Bộ Tộc người chỉ có hai ngón chân
Người tôm hùm với bàn chân hai ngón
Nguồn gốc về bàn chân tôm hùm của bộ tộc người này vẫn còn là ẩn số.
Được gọi là "bộ tộc tôm hùm", những người có đôi chân hai ngón này sống khép kín trong thung lũng yên bình rộng 64 km2 tại Botswana, chỉ cách biên giới Zimbabwe chừng 2 km.
Bộ tộc tôm hùm
Nếu mới đến thăm vùng đất xa xôi này, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến bàn chân "tôm hùm" của những người dân nơi đây. Họ sống khép kín với thế giới bên ngoài bởi bản tính nhút nhát và hiền lành như đất.
Những người tôm hùm với bàn chân hai ngón
Bemba, 36 tuổi, người đầu tiên ra ngoài mưu sinh, cho biết khi tiết xuân ấm áp đến với thung lũng, anh lại tới Francistown để làm thuê và ít khi trở về nhà. Người dân thành phố rất kinh ngạc khi trông thấy bàn chân hai ngón và những ngón tay hơi kỳ dị của Bemba.
Bemba đang sử dụng bàn chân hai ngón để nhặt đồ
Bàn chân trái của anh có tới hai ngón cái với phần khớp không thẳng mà cong queo biến dạng. Ngón thứ hai và thứ ba dính chặt vào nhau và ở giữa như có một lớp màng. Bàn chân phải của Bemba chỉ có duy nhất một ngón cái, ngón thứ hai, ba, bốn đều "lặn mất tăm”.
Hai người vợ 32 tuổi và 27 tuổi của Bemba cũng có đôi chân tôm hùm với ngón cái và ngón út cách xa nhau. Hai bé gái 5 và 6 tuổi của họ còn có một lớp màng giữa các ngón chân. Dù có vẻ ngoài kỳ dị nhưng người dân nơi đây vẫn rất lạc quan và tự tin vào cuộc sống.
Bemba cùng vợ và các con
Nếu quan sát kỹ, có thể thấy, đầu ngón chân của họ rất giống chân đà điểu, thậm chí có người còn xuất hiện lớp màng mỏng giữa các ngón. Dù chỉ có hai ngón, nhưng bàn chân của họ rất mềm dẻo và linh hoạt, thậm chí có thể nhặt nhạnh đồ trên mặt đất. Bemba có thể dùng ngón chân tôm hùm của mình để cặp chặt các viên than cốc.
Truyền thuyết về bàn chân hai ngón
Theo tờ tin tức của Zimbabwe, bộ tộc người tôm hùm có gốc là người Wanya tại vùng Mozambique di cư xuống khu vực tây nam của Zimbabwe.
Bộ Tộc người này xuất hiện từ thế kỷ 14, nhưng do sự thưa thớt và bản tính nhút nhát nên họ rất hiếm khi tiếp xúc với người lạ. Sự tồn tại của họ gần như bị lãng quên trong xã hội hiện đại. Mãi tới thế kỷ 18, khi người Bồ Đào Nha xâm chiếm Mozambique, tung tích của họ mới bị phát hiện. Trong nghi lễ trưởng thành truyền thống của mình, các nam thanh niên của bộ tộc Wanya tôm hùm phải giết chết một chàng trai của bộ lạc khác và lấy đi bộ phận sinh dục của anh ta. Phong tục này đã chọc giận bộ lạc có người bị hại và họ đã yêu cầu thế lực thống trị giúp đỡ trừng trị bộ tộc Wanya.
Ba đội quân viễn chinh của Bồ Đào Nha đã rầm rập tới đàn áp bộ tộc người này. Tới năm 1745, một bộ phận nhỏ người Wanya đã rời khỏi Mozambique và di cư tới Zimbabwe.
Nguồn gốc về bàn chân tôm hùm của bộ tộc người này vẫn còn là ẩn số
Đó là những thông tin được đăng tải chính thống trên các phương tiện truyền thông. Còn tại bộ tộc này lại lưu truyền một truyền thuyết thú vị lý giải cho sự hình thành của bàn chân hai ngón. Bemba cho biết, cha anh và những người già trong bộ lạc đều kể cho con cháu rằng, từ rất xa xưa, trong bộ tộc có một bé trai mới sinh ra đã mang bàn chân tôm hùm. Mọi người vô cùng hoảng sợ, cho rằng đứa trẻ đã bị thần linh giáng tội. Sinh linh tội nghiệp bị giết chết để tránh họa cho làng. Một năm sau, người mẹ ấy lại sinh ra một đứa bé có bàn chân hai ngón khác. Số phận của nó cũng kết thúc bi thảm như anh trai mình.
Người phụ nữ bất hạnh này lại tiếp tục mang thai và đau khổ trong ngày nở nhụy khai hoa khi đứa con thứ ba vẫn có bàn chân kỳ lạ. Mọi người dần thay đổi suy nghĩ và cho rằng đây là sự ưu ái của thần linh khi tạo ra một hình hài mới cho những đứa trẻ trong bộ lạc.
Từ đó về sau, ngày càng nhiều những đứa trẻ có bàn chân hai ngón chào đời. Mọi người cũng dần vứt bỏ cảm giác bất an và lo lắng, thậm chí không còn thái độ phân biệt, kỳ thị giữa người hai ngón và năm ngón chân. Và bộ tộc của Bemba được bắt nguồn một phần từ bộ tộc đó.
Một người đàn ông trong bộ tộc với đôi chân kỳ dị
Nhưng điều thú vị là không phải ai ở đây cũng có bàn chân hai ngón. Nhà Bemba có 5 anh chị em, hai người con trai lớn đều phát triển bình thường, chỉ ba người con sau, trong đó có Bemba, là có đôi chân tôm hùm.
Sự thực về nguồn gốc của bộ tộc người này hiện vẫn còn là bí ẩn thú vị với giới khoa học. Ngày qua ngày, những con người có bản tính nhút nhát này vẫn lặng lẽ tìm kiếm những người cùng chủng tộc với mình; và các nhà khoa học cũng đang gắng sức tìm ra sự thực về họ.
Các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu về bộ tộc người này.
Nelson, một nhà biên soạn niên sử, đã tình cờ phát hiện ra bộ tộc người kỳ lạ này trong một chuyến dã ngoại tại phía tây nam Zimbabwe. Niềm đam mê khám phá đã thôi thúc Nelson tới gặp gỡ và trò chuyện với 16 người của bộ tộc tôm hùm. Sau khi thu thập các dữ liệu và tổng hợp các ghi chép còn lại trong sử sách, Nelson đã phát hiện ra rằng, hiện tượng biến dị bàn chân của bộ tộc người này trước hết là do quá trình di cư và kết hôn.
Theo giả thiết của Nelson, nhiều năm về trước, người phụ nữ có đôi chân hai ngón từ thung lũng Zambezi ở Mozambique đã tới vùng tây nam Zimbabwe sinh sống. Khi cô kết hôn với một thổ dân tại đây và sinh con đẻ cái, những đứa trẻ thừa hưởng gene của cô cũng có bàn chân giống mẹ. Tỷ lệ này sẽ giảm đi đáng kể nếu những người có đôi chân tôm hùm được kết hôn với người ngoại tộc. Nhưng sự thưa thớt của dân cư tại đây đã khiến người tôm hùm chỉ còn cách kết hôn với nhau. Và cứ thế, hình dáng kỳ lạ này được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nelson khẳng định, ở Mozambique còn lưu giữ lại nhiều tài liệu chứng thực về sự tồn tại của những người chân hai ngón.
(st và chuyển : Việt Nga)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét