mẹ sẽ có quyền làm đơn đề nghị tòa cho phép tiếp tục nuôi con nếu chứng minh được rằng bảo đảm được chỗ ở, điều kiện sinh hoạt và tài chính cho cả gia đình. Chừng nào chưa chứng minh được điều này thì ba đứa trẻ vẫn được hai vợ chồng người Séc kia nuôi dưỡng và nhà nước vẫn tài trợ. Người mẹ có thể đến thăm con bất kỳ lúc nào mà không bị cấm đoán.
Sau phiên tòa, trong lúc ngồi uống cafe thì bà chánh án cho tôi biết rằng đã không ít trường hợp gia đình đang chăm sóc trẻ nhỏ, vì tình cảm gắn bó với chúng nên đã tiếp nhận người mẹ như một thành viên mới trong gia đình và cũng không ít trường hợp nhờ sự cưu mang đó mà những người mẹ phải nuôi con một mình đã thay đổi hẳn cách sống của mình. Họ đã trở thành những công dân có ích cho xã hội, những người mẹ thương yêu con, đồng thời họ đã trở thành những đứa con hiếu thảo với bố mẹ nuôi của mình.
Cho dù Séc không phải là nước được xếp hàng đầu ở Châu Âu trong các vấn đề xã hội nhưng không phải nước nào cũng có cách giải quyết nhân đạo, tình người như ở Séc.
Một nữ phạm nhân Việt Nam đang thụ án tù 8 năm vì tội buôn bán ma túy với số lượng lớn. Cho đến thời điểm này cô ta đã ngồi tù được hơn 3 năm và đang chờ đến khi đạt mức 4 năm, tức là một nửa thời gian thi hành án thì có thể làm đơn xin tòa trả lại tự do trước thời hạn nếu cải tạo tốt. Bên ngoài, trong cuộc sống tự do thì cô ta còn có 3 con nhỏ đều ở tuổi vị thành niên. Vì đã ly hôn, không có ai chăm sóc con nên cả 3 đứa nhỏ, theo quyết định của tòa án đã được đưa đến trại trẻ mồ côi do nhà nước quản lý và có nhân viên của ủy ban bảo vệ bà mẹ – trẻ em thuộc cơ quan thành phố đỡ đầu. Tất cả các kinh phí cho sinh hoạt hàng ngày của chúng đều từ ngân sách nhà nước.
Tôi ngạc nhiên khi biết rằng hàng tháng, nữ nhân viên của ủy ban bảo vệ bà mẹ – trẻ em, bằng kinh phí nhà nước, vẫn thường xuyên chở ba đứa bé đến thăm mẹ. Mỗi lần thăm như vậy kéo dài 90 phút trong phòng thăm thân và không hề có sự quản thúc của các nhân viên trại giam.
Cách đây chừng hai tháng có một cặp vợ chồng người Séc tỏ nguyện vọng muốn đưa cả ba đứa về nhà nuôi dưỡng. Họ đã phải chứng minh với các cơ quan chức năng về điều kiện sống, mức thu nhập của mình cũng như xác nhận của chính quyền địa phương cho hoàn cảnh thực tế của họ. Mỗi đứa trẻ sẽ có phòng riêng của mình với đầy đủ các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Họ sẽ được nhà nước trợ cấp một phần cho việc nuôi dưỡng chúng, kể cả tiền xăng xe để hàng tháng họ sẽ đưa lũ trẻ đến thăm mẹ như trong thời gian còn ở trong trại trẻ mồ côi. Mọi thủ tục đã xong sau khi đại diện của ủy ban bảo vệ bà mẹ – trẻ em của chính quyền đến thẩm tra thực trạng. Điều cần thiết cuối cùng và cũng là quan trọng nhất là sự đồng ý của mẹ chúng, người phụ nữ đang thụ án trong tù. Nếu đồng ý thì tòa mới được phép cho vợ chồng người Séc kia nhận ba đứa bé về nhà chăm sóc. Nếu người mẹ không chấp thuận thì chúng sẽ tiếp tục sống trong trại trẻ mồ côi.
Phiên tòa được tiến hành trong trại giam và ngay bà chánh án cũng phấp phỏng chờ đợi chính kiến của người mẹ. Trước đó thì vợ chồng người Séc kia cũng đã trao đổi thư từ với cô ta có kèm theo những tấm hình chụp các căn phòng đã được chuẩn bị để đón lũ nhỏ cùng với những tấm hình mà họ chụp với lũ nhỏ tại trại trẻ mồ côi. Hai vợ chồng người Séc cho biết rằng họ rất yêu lũ trẻ và mong rằng người mẹ sẽ chấp thuận nguyện vọng của họ. Nhìn những bức hình đó mà bản thân tôi có cảm tưởng rằng ba đứa bé đó sẽ được sống trong một thiên đường, thiên đường thật sự. Dân Việt sống ở Séc không còn lạ gì tình cảm của những ông bà già người Séc dành cho lũ trẻ nhỏ Việt Nam khi họ nhận chăm sóc chúng trong ngày để bố mẹ có khả năng làm kinh tế.
Nữ phạm nhân Việt Nam chuyển từ chỗ ngỡ ngàng do chưa hiểu luật pháp của Séc để rồi òa khóc ngay tại tòa khi được bà chánh án giải thích cặn kẽ về những quyền lợi của lũ trẻ cũng như trách nhiệm của vợ chồng người Séc kia khi cam kết sẽ bảo đảm cuộc sống đầy đủ về mọi mặt cho chúng.
Sau khi mãn hạn tù, được trả lại tự do thì người mẹ sẽ có quyền làm đơn đề nghị tòa cho phép tiếp tục nuôi con nếu chứng minh được rằng bảo đảm được chỗ ở, điều kiện sinh hoạt và tài chính cho cả gia đình. Chừng nào chưa chứng minh được điều này thì ba đứa trẻ vẫn được hai vợ chồng người Séc kia nuôi dưỡng và nhà nước vẫn tài trợ. Người mẹ có thể đến thăm con bất kỳ lúc nào mà không bị cấm đoán.
Sau phiên tòa, trong lúc ngồi uống cafe thì bà chánh án cho tôi biết rằng đã không ít trường hợp gia đình đang chăm sóc trẻ nhỏ, vì tình cảm gắn bó với chúng nên đã tiếp nhận người mẹ như một thành viên mới trong gia đình và cũng không ít trường hợp nhờ sự cưu mang đó mà những người mẹ phải nuôi con một mình đã thay đổi hẳn cách sống của mình. Họ đã trở thành những công dân có ích cho xã hội, những người mẹ thương yêu con, đồng thời họ đã trở thành những đứa con hiếu thảo với bố mẹ nuôi của mình.
Cho dù Séc không phải là nước được xếp hàng đầu ở Châu Âu trong các vấn đề xã hội nhưng không phải nước nào cũng có cách giải quyết nhân đạo, tình người như ở Séc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét