Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 27/04/2020
Cả chục người, tài tử và người quay phim chen chúc, ồn ào chật ních trong một tiệm làm tóc nhỏ tại một khu phố hẹp ở thành phố Cairo, thủ đô Ai Cập, vội vã cố hoàn tất bộ phim truyền hình, để kịp trình chiếu tập đầu trong tháng mùa chay Ramadan của Hồi giáo, bắt đầu tuần tới. Cả một khoảng đường ngắn, không biết bao nhiêu người của toán quay phim, đi lên đi xuống, kẻ đứng người ngồi, trên mấy cái ghế nhựa đặt sát nhau chật cứng lề đường.
Những năm trước, đám đông với sáu xe chở hàng lớn, 32 xe khác lớn nhỏ đủ loại đậu nối đuôi từng hàng dài trên các con đường chung quanh, lôi cuốn một số đông người tới đó mong được thấy tận mặt những tài tử nổi tiếng mà họ từng ái mộ. Đó là hình ảnh bình thường xảy ra vài tuần trước mùa chay Ramadan, toán làm phim, trong mùa cao điểm này, đã làm việc liên tục 16 hay 20 giờ mỗi ngày để làm xong cho kịp thời hạn đề ra.
Nhưng lần này, khi Ai cập ra lệnh giới nghiêm từng phần vì sự lan truyền của cơn dịch Covid-19, người dân khu vực này cảm thấy e ngại về con số đông người tụ tập bất chấp chỉ dẫn “khoảng cách giao tiếp xã hội” do chính quyền đưa ra, cho nên họ gọi báo cảnh sát, trong ngày hôm đó, cảnh sát viên đã đến đó nhiều lần nhưng họ cho biết mọi thứ đều hợp pháp như lời của Ahmed Yehia, một nhà sản xuất phim ảnh đang lo quay bộ phim truyền hình.
Yehia, đang quay một bộ phim hài hước nhưng kinh nghiệm của ông ta có khá nhiều trong lãnh vực kỷ nghệ điện ảnh tiền – mùa chay Ramadan. Chính quyền Ai Cập cho biết, ngăn cấm những sự việc liên hệ tới tụ tập đám đông và chỉ phạt những ai vi phạm lệnh giới nghiêm, khởi đầu ấn định từ 7 giớ tối tới 6 giờ sáng. Tổng thống Ai Cập, Abdel- Fattah el-Sisi, người hứa sẽ phân phát tiền cho công nhân bị ảnh hưởng bởi cơn dịch nhưng không muốn đóng cửa toàn bộ mọi lãnh vực kinh doanh thương mại khác. Kể từ khi cơn dịch bắt đầu bùng nổ, chính quyền đã cho đóng cửa trường học kể cả đại học, ngừng gần hết các chuyến bay và nhà thờ Hồi giáo cũng như Thiên chú giáo nhằm ngăn chận sự lan truyền của cơn dịch này, và ai làm việc tại nhà được thì nên làm việc tại nhà nhưng lại khuyến khích sự sản xuất của nhiều ngành nghề kỹ nghệ khác tiếp tục hoạt động bao gồm lãnh vực phim ảnh truyền hình, phần lớn trong tay tư nhân có liên kết với chính phủ.
Những người bên trong lãnh vực hàng triệu đô la của truyền hình, cảnh báo rằng, cứ tiếp tục làm việc trong bối cảnh đông đúc trong thời gian kéo dài có thể là chuyện chết người. Mariam Naoum, một người viết kịch bản, viết trên trang Facebook một thư kêu gọi, nên ngưng việc sản xuất phim ảnh ngày 22 tháng 3, ngày này, Ai Cập công bố có 14 người chết vì Covid –19 bao gồm hai tướng lãnh quân đội, và có 327 người bị nhiễm, các đài truyền hình thúc giục những người sản xuất phim ảnh, người sản xuất áp lực lên tài tử tiếp tục quay, cứ thế mà quay cuồng như cái máy. Mặc dù cô Nauom có thể làm việc tại nhà công việc của người viết kịch bản nhưng cô cảm thấy e ngại tại các nơi quay phim, đông người chen lấn, mỗi một màn cảnh mà cô viết và gởi cho nhà sản xuất là đã làm thương hại tới người khác nhưng người mà cô luôn yêu mến.
Hàng triệu người Ai Cập và khắp thế giới hồi giáo sẽ dán mắt vào những bộ phim tình cảm và kinh dị trong suốt tháng mùa chay Ramadan. Người ta cũng bàn cãi không it về cái truyền thống tụ họp bên nhau của gia đình sau những ngày kéo dài, trong những năm yên vui Ai Cập có thể sản xuất cở 80 bộ phim mỗi tháng, chiếu trên các đài truyên hình trong nước và Á Rập ngoại quốc, thu vào một số lớn tiền quảng cáo nhờ tên tuổi các tài tử nổi tiếng, theo họ “mùa chay Ramadan là trận túc cầu đại chung kết như Super Bowl” ở Mỹ. Sự mâu thuẩn xảy ra giữa bảo vệ người dân chống lại cơn dịch và không làm cho nền kinh tế khựng lại đã là tấm kiếng rọi một cách toàn cầu, mọi thứ từ sự đáp ứng của chính quyền tới sự chọn lựa hàng ngày của người dân.
Ai Cập có số dân số gần 100 triệu người sống tại cá thành phố lớn và làng mạc, có hệ thống y tế thiếu hiệu năng vì ngân sách cắt giảm và giới chính trị cầm quyền được xem một cách rộng rãi là thiếu minh bạch và vi phạm luật lệ của chính họ một cách lộ liễu. Một phần ba dân số sống trong nghèo khó và có ít nhất dưới phân nửa nền kinh tế của Ai Cập tạo ra một giai cấp công nhân vẫn sống nhờ vào số tiền lương hàng ngày để sống còn. Bác sĩ Mohammed Hasan, cũng là cựu lãnh tụ nghiệp đoàn bác sĩ Ai Cập nói rằng, không có dụng cụ bảo vệ y tế đủ cho nên đó là lý do tại sao đội ngủ bác sĩ chịu nhiều nguy hiểm nhất, nhưng theo mức độ dân số của nước này, giới chuyên gia e ngại về khả năng đối phó cơn dịch, chỉ có chừng 346 máy trợ thở để dành trị cho bệnh nhân bị nhiễm. Bộ trưởng y tế Hala Zayed, lập lại con số người bị nhiễm thấp ở Ai cập như là một lời ca ngợi sự thành công của chính quyền trong việc ngăn ngừa cơn dịch Covid 19, lúc này họ công bố có 2505 người bị nhiễm và 183 người chết, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã lên tiếng hài lòng công việc ngăn ngừa, chận đứng sớm của Ai Cập.
Trở lại chuyện phim ảnh, Mohammed Gamaleddine, một người trưởng toán quay một tập phim tình cảm khác cho mùa chay Ramadan nói rằng, đình hoản hay không quay không phải là một sự chọn lựa. Họ là những người hành nghề tự do không phải là các tài tử giàu sang bạc triệu, có cả hàng trăm người làm việc trong lãnh vực này, hầu hết đều phải ở nhà, không tiền không việc làm từ năm này qua năm kia, làm việc quay phim là con đường duy nhất để sống còn của những người như ông ta. Bất chấp những lời thỉnh nguyện và bày tỏ ý kiến của người quay phim cũng như tài tử đóng phim, việc quay phim ngưng lại đối với các tập phim còn dang dở, mới xong 20%, chưa thể hoàn thành như lịch trình đã định vì không thể làm khi phải theo lệnh giới nghiêm, những tập phim nào đã xong hơn 70% được phép tiếp tục hoàn tất, trong giờ giới nghiêm, để hạn chế bớt số người đông đảo và chỉ quay tại các nơi đã được khử trùng và có bác sĩ ở đó.
Ashraf Zaki, người đại diện cho hội những người tài tử bán chính thức cho biết, tới đầu tháng 4, nhóm ông chỉ quay xong 25% bộ phim tập định trình chiếu trong mùa chay Ramadan, chính quyền muốn họ phải hoàn tất nó, để kịp lúc cho dân chúng ở nhà có gì giải trí khi bị lệnh phong tỏa, nhóm sản xuất phim này nếu không xong được trước ngày chay Ramadan như ý chính quyền muốn, họ sẽ bị phạt một số tiền khá lớn. Một tuần lễ sau, toán quay phim của Yehia, đi đến một khách sạn để quay các cảnh khác của bộ phim, toán này gồm 130 người, tràn ngập trong phòng tiếp tân của khách sạn, cảnh kế tiếp quay trong một phòng ngủ, có mặt 20 người sau khi đã cho giảm bớt số lượng tham gia, để cắt giảm chi phí, họ trả tiền một ngày thay vì phải trả hai, cho nên toán quay phim phải làm việc trên 20 giờ để cho kịp thời hạn chiếu.
Hiện bây giờ, cũng theo lời Yehia, ông mang bao tay và mặt nạ che miệng nhưng sau nhiều tiếng đồng hồ, như mọi ngày, bận rộn và mệt mỏi, ông cởi quăng nó đi, cả người dồn cứng vào một chỗ, không có cách nào để có thể tuân theo lệnh “giữ khoảng cách giao tiếp”.
Đáng lẽ ra, họ, những người cùng làm việc với Yehia nên ở nhà với gia đình hơn, ông ta sợ cho gia đình mình, ông đã đồng ý hứa với vợ con là sẽ an toàn hơn ở quê nhà, thành phố Alexandria và ngược lại, ông đã không gặp mặt họ hay mẹ ông trong suốt ba tuần lễ qua, nhưng ông không làm gì khác hơn là phải làm để mà sống còn.
Những năm trước, đám đông với sáu xe chở hàng lớn, 32 xe khác lớn nhỏ đủ loại đậu nối đuôi từng hàng dài trên các con đường chung quanh, lôi cuốn một số đông người tới đó mong được thấy tận mặt những tài tử nổi tiếng mà họ từng ái mộ. Đó là hình ảnh bình thường xảy ra vài tuần trước mùa chay Ramadan, toán làm phim, trong mùa cao điểm này, đã làm việc liên tục 16 hay 20 giờ mỗi ngày để làm xong cho kịp thời hạn đề ra.
Nhưng lần này, khi Ai cập ra lệnh giới nghiêm từng phần vì sự lan truyền của cơn dịch Covid-19, người dân khu vực này cảm thấy e ngại về con số đông người tụ tập bất chấp chỉ dẫn “khoảng cách giao tiếp xã hội” do chính quyền đưa ra, cho nên họ gọi báo cảnh sát, trong ngày hôm đó, cảnh sát viên đã đến đó nhiều lần nhưng họ cho biết mọi thứ đều hợp pháp như lời của Ahmed Yehia, một nhà sản xuất phim ảnh đang lo quay bộ phim truyền hình.
Yehia, đang quay một bộ phim hài hước nhưng kinh nghiệm của ông ta có khá nhiều trong lãnh vực kỷ nghệ điện ảnh tiền – mùa chay Ramadan. Chính quyền Ai Cập cho biết, ngăn cấm những sự việc liên hệ tới tụ tập đám đông và chỉ phạt những ai vi phạm lệnh giới nghiêm, khởi đầu ấn định từ 7 giớ tối tới 6 giờ sáng. Tổng thống Ai Cập, Abdel- Fattah el-Sisi, người hứa sẽ phân phát tiền cho công nhân bị ảnh hưởng bởi cơn dịch nhưng không muốn đóng cửa toàn bộ mọi lãnh vực kinh doanh thương mại khác. Kể từ khi cơn dịch bắt đầu bùng nổ, chính quyền đã cho đóng cửa trường học kể cả đại học, ngừng gần hết các chuyến bay và nhà thờ Hồi giáo cũng như Thiên chú giáo nhằm ngăn chận sự lan truyền của cơn dịch này, và ai làm việc tại nhà được thì nên làm việc tại nhà nhưng lại khuyến khích sự sản xuất của nhiều ngành nghề kỹ nghệ khác tiếp tục hoạt động bao gồm lãnh vực phim ảnh truyền hình, phần lớn trong tay tư nhân có liên kết với chính phủ.
Những người bên trong lãnh vực hàng triệu đô la của truyền hình, cảnh báo rằng, cứ tiếp tục làm việc trong bối cảnh đông đúc trong thời gian kéo dài có thể là chuyện chết người. Mariam Naoum, một người viết kịch bản, viết trên trang Facebook một thư kêu gọi, nên ngưng việc sản xuất phim ảnh ngày 22 tháng 3, ngày này, Ai Cập công bố có 14 người chết vì Covid –19 bao gồm hai tướng lãnh quân đội, và có 327 người bị nhiễm, các đài truyền hình thúc giục những người sản xuất phim ảnh, người sản xuất áp lực lên tài tử tiếp tục quay, cứ thế mà quay cuồng như cái máy. Mặc dù cô Nauom có thể làm việc tại nhà công việc của người viết kịch bản nhưng cô cảm thấy e ngại tại các nơi quay phim, đông người chen lấn, mỗi một màn cảnh mà cô viết và gởi cho nhà sản xuất là đã làm thương hại tới người khác nhưng người mà cô luôn yêu mến.
Hàng triệu người Ai Cập và khắp thế giới hồi giáo sẽ dán mắt vào những bộ phim tình cảm và kinh dị trong suốt tháng mùa chay Ramadan. Người ta cũng bàn cãi không it về cái truyền thống tụ họp bên nhau của gia đình sau những ngày kéo dài, trong những năm yên vui Ai Cập có thể sản xuất cở 80 bộ phim mỗi tháng, chiếu trên các đài truyên hình trong nước và Á Rập ngoại quốc, thu vào một số lớn tiền quảng cáo nhờ tên tuổi các tài tử nổi tiếng, theo họ “mùa chay Ramadan là trận túc cầu đại chung kết như Super Bowl” ở Mỹ. Sự mâu thuẩn xảy ra giữa bảo vệ người dân chống lại cơn dịch và không làm cho nền kinh tế khựng lại đã là tấm kiếng rọi một cách toàn cầu, mọi thứ từ sự đáp ứng của chính quyền tới sự chọn lựa hàng ngày của người dân.
Ai Cập có số dân số gần 100 triệu người sống tại cá thành phố lớn và làng mạc, có hệ thống y tế thiếu hiệu năng vì ngân sách cắt giảm và giới chính trị cầm quyền được xem một cách rộng rãi là thiếu minh bạch và vi phạm luật lệ của chính họ một cách lộ liễu. Một phần ba dân số sống trong nghèo khó và có ít nhất dưới phân nửa nền kinh tế của Ai Cập tạo ra một giai cấp công nhân vẫn sống nhờ vào số tiền lương hàng ngày để sống còn. Bác sĩ Mohammed Hasan, cũng là cựu lãnh tụ nghiệp đoàn bác sĩ Ai Cập nói rằng, không có dụng cụ bảo vệ y tế đủ cho nên đó là lý do tại sao đội ngủ bác sĩ chịu nhiều nguy hiểm nhất, nhưng theo mức độ dân số của nước này, giới chuyên gia e ngại về khả năng đối phó cơn dịch, chỉ có chừng 346 máy trợ thở để dành trị cho bệnh nhân bị nhiễm. Bộ trưởng y tế Hala Zayed, lập lại con số người bị nhiễm thấp ở Ai cập như là một lời ca ngợi sự thành công của chính quyền trong việc ngăn ngừa cơn dịch Covid 19, lúc này họ công bố có 2505 người bị nhiễm và 183 người chết, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã lên tiếng hài lòng công việc ngăn ngừa, chận đứng sớm của Ai Cập.
Trở lại chuyện phim ảnh, Mohammed Gamaleddine, một người trưởng toán quay một tập phim tình cảm khác cho mùa chay Ramadan nói rằng, đình hoản hay không quay không phải là một sự chọn lựa. Họ là những người hành nghề tự do không phải là các tài tử giàu sang bạc triệu, có cả hàng trăm người làm việc trong lãnh vực này, hầu hết đều phải ở nhà, không tiền không việc làm từ năm này qua năm kia, làm việc quay phim là con đường duy nhất để sống còn của những người như ông ta. Bất chấp những lời thỉnh nguyện và bày tỏ ý kiến của người quay phim cũng như tài tử đóng phim, việc quay phim ngưng lại đối với các tập phim còn dang dở, mới xong 20%, chưa thể hoàn thành như lịch trình đã định vì không thể làm khi phải theo lệnh giới nghiêm, những tập phim nào đã xong hơn 70% được phép tiếp tục hoàn tất, trong giờ giới nghiêm, để hạn chế bớt số người đông đảo và chỉ quay tại các nơi đã được khử trùng và có bác sĩ ở đó.
Ashraf Zaki, người đại diện cho hội những người tài tử bán chính thức cho biết, tới đầu tháng 4, nhóm ông chỉ quay xong 25% bộ phim tập định trình chiếu trong mùa chay Ramadan, chính quyền muốn họ phải hoàn tất nó, để kịp lúc cho dân chúng ở nhà có gì giải trí khi bị lệnh phong tỏa, nhóm sản xuất phim này nếu không xong được trước ngày chay Ramadan như ý chính quyền muốn, họ sẽ bị phạt một số tiền khá lớn. Một tuần lễ sau, toán quay phim của Yehia, đi đến một khách sạn để quay các cảnh khác của bộ phim, toán này gồm 130 người, tràn ngập trong phòng tiếp tân của khách sạn, cảnh kế tiếp quay trong một phòng ngủ, có mặt 20 người sau khi đã cho giảm bớt số lượng tham gia, để cắt giảm chi phí, họ trả tiền một ngày thay vì phải trả hai, cho nên toán quay phim phải làm việc trên 20 giờ để cho kịp thời hạn chiếu.
Hiện bây giờ, cũng theo lời Yehia, ông mang bao tay và mặt nạ che miệng nhưng sau nhiều tiếng đồng hồ, như mọi ngày, bận rộn và mệt mỏi, ông cởi quăng nó đi, cả người dồn cứng vào một chỗ, không có cách nào để có thể tuân theo lệnh “giữ khoảng cách giao tiếp”.
Đáng lẽ ra, họ, những người cùng làm việc với Yehia nên ở nhà với gia đình hơn, ông ta sợ cho gia đình mình, ông đã đồng ý hứa với vợ con là sẽ an toàn hơn ở quê nhà, thành phố Alexandria và ngược lại, ông đã không gặp mặt họ hay mẹ ông trong suốt ba tuần lễ qua, nhưng ông không làm gì khác hơn là phải làm để mà sống còn.
Thuyên Huy
Thứ Hai 27.04.20
Xem CCTG 20/4/2020🌺🌺🌺🌺🌺
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét