Dỡ chà ăn Tết là một hoạt động khá
quen thuộc của người miền Tây, đặc biệt là những nhà nằm cặp sông, rạch. Những
người sống ở phố thị lâu năm được thấy cảnh này đều cảm thấy rất thú vị. Một
kiểu bắt cá, tôm đơn giản nhưng cũng không kém phần ly kỳ khi mà thấy cá quẩn
vào chân, cá cầm trên tay lại để tuột xuống nước.
“Nhà nào dỡ trước Tết thì coi như
khỏi cần mua đồ ăn. Còn nhà nào dỡ sau Tết mà trúng nhiều tôm lớn thì bán có
giá lắm vì sau Tết người ta ngán thịt thà, thích làm lẩu cá, tôm mà mua được
tôm dỡ chà thì còn gì bằng”- chị Năm kể.
Chà được thả trên một đoạn rạch
chừng 100m mà có đến ba nhà. Mỗi nhà chia ra một đoạn và họ dỡ cùng một ngày.
Buổi sáng khi ánh nắng còn trốn đâu đó, gió nồm se se, các thợ vườn đã í ới gọi
nhau mang đồ nghề là lưới, thau, nồi, rổ, rá để chuẩn bị bắt cá, tôm…
Lưới được giăng kín xung quanh đám
chà (cây, bó) và cắm sào chặt xuống bùn để cá, tôm không lọt ra. Sau đó, lần
lượt từng bó cây, khúc cây được vác dần ra ngoài. Cùng với công đoạn này, nhiều
người sát cá, tôm đã bắt đầu “sờ” được những con đầu tiên. Mỗi bó chà dỡ ra,
người ta không quên rũ vào một cái rổ lớn để nếu có tôm thì sẽ được lấy lại.
Khi nước đục ngầu lên thì cũng là lúc tôm bị sốn mắt bắt đầu nổi lên để… bị
bắt!
Chà dỡ dần ra thì tấm lưới thu gọn lại.
Cá, tôm lần lượt được xúc lên. Những con cá to nhất sẽ ở lại đến phút cuối cùng
mới chịu rơi vào tay người. Những người sống ở phố thị lâu năm được thấy cảnh
này đều cảm thấy rất thú vị. Một kiểu bắt cá, tôm đơn giản nhưng cũng không kém
phần ly kỳ khi mà thấy cá quẩn vào chân, cá cầm trên tay lại để tuột xuống
nước.
Cá lớn, tôm lớn được rộng (thả cho
sống) trong lu hoặc rạch. Cá nhỏ như lòng tong thì băm nhỏ nhồi khổ qua. Cá
bống kho tiêu. Tôm trong (tôm nhỏ, tép) thì kho, luộc cuốn báng tráng. Cá lớn và
tôm lớn thì nướng mọi hoặc nấu lẩu đều ngon!
Theo Dân Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét