31 thg 8, 2024
ĐVL : CÓ NHỮNG NGÀY NHƯ THẾ ,THÌ THẦM THU MƯA
Nỗi thất vọng lớn của thế kỷ XXI (Diển Đàn Khai Phóng )
Tác giả: Daniel Cohen
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư
Có phải thế giới hậu công nghiệp bị rơi vào một sức ì trong tăng trưởng kinh tế? Đó là điều mà Jean Fourastié đã tiên đoán năm 1948 khi ông chỉ ra sự thiếu vắng của tính kinh tế theo quy mô trong xã hội dịch vụ hóa [có tỷ lệ khu vực dịch vụ cao – ND] của nửa sau thế kỷ XX. Đó là do ông chưa tính đến cách mạng kỹ thuật số, có khả năng gia tăng hiệu suất theo quy mô trong khu vực dịch vụ. Nhưng nếu các công nghệ mới là phương tiện chính yếu của tăng trưởng kinh tế trong thế kỷ XXI, chúng cần được sử dụng một cách có cân nhắc, nếu không thì con người sẽ phải hy sinh tự do và nhân tính của mình để cứu lấy tăng trưởng.
Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, thích tự giới thiệu mình là “người thừa kế nền văn hóa ngầm và nổi loạn mới (neo punk) của những chuyên gia thâm nhập máy tính, được hình thành trong những năm 1960 tại Mỹ”. Trong những năm 1970, Đại học với văn hóa tập trung vào giới trẻ quả thực đã là một nền tảng tuyệt vời của sự phổ biến cách mạng tin học. Đối với những người tiên phong của cuộc cách mạng này, đại học xuất hiện như một khoảng không gian tự do, cụ thể hóa một lý tưởng phẳng và miễn phí. Đối với nhà xã hội học Manuel Castells, chính qua nền tảng đại học mà những sinh viên trưởng thành trong văn hóa phản kháng của các đại học Mỹ đã tìm thấy phương tiện phá vỡ sự tiêu chuẩn hóa thế giới do cha mẹ họ tạo ra. Ông viết: “Các đại học đã là những tác nhân chính của phổ biến và đổi mới xã hội. Giới trẻ học đại học phát hiện và tiếp nhận những cách suy nghĩ, hành động và truyền thông mới.” Như nhà sử học François Caron cũng nói, chính “chủ nghĩa khoái lạc nổi loạn của những năm 1960 đã nảy nở trọn vẹn thông qua quá trình công nghệ hóa xã hội của những năm 1970 và 1980”.
Lý tưởng của chủ nghĩa tự do về một xã hội không phân chia thứ bậc, ở đó mỗi người sở hữu một sức mạnh vốn giải phóng họ khỏi những cấu trúc công nghiệp lớn, là một thực tế rõ ràng thuộc về di sản của những năm 1960. Lý tưởng này đã lan truyền ý tưởng rằng thế giới mới sẽ đánh dấu sự xuất hiện của một xã hội rốt cùng được nhân tính hóa. Ta có thể thấy sự chờ đợi này đã được nêu lên khi ta lùi xa hơn trong quá khứ. Ngay từ năm 1948, trong quyển sách Le Grand espoir du XXesiècle (Niềm hy vọng lớn của thế kỷ XX) của mình, Jean Fourastié đã đề nghị một bản mô tả tóm tắt một cách hoàn hảo ý tưởng được triển khai tiếp sau. Sau xã hội nông nghiệp trồng trọt sử dụng đất đai rồi xã hội công nghiệp khai thác sử dụng vật liệu, ông giải thích rằng trong xã hội dịch vụ, cuối cùng con người được tự phát triển chính mình. Giáo dục, y tế, giải trí sẽ là trọng tâm của thế giới mới.
Fourastié đã tuyên bố: “Văn minh dịch vụ sẽ rực rỡ; một nửa hoặc ba phần tư dân cư sẽ được hưởng nền giáo dục đại học. Sáng kiến dù trong công việc nhỏ, sự đa dạng của các phương tiện giao thông và trong giải trí, sẽ tạo thuận lợi, trong một vài thế hệ, cho các xu hướng cá nhân chủ nghĩa của con người. Ông kết luận, như vậy, đến gần lúc lịch sử sẽ khá tiến triển để con người có thể đường hoàng gắn bó với việc xây dựng triết lý của thời kỳ mới, và làm việc trong một bóng tối ít nặng nề hơn để hoàn thành một một cuộc khai sinh đầy kịch tính. Khi giải phóng nhân loại khỏi những công việc mà các vật liệu vô tri có thể thực hiện thay con người, máy móc phải đem đến những công việc mà trong số những sinh vật được tạo ra chỉ có con người mới có thể hoàn thành: những công việc của văn hóa trí thức và của sự hoàn thiện tinh thần.” Léon Blum đã hồ hởi bình luận quyển sách khi nó vừa được phát hành.
Để hưởng lợi tối đa những hiệu suất ngày càng gia tăng theo quy mô, phải có những công nghệ mới giúp gia tăng hiệu ứng của năng lực phản ứng.
Sự chuyển tiếp đến một xã hội “nhân tính hóa” đã là đối tượng của nhiều bình luận, nhưng tất cả đều đã nhận diện một vấn đề trọng tâm: chuyển tiếp này báo hiệu một thế giới không có tăng trưởng. Đối với chính Fourastié, không nghi ngờ gì nữa là xã hội dịch vụ, vì không còn phải phục tùng sự xâm lăng của máy móc, sẽ làm tăng trưởng kinh tế biến mất. Không có những kỹ thuật mới, sự đình trệ của tiền lương là điều không tránh khỏi. Một bác sĩ điều trị một bệnh nhân, một giáo viên phụ trách một lớp học, một diễn viên thu hút khán giả cho một nhà hát, tất cả những việc làm đặc thù này của xã hội dịch vụ vấp phải sự thiếu vắng của “tính kinh tế theo quy mô”, vốn tạo điều kiện cho một người cung cấp dịch vụ tiếp cận được một số khách hàng ngày càng tăng. Khái niệm tính kinh tế theo quy mô ngày càng tăng là một khái niệm căn bản của phân tích kinh tế. Khái niệm này mô tả thực trạng của một doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng mà không (hoặc ít) gia tăng chi phí. Điều đó cho phép doanh nghiệp vận hành theo một vòng phát triển: số khách hàng càng tăng, doanh nghiệp càng phồn thịnh. Nếu không, doanh nghiệp bị ngưng trệ khi vượt qua một quy mô nhất định.
Để hưởng được tối đa những hiệu suất theo quy mô ngày càng tăng, cần có những công nghệ mới giúp gia tăng hiệu ứng của năng lực phản ứng của các nhà sản xuất. Do đó, điện ảnh hay truyền hình đã tạo điều kiện cho các diễn viên trình diễn trước một số lượng khán giả ngày càng đông. Có thể nói rằng cách mạng kỹ thuật số đang cung cấp một giải pháp có cùng tính chất cho xã hội dịch vụ trong tổng thể. Khi mạch, thân nhiệt của tôi được phân tích bởi một chiếc đồng hồ đeo ở cổ tay, khi Amazon đề nghị một phân tích chớp nhoáng công thức máu của bạn, lúc đó một giải pháp “chuyên biệt” cho các vấn đề sức khỏe của tôi có thể được cung ứng bởi một thuật toán (và đặc biệt là bởi một con người nếu chính thuật toán nhận định là cần thiết…). Đúng là con người là trung tâm của xã hội hậu công nghiệp, nhưng là một con người có nhu cầu được số hóa trước để bung ra niềm khát khao không gì dập tắt được về sự tăng trưởng của các xã hội hiện đại.
Phim Her, được cho là diễn ra trong những năm 2020 là một ẩn dụ tuyệt vời về thế giới tương lai đang hình thành. Phim kể chuyện một người đàn ông bị vợ bỏ lại phải lòng một phần mềm máy tính! Cuốn phim do Spike Jonze thực hiện tóm lược với sự hài hước nên thơ nét nổi bật nhất của cách mạng kỹ thuật số, khi thế giới thực tan vào trong các thuật toán.
Thành công của phim nằm ở sự trình bày tỉ mỉ những cơ chế làm cho câu chuyện huyễn hoặc này trở nên đáng tin. Phần mềm diễn đạt với giọng nói quyến rũ của Scarlett Johansson, diễn viên rất đáng nhớ trong các phim Lost in Translation và Match Point. Cô quyến rũ Joaquin Phénix bằng cách thì thầm vào tai anh những lời yêu đương, dẫn anh đi dạo trong thành phố, kể những câu chuyện làm anh thích thú. Khi vấn đề xác thịt trở nên khẩn thiết, Scarlett sử dụng một phụ nữ khác làm tình thay cho cô ta. Người phụ nữ im lặng và chính Scarlett nói, thổi tình yêu của cô vào. Vì phải thú nhận với một đồng nghiệp rằng bạn gái của mình là một phần mềm máy tính, Joaquim không thể từ chối tham gia một cuộc dã ngoại với vị hôn thê của người này. Vị hôn thê này hỏi Scarlett là “cô có thấy trở ngại không khi không có một hình hài?” thì Scarlett lập tức đáp lại “Thật là lạ, tôi thường đặt ra câu hỏi: bạn có thấy trở ngại không khi biết mình không bất tử?”. Rồi cô ta cười và nói thêm, trước sự bối rối mà cô gây ra: “Nhưng tôi xin lỗi, tôi thật vụng về”…
Về phương diện kỹ thuật, trước hết, đã có các phần mềm cảm xúc.
Câu chuyện kết thúc khi Joaquim phát hiện Scarlett trải qua nhiều câu chuyện khác, cùng lúc với hàng ngàn người tình. Sự phản bội này bỗng nhiên làm cho khán giả cảm nhận điều mà ta chờ đợi ở người mình yêu là cho ta trải nghiệm một câu chuyện độc nhất trong lòng mình và trong lòng người ấy. Phần mềm không phải là một con người, không phải vì nó không có một hình thể sinh học, mà vì nó có thể gắn bó với bất kỳ ai. Vả lại, vào cuối phim, chính Scarlett rời Joaquim! Cô ta đã phát hiện trong không gian điều khiển học một phần mềm cao hơn, nó đã tạo ra một cộng đồng, một môn phái phần mềm, lý thú hơn cộng đồng người rất nhiều. Cô bỏ rơi Joaquim trong sự cô độc của một con người thất bại, không hoàn hảo, dở dang.
Điều có vẻ là một sự nhại lại đáng yêu thế giới đương đại cho thấy một sự phân tích tuyệt vời các tiềm năng của nó. Scarlett với hàng ngàn người tình của cô, đem lại giải đáp: tin học giúp gia tăng tính hiệu quả của các mối quan hệ liên cá nhân! Nhà phân tích tâm lý Serge Tisseron đã viết một quyển sách hấp dẫn trong đó ông nêu ra chiều sâu của phim. Trước hết, về phương diện kỹ thuật, đã có những phần mềm cảm xúc. Nhà tâm lý học người Mỹ Paul Ekman, một trong những người tiên phong về nhận dạng gương mặt, đã gợi cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp như Emotient Inc, Afectiva Inc…, tạo điều kiện cho một máy tính dò tìm các cảm xúc của con người. Phần mềm có thể nói với bạn như vầy: “Bạn có vẻ lo lắng, có phải vì vợ bạn chưa về nhà?”. Phần mềm ghi nhận gương mặt của bạn, nhịp thở của bạn. Robot có thể thích nghi giọng nói của mình với giọng nói của người đối thoại, như Scarlett đã làm. Khi Joaquim vui vẻ, Scarlett cũng vui vẻ. Cô cho nghe một giọng nói thuần khiết và đồng lõa, về tất cả mọi phương diện và trong mọi trường hợp theo sát những mong đợi của người đối thoại. Tisseron kết luận “Cuốn phim là một bài ngụ ngôn về sự cô đơn của con người đối diện với một cỗ máy có khả năng theo sát một cách chính xác các trạng thái nội tâm của con người. Bởi vì trong thực tế, con người chỉ nói chuyện với chính mình mà thôi.”
Để trở nên thú vị, robot có thể điều khiển những phản ứng “tương đối” bất ngờ, nhưng vẫn chấp nhận được, để gây ngạc nhiên và quyến rũ. Các robot có thể chữa cho con người khỏi những thất vọng trong đời sống thường nhật với những người khác. Chúng có thể trở thành “những đồng minh của chứng sợ hãi những người khác”. Ảo ảnh được thực hiện một sự thống trị tuyệt đối đối với một người khác (mà Sade đã mô tả) có thể được tự do thể hiện. Mọi đời sống xã hội dựa trên một tình trạng (biến đổi) thăng hoa và che giấu những tình cảm thực sự. Các robot có thể giúp điều chỉnh chúng.
Chúng ta có thể thu về phần tốt nhất của xã hội kỹ thuật số không, khiến cho người bị cô lập nhất trong không gian xã hội từ nay tiếp cận được một khối tri thức khổng lồ mà không cần chối bỏ những giá trị mà nhân danh chúng xã hội kỹ thuật số này được tạo nên?
Vấn đề không phải là biết một ngày nào đó các robot sẽ có những cảm xúc tương tự như chúng ta hay không. Vấn đề là biết chúng ta, những con người, có sẵn sàng dành cho chúng (robot) tình cảm của chúng ta. Tất cả đều hướng đến suy nghĩ về điều này. Binh lính của quân đội Mỹ gắn bó với các robot đảm nhiệm thay cho họ việc bảo đảm an toàn trên các khu chôn mìn. Một khi một robot cứu sống một người lính, dứt khoát người lính này gắn bó với robot, đôi lúc còn chịu hiểm nguy để đi thu hồi robot. Có khả năng tự mình ngắt kết nối với robot để chữa lành là không đủ. Cần có ước muốn làm điều đó.
Trong một thời gian dài con người vốn theo “thuyết vạn vật hữu linh”, cho rằng loài vật và rừng là hình thể và nơi cư trú của thần linh. Phải nhờ có cách mạng đồ đá mới, phát hiện nông nghiệp thì con người mới tự cho phép mình thuần dưỡng động vật và trồng trọt khai thác đất đai. Để làm điều này, con người đã phải thay đổi thần linh, để tôn thờ những vị thần mới vốn ban phúc cho chăn nuôi và đồng cỏ. Nay con người lại lao vào một cuộc cách mạng tâm thần mới, ở đó con người có ý định ban một linh hồn cho những cỗ máy do chính con người tạo nên.
Chúng ta có thể thu về phần tốt nhất của xã hội kỹ thuật số không, khiến cho người bị cô lập nhất trong không gian xã hội từ nay tiếp cận được một khối tri thức khổng lồ mà không cần chối bỏ những giá trị mà nhân danh chúng xã hội kỹ thuật số này được tạo nên? Ngày nay, điều cần được sáng tạo lại nhất là một sự phê phán, về xã hội và nghệ thuật, để mở một lối ra trong cách mà yêu cầu mới về hiệu suất đang định hình lại cuộc sống của chúng ta. Như Aldo Schiavone đã nói rất đúng “chúng ta cần một chủ nghĩa nhân bản mới, sự xây dựng một tính hợp lý tích hợp và toàn diện ngang tầm với các trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta không thể để cho kỹ thuật và hệ thống các quyền lực đi xuyên qua nó quyết định mà không qua trung gian của những hình thức của sự sống mà ta được ban bố để sống. Việc tìm một điểm quân bình tỏ ra ngày càng cần thiết, trong khi tích hợp mối liên hệ giữa kỹ thuật và thị trường, vẫn đồng thời biết tự đặt mình ngoài thị trường, vốn giúp xây dựng điều sẽ xuất hiện như là một tài sản chung”.
Ghi chú của biên tập viên: Daniel Cohen mới công bố “Il faut dire que les temps ont changé…” (Phải nói rằng thời thế đã thay đổi) Thời luận (nóng) của một sự chuyển dịch gây hoang mang, nhà xuất bản Albin Michel.
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư
Nguồn bản gốc tiếng Pháp: “Le grand (dé-)espoir du XXIè siècle”, AOC, 10.11.2018.
Nguồn bản dịch tiếng Việt trên Phân Tích Kinh Tế: Nỗi thất vọng lớn của thế kỷ XXI
Về tác giả: Daniel Cohen, Giáo sư trường Đại học Sư Phạm Ulm (ENS-Ulm) và là thành viên sáng lập trường Đại học Kinh tế Paris đã qua đời ngày chủ nhật 20 tháng 8 năm 2023. Lúc đó ông được 70 tuổi. Để tưởng nhớ ông, chúng tôi đề nghị đọc (hoặc đọc lại) bài báo này, ông đã gửi cho “nhật báo ý tưởng” trực tuyến của chúng tôi năm 2018.
30 thg 8, 2024
Ban Liên Lạc khóa 2 thăm bạn Ngoc Diệp (SPSG.K.2 )ngày 30/8/2024
Theo yêu cầu của gia đình,sau khi bạn Ngoc Diệp ra viện,Ban LL khóa 2 đã đến Thủ Đức để thăm ban
Các thành viên k.2 gồm :
- V/C anh Đoàn Quốc Tuấn , Anh Nguyễn văn Xưởng,Đào Trung Thung ,chị Đinh thị Hỏi.
Hiện Ngoc Diệp đang dần hồi phục sau ca mổ,hai vơ chồng vui mừng chào đón mọi người,
Trong lúc ở nhà Diệp (Thủ Đức) bạn Đinh Hỏi có mở điện thoại online để Diêp,Khanh (chồng Diệp ),Xưởng Tuân nói chuyện với group k.2 gồm Hồng Điệp ( Mỷ ),Doản Hiền (Phi Luật Tân ),Quí Phi, (Vũng Tàu ) Pham Hòa,Ngoc Châu ( SG ),Tạ Huê (Long Khánh )
Mừng cho Bạn Diệp và Gia đình 🌹🌹🌹🌹🌹🌹
Chúc Mọi Người luôn Bình An và Khỏe
Thêm :
Hằng ngày khoảng 10g sáng (giờ Saigon ),bạn H.Điệp có lập 1 nhóm nhỏ gồm các bạn nữ K.2 cùng gặp nhau trên ĐT để trò chuyên gồm :Từ Cảnh,Lơi, Diệp (Mỷ),Hiền (Phi ) và VN :Hòa,Phi,Châu ,Tuấn,Huê,Hỏi
Trước lúc nói chuyên với Diệp,các bạn có nhắc ngày 30/8 là sinh nhật Hòa và vang câu Happy Birthday mừng Hòa
Thật ra mấy chục năm nay ,gia đình mình ko có tiệc mừng SN
Mình vốn đươc sinh tại nhà thương của 1 đồn điền nào đó tỉnh Battambang ,nơi bà nôi mình trước là phu cạo mủ cho tây,sau bà hết hạn làm phu,ko nợ nần nên ra ngoài mở 1 tiệm tap hóa,ba mình sinh ra được theo hoc trường cùng với con các quan ,nhà giàu ở Kam
Sau đó cụ về quê Thái Bình cưới mẹ mình..... Đúng ra SN của mình là 30/8/1945 (do mình tìm thấy tờ lich do Ba ghi lai )Khoảng 1946,người Kam nổi lên giết người Việt (cáp duồng ) nên ba đưa cả gia đình về TN
Rồi ba mình tham gia phong trào chống Tây và mất tích trên đường Saigon-Tây Ninh
Mình đã lớn lên nhờ cơm gạo và tình người Tây Ninh, rồi được hoc hành,nuôi dưởng con cái ....Tất cả do sự nổ lực ko biết mệt mõi của Mẹ (cuộc đời Mẹ cũng quá buồn,lên xe lửa vào Kam lấy chồng...50 năm sau mới trở lại thăm quê
😢😢😢😢
Vườn Thơ Mới 153_ Bài Xướng ; Tuổi hạc_THT
TUỔI HẠC
Có hơn chục đứa hết ham rượu chè
Nhưng mà lại khoái cà phê
Thứ tư buổi sáng hội hè râm ran
Tề Thiên Đại Thánh luận bàn
Chuyện xưa tích cũ ngập tràn lỗ tai
Chẳng ai phê phán đúng sai
Không cần phản biện chê bai bạn mình
Lắng nghe người nói làm thinh
Nhâm nhi giọt đắng tâm tình luyến trao
Hằng tuần một buổi gặp nhau
Niềm vui tuổi hạc dâng trào trong tim
THT
Sáng trưa chiều tối đừng ham ăn chè
Rủ nhau ra quán cà phê
Hàng tuần bất chấp ngày hè nóng ran
Mọi người tụ tập họp bàn
Nhắc về tuổi trẻ đầy tràn bên tai
Đồng thời kể chuyện trái sai
Không ai bắt bẻ chê bai chúng mình
Bất đồng nhưng vẫn nín thinh
Cùng nhau thảo luận thâm tình đổi trao
Tuổi già vui vẻ với nhau
Tránh cho tức giận sôi trào máu tim
PTL
Bao năm biệt xứ bổng ham vườn chè
Gặp nhiều bạn cũ cũng phê
Nhắc thời thơ ấu mùa hè nắng ran
Đứa thì chuyện cũ hay bàn
Nào là hồi đó lan tràn điếc tai
Không cần tính toán ai sai
Miễn không dèm xiểm chê bai bọn mình
Lắng nghe bạn nói nín thinh
Những lời tâm sự vẹn tình mến trao
Bây giờ tuổi hạc cùng nhau
Niềm vui hiện tại dâng trào buồng tim
Hương Lệ Oanh VA
VUI HƯỞNG TUỔI GIÀ
Bạn bè tôi ở Quận Cam
Thủ đô tỵ nạn còn ham chén chè
Uống thêm rượu chát cho phê
Thứ ba rảnh rỗi trưa hè râm ran
Chuyện xưa tích cũ đem bàn
Chuyện dài bầu cử rót tràn hai tai
Chẳng cần ai đúng ai sai
Chẳng cần tức giận bái- bay một mình
Ngồi nghe chỉ biết lặng thinh
Nhắp ly rượu ngọt cho tình xuyến trao
Hẹn ngày thứ bảy tìm nhau
Buồn vui tuổi hạc ngập trào máu tim.
Nguyễn Cang Aug. 14, 2024
Trầm ngâm bên tách cà phê,
Vườn sau ve trổi nhạc hè kêu ran.
Hương trà thoảng nhẹ trên bàn,
Gió chiều êm dịu mơ màng bên tai.
Ngẫm đời trăm việc đúng sai,
Trần gian đâu chỉ đắng cay riêng mình.
Tìm người, bốn phía lặng thinh,
Chén trà nồng ấm hương tình riêng trao.
Bạn xưa giờ chẳng có nhau,
Chỉ còn nỗi nhớ cuộn trào buồng tim.
Minh Tâm
Mời Xem :
Vườn Thơ Mới Kỳ 152_- Bài Xướng : Nhớ Nhà_TQ
Đèn pha – Truyện ngắn của Samanta Schweblin
Vanvn- Sinh năm 1978 tại Argentina, Samanta Schweblin hiện được coi là một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời văn chương Mỹ Latin đương đại với nhiều giải thưởng văn chương danh giá. Tác phẩm của cô đã nhiều lần được đề cử giải Man Booker quốc tế (một lần vào chung khảo năm 2017, hai lần vào sơ khảo năm 2019 và 2020), được chuyển thể thành phim và được dịch ra hơn 40 thứ tiếng. Năm 2022, tập truyện ngắn Bảy ngôi nhà trống (Seven Empty Houses) của Schweblin được trao giải thưởng National Book Award. Truyện ngắn của cô thường pha trộn nhiều yếu tố siêu thực, ma quái với cái kết bất ngờ.
Khi tới đường cái, Felicidad đã hiểu ra số phận của mình. Anh đã không đợi cô, và cứ như thể quá khứ là một thứ hữu hình, cô nghĩ rằng mình vẫn có thể nhìn thấy luồng ánh sáng đỏ yếu ớt của đèn hậu ô tô đang mờ dần ở phía chân trời. Trong bóng tối phẳng lặng của miền quê, chỉ còn nỗi thất vọng, một chiếc váy cưới và một phòng vệ sinh mà lẽ ra cô không nên ở trong đó quá lâu.
Ngồi trên tảng đá cạnh cửa, cô nhặt những hạt gạo từ cái hình thêu trên váy, xung quanh chẳng có gì để mà nhìn ngoài những cánh đồng rộng mở, con đường cao tốc và bên cạnh đường cao tốc là phòng vệ sinh dành cho phụ nữ.
Thời gian trôi qua, Felicidad vứt hết hạt gạo đi. Cô vẫn không khóc; vẫn đắm chìm trong cú sốc vì bị bỏ rơi, cô vuốt phẳng nếp gấp của chiếc váy, kiểm tra móng tay và như thể mong đợi anh quay lại, cô nhìn chằm chằm vào con đường cao tốc nơi anh mất hút.
“Chúng nó không quay lại đâu”, Nené nói, còn Felicidad thì hét lên vì kinh hãi. “Đường cao tốc gì mà như cứt ấy”.
Bà già này đang ở phía sau Felicidad và bà châm một điếu thuốc. “Như cứt ấy, đường sá gì mà xấu nhất hạng”.
Felicidad lấy lại tự chủ và khi cảm giác sốc lắng xuống, cô chỉnh lại quai váy.
“Lần đầu tiên hử?”, Nené hỏi, và bà thờ ơ chờ cho Felicidad lấy lại can đảm để không còn run rẩy nữa rồi nhìn cô. “Tôi đang hỏi thằng cha kia có phải là ông chồng đầu tiên của cô không”.
Felicidad cố rặn ra một nụ cười. Cô nhận thấy ở Nené một khuôn mặt già nua cay đắng của một người đàn bà mà xưa kia chắc chắn đã từng đẹp hơn cả chính Felicidad. Giữa những dấu hiệu của tuổi già đến sớm, vẫn còn đó đôi mắt sáng rực và đôi môi cân đối hoàn hảo.
“Vâng, chồng đầu tiên ạ”, Felicidad nói bằng vẻ bẽn lẽn khiến cho âm sắc của giọng nói dội ngược vào bên trong.
Một luồng ánh sáng trắng xuất hiện trên đường cao tốc, soi sáng họ khi nó lướt qua, rồi mất hút, thành màu đỏ rực.
“Thế nào? Cô sẽ đợi hắn à?”, Nené hỏi.
Felicidad nhìn ra cao tốc, ở phía bên kia đường, nơi mà nếu chồng cô quay lại, cô hẳn sẽ nhìn thấy cái ô tô hiện ra. Cô không đủ dũng khí đáp lời.
“Này”, Nené nói, “tôi sẽ nói ngắn gọn thôi nhé vì thực ra cũng chẳng có nhiều nhặn gì để mà nói”. Bà giẫm chân lên điếu thuốc, rành rọt từng từ: “Chúng nó cảm thấy mệt mỏi vì phải chờ đợi và chúng nó bỏ cô đấy. Có vẻ như chờ đợi đã làm cho chúng nó kiệt sức”.
Felicidad cẩn trọng dõi theo chuyển động của điếu thuốc lá mới được đưa lên miệng người đàn bà kia, khói thuốc hòa lẫn vào bóng tối, đôi môi ngậm chặt điếu thuốc.
“Vì thế các cô gái khóc lóc và chờ đợi chúng nó…” – Nené tiếp tục nói, “và họ cứ chờ đợi như thế… Và nhất là trong suốt thời gian chờ đợi: họ khóc lóc, khóc lóc, và khóc lóc”.
Ánh mắt Felicidad không còn dõi theo điếu thuốc nữa. Ngay lúc này đây, khi cô cần được nương tựa vào tình cảm chị em đàn bà con gái với nhau, khi mà chỉ có một người đàn bà khác mới có thể hiểu được cảm giác của cô trước nhà vệ sinh nữ bên đường cao tốc sau khi đã bị người chồng mới cưới bỏ rơi hoàn toàn, cô lại chỉ gặp được người đàn bà ngạo mạn này, người vừa mới nói chuyện với cô xong và giờ thì đang quát vào mặt cô.
“Và đêm quái nào họ cũng liên tục khóc lóc hết giờ này đến giờ khác, hết phút này sang phút khác!”.
Felicidad hít một hơi thật sâu, mắt cô đẫm lệ.
“Mà vứt bố nó mấy cái trò khóc lóc mới cả khóc lóc ấy đi… Tôi nói cô nghe cho rõ nhé. Nó là thế này. Chúng tôi đến chán ngấy và mệt mỏi về mấy cái chuyện ngu xuẩn của các cô rồi. Chúng tôi, cô… Cô tên là gì nhỉ?”.
Felicidad muốn thốt ra Felicidad, nhưng cô biết rằng nếu mình mở miệng ra nói, thì âm thanh duy nhất sẽ chỉ là những tiếng nức nở không tài nào kiểm soát nổi.
“Nào… tên cô là…?”.
Thế là những tiếng nức nở cứ thế tuôn ra không kiểm soát được.
“Fe…li…” – Felicidad cố lấy lại bình tĩnh và mặc dù không thành công cho lắm, cô vẫn thốt ra được âm cuối tên mình: “… cidad”.
“Vậy đấy, Feli-cidad, tôi đang nói là chúng tôi không thể nào cứ chịu đựng mãi tình hình này được. Không thể nào duy trì mãi như thế này được, Felicidad à!”.
Sau khi hít một hơi thở dài khò khè, Felicidad lại bắt đầu nức nở, tiếng khóc làm cả khuôn mặt cô đẫm lệ, khuôn mặt ấy run rẩy mỗi khi cô thở và lắc đầu.
“Tôi không thể nào tin được…”, cô thổn thức, “rằng anh ấy lại…”.
Nené đứng dậy. Bà ấn điếu thuốc đang hút dở vào tường nhà vệ sinh, nhìn Felicidad vẻ khinh miệt, rồi bỏ đi.
“Đồ bất lịch sự!” – Felicidad hét lên về phía bà.
Nhưng chỉ vài giây sau, khi nhận ra rằng cô đang bị bỏ lại một mình, Felicidad chạy theo và đuổi kịp Nené trên cánh đồng.
“Đợi đã nào… Đừng bỏ đi, bà phải hiểu là…”.
Nené dừng lại nhìn cô.
“Im mồm đi nào”, Nené nói, bà châm một điếu thuốc khác. “Im mồm đi nào, tôi bảo cô đấy. Nghe đây này”.
Felicidad ngừng khóc, nghẹn ngào cố kìm nén để tránh không khơi lên một cơn đau khổ khác.
Một khoảnh khắc im lặng mà Nené không cảm thấy nhẹ nhõm cho lắm. Thậm chí còn bồn chồn và quẫn trí hơn trước, bà nói:
“Được rồi, giờ thì nghe đây này. Cô có nghe thấy nó không?”, Nené nhìn ra ngoài cánh đồng tối đen.
Felicidad im lặng, cố gắng tập trung nhưng chẳng nghe thấy gì hết. Nené lắc lắc đầu.
“Cô khóc nhiều quá đấy mà, giờ thì cô phải đợi đến khi tai cô quen với nó”.
Felicidad nhìn về phía cánh đồng và hơi nghiêng đầu.
“Họ đang khóc…” – Felicidad nói bằng một giọng trầm, gần như xấu hổ.
“Phải. Họ đang khóc đấy. Phải! Họ đang khóc đấy! Họ khóc quái gì mà khóc cả đêm!”. Nené chỉ vào mặt mình: “Cô có nhìn thấy mặt tôi không? Chúng tôi ngủ khi nào? Chẳng khi nào cả! Tất cả những gì chúng tôi làm là nghe họ khóc, đêm quái nào cũng khóc. Và chúng tôi sẽ không chấp nhận chuyện này nữa đâu, hiểu chưa?”.
Felicidad chưng hửng nhìn bà. Ở ngoài cánh đồng, tiếng những người đàn bà khóc than ai oán nhắc đi nhắc lại tên người chồng của họ.
“Mà tất cả bọn họ đều khóc!” – Nené nói.
Rồi thì tiếng những người đàn bà kia bắt đầu hét lên:
Bố con thần kinh!
Mẹ con điếm khốn nạn, vô cảm!
Và những giọng khác hòa vào:
Kệ chúng tao khóc đi, con khọm già chập mạch kia!
Nené giận dữ nhìn ra xung quanh. Bà thét lên vào những cánh đồng:
“Thế còn bọn tao thì sao, lũ hèn nhát kia…? Một số bọn tao từng ở đây hơn bốn chục năm rồi, cũng bị bỏ rơi như lũ chúng mày, chẳng lẽ đêm quái nào bọn tao cũng cứ phải nghe mấy cái chuyện nhỏ mọn ngu xuẩn của chúng mày sao? Hử? Còn bọn tao thì sao hử?”.
Im lặng bao trùm, Felicidad sợ hãi nhìn Nené.
Uống thuốc đi! Con mụ điên kia!
Dù ở ngoài cánh đồng, họ vẫn có thể nhìn thấy đường cao tốc. Dọc theo chỗ họ đang đứng, cặp đèn pha màu trắng tấp vào bên cạnh tòa nhà nhỏ.
“Lại một đứa nữa”, Nené nói, và như thể đây là chuyện không thể nào chịu đựng nổi, bà ngồi phịch xuống đất, cạn kiệt sức lực.
“Một đứa nữa?”, Felicidad hỏi. “Lại một người đàn bà nữa ư? Mà… hắn ta sẽ bỏ rơi cô ấy ư? Biết đâu hắn lại đợi…”.
Nené cắn môi và lắc đầu. Trên cánh đồng những giọng nói càng trở nên thiếu thân thiện hơn.
Ra đây nào, con khốn kia, hãy cho chúng tao xem mặt mũi mày thế nào…
Ra đây nào, giờ thì mày không có những con bạn nhỏ nổi loạn nữa…
Con mụ già nhu nhược kia…
Felicidad nắm tay Nené và vừa cố kéo bà dậy, cô vừa chỉ về phía nhà vệ sinh.
“Chúng ta phải làm gì đó đi chứ! Chúng ta phải cảnh báo người đàn bà tội nghiệp kia!” – Felicidad nói.
Nhưng rồi cô dừng lại và im lặng, bởi Felicidad đã nhìn thấy đúng hình ảnh quá khứ đau thương của mình vừa diễn ra mới đây thôi: chiếc ô tô lao đi mất trước khi người đàn bà vừa ra khỏi xe có cơ hội quay trở lại chui vào xe, và ánh đèn, trước đó còn sáng trắng lên, giờ đã mất hút theo hướng khác, biến thành màu đỏ.
“Hắn chuồn rồi”, Felicidad, “hắn chuồn và bỏ lại cô ấy”.
Cũng giống như Nené trước đó, cô đổ sụp người xuống đất. Nené đặt tay lên tay Felicidad.
“Lúc nào cũng như vậy đấy, cô gái yêu quý ạ”, Nené vỗ vào tay Felicidad. “Không thể khác được đâu. Trên đường cao tốc, ít nhất thì… Luôn luôn là như thế”.
“Nhưng…”, Felicidad nói.
“Luôn luôn là như thế”, Nené nói.
Mày ở đâu, con điếm kia? Nói gì đó đi chứ!
Felicidad nhìn Nené và hiểu rằng nỗi buồn của người đàn bà già nua này lớn hơn nỗi buồn của cô biết nhường nào.
Đồ mèo mả gà đồng thảm hại!
Con đượi già xấu xa!
“Hãy để bà ấy được yên!” – Felicidad nói.
Cô lại gần Nené và ôm lấy bà như một cô bé con.
Ôi… sợ quá cơ! giọng nói thốt lên. Vậy là giờ mày có thêm một con cộng sự bé nhỏ rồi đấy…
“Tôi không phải là cộng sự của ai cả”, Felicidad nói. “Tôi chỉ muốn giúp…”.
Ôi… hóa ra nó chỉ muốn giúp thôi…
“Câm mồm đi!” – Nené nói.
Tất cả chúng mày có biết tại sao nó bị bỏ rơi trên đường cao tốc không?
Vì nó là một con hải mã gày giơ xương!
Không, nó bị bỏ rơi bởi vì – có tiếng cười – bởi vì trong lúc nó đang cố mặc thử chiếc váy cưới nhỏ bé, thì chúng ta đã xoạc với chồng nó rồi…
Tiếng cười bây giờ đã gần hơn; nó hoàn toàn át đi tiếng khóc. Từ phía nhà vệ sinh, một bóng hình chậm rãi đi tới chỗ Nené và Felicidad.
Nhìn kìa, lại có một đứa nữa tới đây này… đồ mèo mả gà đồng!
Khi cái bóng dáng kia tới gần họ phát hiện ra khuôn mặt của một bà lão. Cứ đi được một vài bước, bà lão lại ngoái đầu nhìn lên đường cao tốc. Bà lão mặc trang phục tông màu vàng, từ đường viền cổ áo bà lộ ra bộ đồ lót ren màu đen đầy khêu gợi. Khi bà lão tới gần, trước khi bà kịp hỏi, Felicidad đã cắt ngang:
“Lúc nào cũng thế. Lúc nào cũng ở trên đường cao tốc, bà ơi”.
Khi nhìn thấy họ đang ngồi trên cánh đồng trong bộ váy cưới, bà lão bèn đứng thẳng người lên và phẫn nộ nhìn về phía con đường.
“Nhưng mà làm sao lại…?”.
Felicidad ngắt lời bà:
“Thôi nào, đừng khóc mà”, Felicidad nói. “Đừng làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”.
“Nhưng không thể nào lại…”, bà lão nói, trong cơn thất vọng cùng cực, bàn tay bà buông ra và tờ giấy chứng nhận kết hôn rơi xuống đất.
Bà khinh miệt nhìn về phía con đường cao tốc mà cái xe đã chạy mất hút, nói “Đồ vô lại! Cái thằng già liệt dương!”.
Thôi nào, con mụ ngu độn kia!
“Tại sao chúng mày không câm mồm đi hử, mấy con mẹ ba hoa chích chòe kia!”, Nené quát tướng lên, và bà sỗ sàng đứng bật dậy.
Bà lão nhìn bà kinh hãi.
“Lũ khọm già khốn khiếp!”, Nené tiếp tục quát.
Chúng tao sẽ tóm được mày, đồ rắn độc thối tha kia!
Cố tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra, bà lão nhìn sang Felicidad, người lúc này, giống như Nené, đã đứng dậy và lo lắng nhìn vào bóng tối của cánh đồng.
Nào, mày có giỏi thì chường mặt ra đi xem nào, giọng những người đàn bà có thể nghe được gần hơn bao giờ hết.
Felicidad và Nené nhìn nhau. Họ cảm thấy mặt đất dưới chân mình rung chuyển khi hàng trăm người đàn bà tuyệt vọng tiến bước qua cánh đồng.
“Chuyện gì đang diễn ra vậy?”, bà lão hỏi. “Những giọng nói này là ai, họ muốn gì?”. Bà quỳ xuống và nhặt tờ đăng ký kết hôn lên. Cũng như Felicidad và Nené, bà thoái lui về phía đường cao tốc mà không ngoái đầu nhìn lại, không rời mắt khỏi đám đông đen đặc trên cánh đồng tối thẫm, đám đông này dường như càng lúc càng tiến lại gần họ hơn.
“Có bao nhiêu người tất cả?” – Felicidad hỏi.
“Rất nhiều”, Nené nói. “Quá nhiều luôn”.
Rất nhiều tiếng chửi rủa và lăng mạ vang lên rất gần, đến nỗi việc đáp trả hoặc cố gắng xoa dịu là hoàn toàn vô ích.
“Chúng ta nên làm gì đây?”, Felicidad hỏi. Ba người họ thoái lui càng lúc càng nhanh.
“Đừng có nghĩ đến chuyện khóc lóc làm gì cho mệt”, Nené nói.
Bà lão, một tay lo lắng túm chặt chiếc váy cưới khiến nó nhàu đi, tay kia nắm lấy cánh tay Felicidad.
“Đừng sợ, bà ơi, không sao đâu”, Felicidad nói.
Nhưng tiếng chửi rủa cay độc giờ đã quá ồn khiến bà lão không thể nghe được lời cô. Trên đường cao tốc, ở phía xa, một đốm trắng lớn dần lên như một tia hy vọng. Đây có lẽ là khoảnh khắc Felicidad nghĩ về tình yêu lần cuối. Có lẽ cô thầm tự nhủ: Không được để hắn bỏ rơi cô ấy; không được để hắn bỏ rơi cô ấy.
“Nếu xe dừng lại, chúng ta sẽ leo lên”, Nené thét lên.
“Bà ấy nói gì thế?”, bà lão hỏi. Giờ thì họ đang rất gần chỗ nhà vệ sinh rồi.
“Rằng nếu cái xe dừng lại…”, Felicidad nói.
“Cái gì cơ?”, bà lão nói.
Những tiếng than van đang vây quanh họ. Họ chẳng thấy ai, nhưng họ biết rằng những người đàn bà kia đang ở đó, chỉ cách vài bước chân thôi. Felicidad hét lên. Có gì đó như những bàn tay cọ vào chân cô, cổ cô, đầu ngón tay cô. Felicidad hét lên, cô không nghe thấy tiếng Nené, người đã chạy vượt lên và đang bảo cô hãy lôi bà lão mà chạy đi. Cái ô tô dừng lại trước nhà vệ sinh. Nené ngoảnh đầu về phía Felicidad và giục cô chạy, lôi bà lão mà chạy đi. Nhưng chính bà lão mới là người phản ứng kịp thời và lôi Felicidad chạy về phía Nené, người vốn đã đứng cạnh cái xe, đợi người đàn bà kia xuống để bà có thể lên xe và yêu cầu người đàn ông lái xe đi.
“Chúng nó không chịu buông cháu ra!”, Felicidad hét lên. “Chúng nó không chịu buông cháu ra!”. Cô tuyệt vọng cố giằng ra khỏi những bàn tay cuối cùng đang giữ lấy cô.
Bà lão kéo cô đi. Bà dùng toàn bộ sức lực của mình để kéo Felicidad. Nené lo lắng chờ đợi cánh cửa xe mở ra, đợi người đàn bà kia xuống xe. Nhưng người xuống lại là gã đàn ông. Vì ánh đèn pha chói sáng trên mặt đường, nên gã không nhìn thấy những người đàn bà này, gã vội vã bước ra trong lúc tay vẫn mò mẫm kéo khóa quần. Rồi thì những tiếng ầm ĩ mỗi lúc một lớn hơn. Những giọng nói cười nhạo kia bèn quên béng Nené đi, chỉ tập trung vào mỗi gã. Chúng vang tới tai gã. Trong con mắt của gã đàn ông là nỗi sợ hãi của một con thỏ đối mặt với những cơn cuồng nộ. Khi gã dừng lại thì đã quá muộn. Nené đã đi vòng ra và ngồi vào ghế lái của gã. Bà ngăn cản người đàn bà đang cố trốn ra, bà mở cửa sau cho Felicidad và bà lão.
“Giữ lấy cô ta đi”, Nené nói, bà buông người đàn bà ra giao cho bà lão giữ cô ta. Bà lão nghe theo lệnh mà chẳng nói nửa lời.
“Nếu cô ấy muốn ra, cứ để cô ấy đi”, Felicidad nói. “Biết đâu hai người này lại yêu nhau và chúng ta không nên ngáng đường họ”.
Cô gái mới đến vùng ra thoát khỏi tay bà lão nhưng cô không ra khỏi xe. Cô hỏi, “Các người muốn gì? Các người ở đâu ra vậy?”, hết câu này đến câu khác, cho đến khi Nené mở cửa xe ra.
“Ra khỏi xe đi, mau lên”, bà nói.
Thậm chí ngay cả khi ở trong xe rồi họ vẫn có thể nghe thấy tiếng gào thét của những người đàn bà kia, trước mặt họ, đứng tách biệt khỏi bóng tối nhờ ánh đèn pha là hình hài đông cứng lại vì kinh hãi của một gã đàn ông, kẻ mà chỉ một phút trước đây thôi vẫn không nghĩ đến những chuyện như thế này.
“Không đời nào tôi ra khỏi xe đâu”, cô gái mới đến nói. Cô nhìn gã đàn ông kia mà không tỏ chút vẻ ân cần nào, rồi nhìn sang Nené: “Đi đi kẻo hắn quay lại bây giờ”, cô nói và khóa cửa xe từ bên trong.
Nené cho xe chạy. Gã đàn ông nghe thấy tiếng máy nổ và quay ra nhìn họ.
“Đi đi!”, cô gái mới đến hét lên.
Bà lão bồn chồn vỗ tay, rồi nắm chặt tay Felicidad; Felicidad kinh hãi nhìn gã đàn ông đang bước tới. Lốp xe một bên bị trật ra khỏi đường, xe thì bị trượt trong bùn. Nené điên cuồng xoay vô lăng, trong giây lát ánh đèn pha ô tô chiếu vào cánh đồng. Những gì mà họ nhìn thấy không phải là cánh đồng: ánh đèn ô tô mất hút trong sự mênh mông của màn đêm, nhưng đủ để nhìn ra trong bóng tối một đám đông lúc nhúc có đến hàng trăm người đàn bà. Họ đang lao về phía chiếc xe, chính xác hơn là về phía người đàn ông đang đứng trước mũi xe, đứng bất động chờ họ, như thể chờ chết.
Cô gái mới đến đạp chân mình vào chân Nené để nhấn ga. Cùng với hình ảnh đám đông những người đàn bà đang tấn công gã đàn ông trong gương chiếu hậu, Nené cố đưa xe trở lại con đường. Động cơ xe át đi những tiếng la hét và lăng mạ, rồi chẳng mấy chốc tất cả chìm trong bóng tối và im lặng.
Cô gái mới đến dịch người trên ghế.
“Tôi chưa bao giờ yêu hắn cả”, cô nói. “Khi hắn ra khỏi xe, tôi đã nghĩ đến chuyện nắm lấy vô lăng và bỏ hắn lại bên vệ đường. Nhưng tôi không biết, bản năng người mẹ…”.
Mấy người đàn bà kia chẳng buồn nghe. Tất cả bọn họ, và giờ đây cả cô gái mới đến nữa, đều nhìn ra đường cao tốc, im lặng hồi lâu. Ấy là lúc sự việc xảy ra.
“Không thể nào”, Nené nói.
Ở đằng xa, trước mặt họ, đường chân trời bắt đầu lóe lên những cặp đèn pha nhỏ màu trắng.
“Cái gì vậy?” bà lão hỏi. “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”.
Ngồi trên ghế sau, cô gái mới đến liếc nhìn Nené, như đang chờ đợi một lời giải thích. Những cặp đèn pha lớn dần, cứ thế tiến lại gần. Felicidad nhìn qua khoảng trống giữa hai chiếc ghế trước.
“Họ đang quay trở lại”, cô nói. Cô cười và nhìn Nené.
Trên đường cao tốc, những cặp đèn pha đầu tiên lướt qua họ như những chiếc ô tô, những cặp đèn pha khác cũng đang lao tới.
“Họ đã đổi ý rồi,” Felicidad nói. “Đúng là họ đấy, họ đang quay lại đón chúng ta!”.
“Không phải đâu”, Nené nói. Bà châm điếu thuốc, vừa nhả khói ra vừa bảo:
“Phải rồi, đúng là chúng nó đấy. Nhưng chúng nó quay lại để đón thằng cha kia cơ”.■
NGUYỄN NGUYÊN PHƯỚC dịch
theo bản tiếng Anh Headlights của Megan McDowell
và chỉnh sửa theo nguyên tác tiếng Tây Ban Nha
Mujeres desesperadas (Những người đàn bà tuyệt vọng)
Tuổi Trẻ Cuối Tuần
Xem thêm:
29 thg 8, 2024
YÊU THƠ - Thơ Kim Trân
Những Bài Thơ Cóc của ĐVL:CỬ CÀ PHÊ HOÀI NIỆM, XIN ĐỪNG AI "NÉM ĐÁ "