(Kiến Thức) - Những di
sản nổi tiếng thế giới dưới này đang phải đứng trước nguy cơ biến mất do
ảnh hưởng của thiên nhiên hay tác động của khách du lịch...
Trong ảnh là thành phố đá sừng
sững Petra của Jordan nổi tiếng với nhiều bức tượng được tạc trên vách
đá. Khu vực này bị thời tiết làm xói mòn cũng như du khách chạm vào bề
mặt ngôi đền Al Khazneh... khiến nơi đây có nguy cơ biến mất.
Thành cổ Bam của Iran là
pháo đài bằng gạch đất nung bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi xảy ra vụ
động đất mạnh năm 2003. Trong những năm qua, địa điểm nổi tiếng này gặp nhiều nguy hiểm, có nguy cơ biến mất.
Thánh đường Nativity ở
Bethlehem, Palestine là nơi nơi Chúa Jesus chào đời. Nơi đây được xếp
vào danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa do thánh đường này bị nước rò
rỉ. Thêm vào đó, cấu trúc mái của thánh đường Nativity có nguy cơ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng do công tác bảo trì, sửa chữa không tốt.
Quần thể di tích Mtskheta,
Georgia bao gồm quần thể 3 nhà thờ Trung cổ tuyệt đẹp trên vách đá. Khu
vực này đang rơi vào nguy hiểm và có nguy cơ sụp đổ.
Di chỉ Abu Mena, Ai Cập là
một trong những khu vực Thiên chúa giáo đầu tiên đóng vai trò quan trọng
trên thế giới. Nơi đây được cho là xây dựng trên lăng mộ của chiến binh
Menas. Do sự gia tăng đột ngột của mực nước ngầm đã làm cho lớp đất sét
bắt đầu bị nhão, dẫn đến một vài cấu trúc đã bị sụp đổ. Thêm vào đó,
bão cát sa mạc cũng đe dọa xóa sổ di chỉ Abu Mena.
Là cung điện lớn nhất thế
giới, cung điện hoàng gia Caserta của Italy được UNESCO bảo vệ. Năm
2014, phần mái của cung điện bị hư hại và được sửa chữa.
Những bức tranh vẽ trong các hang động ở Altamira, Tây Ban Nha được phát
hiện vào những năm 1880. Đây là một trong những địa điểm du lịch hút
khách.
kỳ quan nổi tiếng thế giới.
Theo một báo cáo, một phần công trình Vạn Lý Trường Thành này đã biến mất do các yếu tố tự
nhiên và con người. Theo đó, xói mòn, vấn nạn ăn trộm gạch ở Vạn Lý
Trường Thành... khiến gần 2.000 km công trình này biến mất.
Chan Chan - kinh đô vương quốc Chimor trong lịch sử Peru cổ đại nổi
tiếng với các công trình kiến trúc được xây dựng từ bùn độc
đáo. Mưa lớn, lũ lụt và gió mạnh có thể làm nhão các kết cấu bằng bùn
khô của thành phố, đe dọa tàn phá những di tích còn sót lại của thành
phố này.
Thành cổ Bam của Iran là
pháo đài bằng gạch đất nung bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi xảy ra vụ
động đất mạnh năm 2003. Trong những năm qua, địa điểm nổi tiếng này gặp nhiều nguy hiểm, có nguy cơ biến mất.
Thánh đường Nativity ở
Bethlehem, Palestine là nơi nơi Chúa Jesus chào đời. Nơi đây được xếp
vào danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa do thánh đường này bị nước rò
rỉ. Thêm vào đó, cấu trúc mái của thánh đường Nativity có nguy cơ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng do công tác bảo trì, sửa chữa không tốt.
Quần thể di tích Mtskheta,
Georgia bao gồm quần thể 3 nhà thờ Trung cổ tuyệt đẹp trên vách đá. Khu
vực này đang rơi vào nguy hiểm và có nguy cơ sụp đổ.
Di chỉ Abu Mena, Ai Cập là
một trong những khu vực Thiên chúa giáo đầu tiên đóng vai trò quan trọng
trên thế giới. Nơi đây được cho là xây dựng trên lăng mộ của chiến binh
Menas. Do sự gia tăng đột ngột của mực nước ngầm đã làm cho lớp đất sét
bắt đầu bị nhão, dẫn đến một vài cấu trúc đã bị sụp đổ. Thêm vào đó,
bão cát sa mạc cũng đe dọa xóa sổ di chỉ Abu Mena.
Là cung điện lớn nhất thế
giới, cung điện hoàng gia Caserta của Italy được UNESCO bảo vệ. Năm
2014, phần mái của cung điện bị hư hại và được sửa chữa.
Những bức tranh vẽ trong các hang động ở Altamira, Tây Ban Nha được phát
hiện vào những năm 1880. Đây là một trong những địa điểm du lịch hút
khách.
kỳ quan nổi tiếng thế giới.
Theo một báo cáo, một phần công trình Vạn Lý Trường Thành này đã biến mất do các yếu tố tự
nhiên và con người. Theo đó, xói mòn, vấn nạn ăn trộm gạch ở Vạn Lý
Trường Thành... khiến gần 2.000 km công trình này biến mất.
Chan Chan - kinh đô vương quốc Chimor trong lịch sử Peru cổ đại nổi
tiếng với các công trình kiến trúc được xây dựng từ bùn độc
đáo. Mưa lớn, lũ lụt và gió mạnh có thể làm nhão các kết cấu bằng bùn
khô của thành phố, đe dọa tàn phá những di tích còn sót lại của thành
phố này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét