30 thg 4, 2022

Ở nơi chuối là linh thiêng và phép màu chữa lành bệnh

  • Meenakshi J
  • BBC Travel

                    Nguồn hình ảnh, Meenakshi J

Hồi 10 năm về trước, khi ấy vừa mới kết hôn, tôi dừng lại ở một xe bán chuối bên đường ở thị trấn Nagercoil, miền nam Ấn Độ, gần nhà chồng để chọn một ít chuối về làm nghi lễ tôn giáo.

Tôi trố mắt nhìn những nải chuối ngon lành, từ hình dáng thông thường có màu vàng đến những nải chuối sắc hồng, đỏ và tím khác nhau. Chúng được treo ngược bằng móc sắt lên trần của xe chuối như tặng vật tưởng thưởng. Mỗi nải chuối có gắn tên từng giống chuối bản địa - poovan, chevvazhai, matti pazzham và nhiều loại khác.

Tôi chưa từng nhìn thấy nhiều giống chuối như vậy trong suốt thời gian lớn lên ở Hyderabad, thủ phủ của bang Telangana ở Ấn Độ, cách Nagercoil 1.200km về phía bắc.

Tôi chỉ biết đến chuối đơn giản là aratipandu trong tiếng Telugu (và vaazhaipazham trong tiếng Tamil, kela trong tiếng Hindi). Nhưng ở đây tại Nagercoil, có khoảng 12 đến 15 giống chuối, mỗi loại có tên và mục đích sử dụng riêng. Đột nhiên, cuộc sống có vẻ như đơn giản hơn trước khi cưới, vì giờ đây tôi đang chìm vào vùng đất đầy các loại chuối.

                Nguồn hình ảnh, Getty Images

               Chụp lại hình ảnh,

             Các loại chuối bản địa vẫn được thu hoạch ở miền Nam Ấn Độ

Chuối là loại trái cây được sử dụng phong phú và được kính ngưỡng nhất ở Ấn Độ kể từ thời xa xưa tới nay.

Nhờ khả năng sinh tồn, sự phong phú và giá rẻ, chuối là loại trái cây mà người ta nghĩ đến gần như trong mọi dịp, và cả cây chuối đã ăn sâu vào từng tầng lớp văn hóa của đất nước này.

Người ta thu hoạch các loại chuối bản địa khắp nơi ở Ấn Độ, mà chuối thì mọc đầy khắp nơi cả trong vườn trồng và ngoài đồng hoang ở các vùng như Nagercoil, phần lớn nhờ vào khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và điều kiện đất đai nhiều mùn và màu mỡ ở những vùng thuộc trung tâm khu vực Ghats Tây ở miền Nam Ấn Độ.

Người ta tin rằng chuối là một trong những loại trái cây được con người hái về sớm nhất và nhiều nhất trên thế giới, và nó đã vươn ra rất xa khỏi nguồn gốc khiêm tốn ở Ấn Độ và Đông Nam Á.

Ngày nay, chuối là một trong những loại trái cây được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Thậm chí trong thời đại dịch này, công thức làm bánh mì chuối dễ làm và ngon lành cũng trở thành xu hướng tìm kiếm trên Google toàn cầu.

Ghi chép trong lịch sử viết rằng Alexander Đại Đế đã rất thích thú với vị ngon hấp dẫn của kadali phalam (tức là chuối trong tiếng Phạn), và ngài đã đem chuối từ Ấn Độ đến Trung Đông, nơi chuối được các thương lái Ả Rập đặt tên mới là banan (tiếng Ả Rập có nghĩa là ngón tay).

Sau đó, chuối đến Châu Phi, Châu Mỹ Latin và vùng biển Caribbe từ thế kỷ 15, và rồi du hành lên phía bắc, đến Bermuda. Từ Bermuda, chuối được đưa đến Anh làm món trái cây mới trong thế kỷ 17 và 18.

Vào năm 1835, người thợ làm vườn ở Chatsworth Estate tại Derbyshire có tên là Joshep Paxton đã thu hoạch và trồng một loại chuối màu vàng mới và đặt tên nó là musa cavendishii, lấy theo họ của ông chủ mình là William Cavendish.

Dù có kích cỡ khá nhỏ và có vị khá nhạt nhẽo khi so với các giống chuối khác, nhưng sự đồng đều trong các trái chuối Cavendish cùng khả năng kháng bệnh và năng suất cao đã khiến giống chuối này trở thành con cưng của thế giới phương Tây.

Ở Ấn Độ, giống chuối Cavendish G9 cao sản (xuất xứ từ Israel) giờ đây được sản xuất thương mại hóa khắp cả nước; tuy nhiên, các giống chuối bản địa - và họ hàng của chúng là chuối lá (plantain) - vẫn được thu hoạch, chủ yếu là ở phần miền Nam Ấn Độ.

Người dân bản địa vẫn thường ca ngợi các giống chuối poovan, mondan và peyan (tên được đặt theo ba vị thần trong Đạo Hindu là Brahma, Vishnu và Shiva) vì khả năng thích nghi, hương vị và kết cấu thơm ngon của chúng.

Ở Ấn Độ, chuối được coi là có thể chữa lành cho mọi loại bệnh, cả thể xác lẫn tinh thần.

Hồi tôi còn nhỏ thì tôi thấy vị hơi mềm và dính của chuối chín không lấy gì làm hấp dẫn. Nhưng tôi vẫn còn nhớ mình đã chén hết cả nải chuối vì mẹ nài nỉ tôi ăn chuối giúp tăng cường hệ miễn dịch sau khi bị sốt vàng da, còn bà nội thì khuyên tôi ăn chuối sau khi nó được cúng lễ trong nghi thức tôn giáo và được coi là món đồ cúng thiêng liêng prasadam.

Ngày nay, mọi người cho rằng ăn chuối thì tốt nhiều bề cho sức khỏe. Trong chuối chín có nhiều phốt pho, canxi, vitamin B6 và vitamin C, và chuối là nguồn cung cấp chất xơ và carbohydrates dồi dào.

Tuy nhiên, ở Ấn Độ, mọi người hàng ngàn năm nay đã coi chuối như thuốc chữa bệnh. Cây chuối được coi là loài cây linh thiêng và người ta sử dụng tất cả các phần của cây: trái chuối để ăn, lá , hoa và bẹ chuối dùng làm thuốc trị bệnh.

"Một quả chuối chín chứa đầy kapha [nghĩa là có những nguyên tố sống như nước và đất] và được dùng trong chữa trị nhiều loại rối loạn về da ở Ayurveda," bác sĩ Sreelakshmi, cố vấn cao cấp Ayurveda từ công ty Naad Wellness ở Delhi cho biết.

Ngoài ra, ở Ayurveda, hoa chuối và thân chuối cũng được dùng chữa bệnh tiểu đường, và nhựa cây (có tính kết dính và co lại) được dùng để trị bệnh phong và động kinh, cũng như dùng để điều trị các vết côn trùng cắn.

Theo Sreelakshmi giải thích, các chứng rối loạn tâm lý như cao huyết áp và mất ngủ cũng được điều trị bằng liệu pháp có tên là thalapothichil, theo đó đầu người bệnh được đắp một hỗn hợp dược chất và sau đó quấn lại bằng lá chuối, giúp cho tâm trí người đó bình tĩnh lại.

Chuối cũng là loại trái cây duy nhất được ghi chép trong Chánh tạng Pali (nền tảng giáo lý Phật học của trường phái Phật Giáo Nguyên Thủy), Kinh Vệ Đà và Bhagavad Gita (một phần trong bộ sử thi vĩ đại nhất viết bằng tiếng Phạn của Ấn Độ cổ, trường ca Mahabharata), và tạo thành bộ ba trái cây, cùng với xoài và mít, được gọi là mukkani trong văn học Tamil Sangam.

Trong Ấn Giáo, cây chuối được coi là Đức Brihaspati (Sao Mộc), người coi giữ đền thờ trong Ấn Giáo.

Cây chuối còn được coi là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở và quảng đại. Vì vậy, ở miền Nam Ấn Độ, người ta đặt một cặp cây chuối đang trổ hoa ở hai bên hoặc cửa vào nhà hoặc tại nơi diễn ra đám cưới, nơi có nghi lễ tôn giáo và các dịp đặc biệt.

Ở Bengal, trong lễ hội Durga Pujo, một bức tượng nhỏ tượng trưng cho nữ thần Durga (là nữ thần chiến tranh và năng lượng nữ tính trong Ấn Giáo) được làm bằng cây chuối, khoác tấm áo choàng saree màu vàng với đường viền đỏ. Hình hài này của nữ thần được gọi là Kola Bou, kola có nghĩa "chuối" và bou có nghĩa là "Bà" trong tiếng Bengali.

Khi nhắc đến chuối ở Ấn Độ, bạn có rất nhiều chọn lựa dù là chuối chín hay chuối xanh.

Các loại chuối dễ tiêu hóa như mati pazzham được dùng làm thức ăn cho em bé, còn những loại khác như nendran và rasthali, vì vòng đời kéo dài và lượng nước trong chuối thấp, thường được sử dụng trong các món ăn truyền thống và hiện đại của Ấn Độ.

"Chúng tôi gọi chuối là 'kele' trong tiếng Konkani [ngôn ngữ nói ở vùng Konkan dọc theo vùng Ghats Tây], và đó là nguyên liệu trong ẩm thực truyền thống Konkani," Shantala Nayak Shenoy, người viết trang blog ẩm thực The Love of Spice, cho biết.

"Tôi thường thích làm món kele upkari [chuối xanh xào nhạt] và kele koddel [cà ri nước dừa cay], rồi dùng chuối chín ngon lành làm món kele phodi giòn (với bột đậu gà chiên giòn) và kele halvo (chè chuối bột báng). Có cách để thưởng thức những món ăn khoái khẩu nhất với chuối."

Đầu bếp Vignesh Ramachandran, đồng chủ sở hữu nhà hàng Once Upon A Time ở Hyderabad, cho biết, "Chúng tôi đem nướng những miếng chuối xanh đã tẩm ướp thay cho cá trong món saiva meen kuzhambu, một cách cải biên món cà ri cá meen kuzhambu thành món chay. Chuối xanh lên trên cà ri giống như cá trong món truyền thống."

Tôi cứ ngỡ là mình đã biết hết các cách dùng chuối ở Ấn Độ cho tới khi tôi gặp Sekar C, một thợ dệt người vùng Anakaputhur, ngoại ô Chennai, người làm những tấm áo saree thân thiện với môi trường từ chất thải từ chuối và chất xơ tự nhiên của chuối. Ông phụ trách một nhóm gồm 100 phụ nữ, làm nghề dệt áo saree từ sợi cotton và xơ chuối nhiều năm nay.

Dù là chuối xanh hay chín, là quả hay hoa, là chuối Cavendish hay poovan, người Ấn Độ quả là may mắn vì có nhiều loại chuối khác nhau, thứ cây khiêm tốn, dễ thích nghi.

Và khi người ta càng khám phá nhiều hơn về đất nước này, nơi chuối được coi là linh thiêng, thì họ càng phát hiện nhiều điều kinh ngạc.

Trở lại với Nagercoil, vùng đất của chuối, giờ đây tôi không còn trố mắt nhìn nữa mà đã biết tự tin chọn chuối rasakadali hay còn gọi là matti pazham, là loại chuối được coi là điều lành trong tôn giáo.

Tôi cũng thường mua cả ký các loại chuối chiên giòn ngon lành làm quà vặt. Mỗi miếng chuối kể câu chuyện về thị trấn và di sản chuối của nơi này.

Meenakshi J

Mời đọc thơ "THĂM MẸ" của LHN và 10 BÀI HỌA CỦA CÁC THI HỬU

 


THĂM MẸ

Chiều xuống lưng đồi gió nhẹ lay,
Hắt hiu bia mộ bóng in dài.
Rêu phong phủ nét chân dung cũ,
Hương khói ru hồn ngấn lệ cay.
Sợi nhớ âm thầm đan ký ức,
Màu thương ray rứt nhuộm tương lai.
Buồn rơi ngập lối thêm xa mãi,
Rưng rức đường về vạt nắng phai.

LHN (Oct.04, 2015)

 

HỌA 1 : TÌM MỘ MẸ

Buồn hiu nhìn lá thả lung lay,
Nắm mộ cô liêu nắng trãi dài.
Năm tháng mọc bùn nhìn nhức nhối,
Bao ngày cỏ bám thấy sầu cay.
Người thân chẳng thấy ai tìm đến,
Bè bạn không còn kẻ đáo lai.
Gọi tiếng “mẹ ơi!”- thân quỵ ngả,
Nhớ thương đau đớn biết sao phai?

HỒ NGUYỄN (28-4-2022)


 HỌA 2 :VIẾNG MỘ MẸ

 Nghĩa trang chiều muộn gió lay lay
Hiu hắt hàng cây bóng ngả dài
Mộ chí âm thầm bia đứng lặng
Khói hương mờ tỏa mắt vương cay
Cô đơn một cánh chim phiêu bạt
Trầm mặc không người khách vãng lai
Hình ảnh mẫu thân dần hiển hiện
Bao nhiêu kỷ niệm khó nhòa phai

Sông Thu


 HỌA 3 : MẸ MỘT NƠI,CON MỘT NẺO..!

Hương khói tan dần do gío lay
Kín theo ngàn vạn nỗi đau dài
Mẹ thời an nghỉ-trong cô quạnh
Con vẫn chạy dong-giữa đắng cay
Chẳng biết chỗ nào là điểm tới..?
Đâu hay mô tá chốn quay lai..?
Cầu trời khấn phật tra tay giúp,
Để giữ tình quê chẳng nhạt phai..!
Thái Huy 4/28/22

 

HỌA 4 :  VIẾNG M

Góc vườn hiu hắt gió lay lay,
Một dáng bâng khuâng bóng đổ dài.
Vạt cỏ vàng xanh mồ lạnh lẽo,
Tàu tiêu phe phẩy mắt cay cay.
Đâu rồi khảng khái câu  Chinh chiến...
Còn nhớ kiêu hùng tiếng  Cổ lai...
Chiến thuật bốn vùng chân khắp lối,
Giờ còn nấm đất nng chiều phai !

                                Đỗ Chiêu Đức
                                 04-28-2022

 

 HỌA 5  : THĂM MỘ MẸ

Hương vừa đỏ ngọn,gió lung lay,
Mẹ đã xa con...ngày tháng dài!
Khung ảnh sương phong,tim chĩu nặng,
Mộ bia cỏ lấn,mắt mờ cay
Đành lòng , vất vả thời cùng khốn,
Nhủ dạ,thong dong buổi thái lai.

Hội ngộ như vầy,đâu ước muốn?
Lệ dâng nhoà nhạt,nắng chiều phai...
Thanh Hoà
29/04/2022

 

HỌA  6 : XA VỀ THĂM MỘ

Xa về thăm mộ gió chiều lay
Xe chở chạy theo mương nước dài
Ngấn lệ mắt nhìn bia cắm mộ
Lòng như đứt đoạn nỗi chua cay
Chiến tranh chấm dứt sao thê thảm
Ngăn cách nghìn trùng khó đáo lai
Tưởng tượng mẹ nằm im giấc ngủ
Tình thương mẫu tử khó mà phai !…
Yên Hà
29/4/2022

 
Kính Họa  7 :  Mẹ Ơi ...!

Nghĩa trang ảm đạm lá cây lay
Bia mộ chiều nghiêng ngã bóng dài
Sương giá thời gian hình bóng cũ
Khói nhang khoảnh khắc mắt mi cay
Thương đời bể khổ xin an lạc
Nhớ kiếp luân hồi nguyện thái lai
Mẹ ở Thiên Đàng, mây trắng bạc
Con về cõi tục, nắng vàng phai

Mai Xuân Thanh
 April 29, 2022
 
 
HỌA  8: VỀ THĂM MỘ MẸ

Bên hồ sóng gợn nắng chiều lay
Đường đến nghĩa trang lối nhỏ dài
Nấm mộ lìm im ngày tháng cũ
Tâm tình thấp thỏm nỗi đời cay
Quê xưa Mẹ ngậm cười thiên cổ
Chốn cũ con về khóc vãng lai
Lệ nuốt vào tim chờ hóa thạch
Cho dòng nhật nguyệt hết tàn phai.
Lý Đức Quỳnh 29/4/2022


Họa 9 :VỀ THĂM MẸ

Quanh mộ tiêu điều bông cỏ lay
Bao năm xa cách tháng ngày dài
Khói nhan cuồn cuộn tan quầng gió
Nước mắt hai hàng đóng bụi cay
Lai láng mẹ hiền luôn ấp ủ
Triền miên quê cũ vẫn không lai
Nằm bên cạnh mẹ con sung sướng
Sưởi ấm nồng nàn chẳng thể phai

Trần Đông Thành

Họa 10 :VIẾT BÊN MỘ MẸ

Nắng suộm chân ngày ngả bóng lay
Sương lòa mộ chí lạnh chiều phai
Ngẹn ngào dạ nẫu se lòng xót
Thấm đẫm lệ sầu ứa mắt cay!
Cỏ úa đồi trơ dầm nắng rãi
Hương rơi lửa nhẹm quạnh đêm dài
Ngậm cười chín suối mong Thân Mẫu
Bát nhã phiêu bồng mãn Thái Lai.
29-4-2022
Nguyễn Huy Khôi

Mời Nghe Bài Hát ....


 

💖 TRẺ KHÔNG CÓ LÒNG BIẾT ƠN, SAU NÀY SẼ THÀNH NGƯỜI RẤT ĐÁNG SỢ

 

Văn hóa truyền thống rất coi trọng việc giáo dục trong gia đình và nề nếp gia phong. Trong lịch sử, nhiều danh môn vọng tộc sở dĩ có thể bồi dưỡng ra vô số những nhân vật lẫy lừng, không thể không nhắc đến giáo dục gia đình mà nền tảng chính là lòng biết ơn.

Tuy nhiên, trẻ em ngày nay thường chiếm vị trí “độc tôn” trong gia đình. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ, chúng đóng vai diễn được yêu thương, chiều chuộng, muốn gì được nấy. Lâu dần về sau, rất nhiều trẻ sẽ cho rằng những thứ chúng có được từ gia đình là hiển nhiên, từ đó chỉ biết yêu cầu, nhận lấy mà không biết hồi báo, càng không biết quan tâm và cảm kích người khác.

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn những gì tốt nhất cho con mình. Tuy nhiên, cái tốt nhất đó không nên thiên về hướng vật chất, tức là đáp ứng tất cả những gì chúng muốn, mà nên cho trẻ được hưởng thụ một nền giáo dục chất lượng cao và bồi dưỡng chúng thành những người có phẩm chất ưu tú. Trong đó, giáo dục trẻ lòng biết ơn là nền tảng rất quan trọng.

Nếu cha mẹ chỉ biết nuông chiều mà không dạy trẻ biết hồi báo, thì cho dù có bước ra ngoài xã hội, trẻ cũng sẽ gặp nhiều trắc trở, thậm chí coi Trời bằng vung. Đối tượng mà trẻ cần biết ơn không chỉ có cha mẹ, mà còn là những ai từng giúp đỡ chúng.

Câu chuyện vài năm trước của cậu sinh viên (xin giấu tên) là một ví dụ điển hình về hậu quả của việc không giáo dục trẻ lòng biết ơn.

Cậu ta được mẹ cho đi du học ở Nhật bản 5 năm, trước giờ chưa từng đi làm, học phí và phí sinh hoạt mỗi tháng đều do một tay người mẹ vất vả chu cấp. Đến khi mẹ cậu không thể kiếm được tiền gửi nữa và cậu phải về nước, ngay khi vừa ra khỏi sân bay, cảnh tượng cậu bạo lực với mẹ khiến ai cũng rùng mình.

Thanh niên 25 tuổi vốn dĩ cần tự lập, dựa vào tiền làm thêm để trang trải cuộc sống. Nhưng cậu sinh viên này lại thản nhiên hưởng thụ số tiền mà người mẹ vất vả chu cấp hàng tháng. Khi người mẹ kia không thể kiếm được tiền gửi nữa thì cậu ta không màng đến tình mẫu tử, trong tâm tràn đầy oán hận mà ra tay tàn ác với chính người sinh ra mình.

Câu chuyện trên đã thức tỉnh rất nhiều bậc cha mẹ: Những đứa trẻ không biết cảm ơn sau này sẽ còn đáng sợ hơn cả sói dữ. Vì vậy, giáo dục trẻ sống có trách nhiệm và biết cảm ơn thực sự rất quan trọng.

Khi trẻ còn nhỏ cha mẹ đã luôn thuận theo ý của chúng, dẫn đến chúng xem cha mẹ như nô lệ của mình.

Những đứa trẻ này đưa ra những đòi hỏi vô tận trước những nỗ lực của cha mẹ chúng. Có những sinh viên chỉ trong mấy năm đại học đã tiêu tốn của gia đình không biết bao nhiêu tiền, trong khi cha mẹ tiết kiệm ăn không dám ăn, dùng không dám dùng, thậm chí chẳng ngần ngại đi vay nợ để nuôi con.

Chúng thoải mái mua sắm những món đồ trang sức, quần áo, giày dép hàng hiệu, điện thoại, máy tính đắt tiền để khoe mẽ, ăn nhà hàng, tiêu tiền một cách không thương xót và xem đó là điều đương nhiên. Thậm chí có những đứa đã đi làm rồi nhưng vẫn có tâm lý dựa dẫm vào cha mẹ để sống.

Kỳ thực, nếu không cho trẻ thử nhịn đói, chúng sẽ không biết giá trị của đồ ăn. Không để trẻ thử chịu lạnh, chúng sẽ không biết ấm áp đáng quý nhường nào. Không để trẻ nếm trải thất bại, chúng sẽ không thể hiểu được gian nan của thành công.

Một đứa trẻ biết ơn, chúng sẽ cảm kích khi người khác giúp chúng và sẽ trân quý tất cả những gì mình có được.

Nếu bạn không muốn trẻ bị đào tạo thành một con “sói kiêu ngạo”, thì tuyệt đối không nên thay trẻ làm quá nhiều thứ, không nên để trẻ nhận quá nhiều mà không biết cảm ơn.

Lòng biết ơn chính là chất dinh dưỡng của sự trưởng thành về tâm hồn. Khi trẻ cảm nhận được những hành động tử tế từ người khác, chúng sẽ biết rằng ngày sau mình cũng nên yêu thương và giúp đỡ người khác.

Giải Oan - Nguyễn Đạm Luân


Theo sông về chốn vạn sầu

Đưa người khách muộn xuôi cầu thiên thu

Con đò chở khúc mộng du

Ngậm ngùi sóng vỗ xa bờ nhân sinh

Vụng tay chấp vá bóng mình

Trả đời đoạn cuối cuộc tình trót mang

Âm u cuối ngỏ địa đàng

Lẻ loi giữa thuở hồng hoang kiếp người

Bến xưa không tiếng gọi mời

Dòng sông định mạng đò thôi chuyến về

 Nguyễn Đạm Luân


 Mời Xem :

Mưa Cuối Dốc Sầu - Nguyễn Đạm Luân  

Người Có Óc Hài Hước

 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người có óc hài hước là những người thông minh, tự tin và thành công trong cuộc sống. Họ giữ một thái độ tích cực, khi gặp phải khó khăn cũng dễ hóa dữ thành lành.

Những câu chuyện ý nghĩa dưới đây là minh chứng cho điều đó:


  1/ Trước khi ông Franklin D. Roosevelt trở thành Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, nhà ông bị trộm, bạn bè viết thư an ủi. Ông Roosevelt trả lời thư rằng:

“Cảm ơn thư của các bạn, bây giờ tôi rất bình tĩnh, bởi vì:

Thứ nhất, trộm chỉ lấy đi tài sản của tôi chứ không đe dọa tính mạng tôi.

Thứ hai, trộm chỉ lấy đi một phần chứ không phải tất cả.

Thứ ba, điều đáng mừng nhất đó là: kẻ trộm là anh ta chứ không phải là tôi”.

  2/ Khi vừa nhậm chức không lâu, cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan có một lần bị ám sát, trúng đạn, viên đạn xuyên vào ngực ông. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, ông lại nói với người vợ vừa chạy vội đến bên mình rằng: “Em yêu à, anh quên mất phải tránh đi”.

  3/ Trong một buổi diễn thuyết của cựu Thủ tướng Anh Harold Wilson, giữa chừng đột nhiên có một người gây rối lớn tiếng ngắt lời ông: “Rác rưởi!”. Tuy bị ngắt lời, nhưng ông Wilson lại nhanh trí bình tĩnh nói: “Anh gì đó, mong anh kiên nhẫn cho, tôi sắp nói đến vấn đề bảo vệ môi trường mà anh đề ra rồi” khiến cả hội trường đều vỗ tay khen ngợi phản ứng nhanh nhạy của ông.

  4/ Trong một buổi diễn thuyết công khai của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, bên dưới khán đài có người ném lên một tờ giấy có viết hai chữ “Ngu ngốc!” . Ông Churchill biết rằng bên dưới có người phản đối ông đang đợi nhìn thấy ông bị bối rối, ông bèn ung dung nói với mọi người rằng: “Vừa rồi tôi nhận được một lá thư, tiếc là người viết chỉ nhớ ký tên mà quên viết nội dung”.

  5/ Trong một lần tướng Dwight D. Eisenhower tham dự một buổi tiệc có sắp xếp phần diễn thuyết, tổng cộng mời 5 vị khách quý đến góp lời, ông Eisenhower là vị cuối cùng lên sân khấu. Bốn vị trước đó mỗi người nói rất nhiều, đến lượt ông thì đã gần 10 giờ rồi.

Bên dưới khán đài đã không còn hứng thú nữa. Khi lên sân khấu, ông Eisenhower bèn nói: “Bất cứ một buổi diễn thuyết nào cũng đều có câu kết thúc, tối nay để tôi làm câu kết thúc của buổi diễn thuyết này là được” rồi cúi chào lui xuống. Bên dưới khán giả cười.

  6/ Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn rất thoải mái, tự do tự tại, hài hước thú vị khi giao tiếp với mọi người. Có một phóng viên hỏi ngài rằng: “Phật giáo có cách nói không ăn quá giờ Ngọ đúng không?”

Ngài nói: “Đúng vậy!”

Phóng viên lại hỏi: “Vậy đói bụng thì phải làm thế nào ạ?”.

Ngài trả lời: “Thì xuống bếp ăn vụng thôi!”.

  7/ Có một lần, nhà soạn kịch George Bernard Shaw - người Anh gốc Ireland đang đi dạo trên phố bị một chiếc xe đụng phải ngã xuống đất, may là không có gì đáng ngại. Người gây tai nạn vội vàng đỡ ông dậy và liên tục xin lỗi. Ông phủi bụi và nói: “Anh bạn không may rồi, nếu anh đụng chết tôi thì có thể nổi tiếng khắp thế giới rồi đấy”.

  8/ Nhà văn nổi tiếng Mỹ Mark Twain có một lần do không đồng tình với phương án nào đó được Quốc hội thông qua nên đã đăng một bài viết trên báo rằng: “Nhân viên quốc hội có một nửa là đồ khốn”. Sau khi tờ báo được bán ra, rất nhiều cuộc điện thoại phản đối gọi đến, các nhân viên Quốc hội cho rằng những lời này là không đúng, họ liên tục yêu cầu ông Mark Twain đính chính. Thế nên Mark Twain lại đăng một bài đính chính như sau: “Tôi sai rồi, các nhân viên Quốc hội có một nửa không phải là đồ khốn”.

  9/ Thiên tài phim câm Charlie Chaplin từng đụng độ một tên cướp có súng. Chaplin biết mình ở thế yếu nên không hề chống cự vô ích mà ngoan ngoãn giao nộp ví tiền.

Thế nhưng ông đề nghị với tên cướp rằng: “Số tiền này không phải là của tôi mà là của ông chủ tôi, bây giờ bị anh lấy đi rồi, ông chủ nhất định sẽ cho rằng tôi ăn chặn tiền công. Anh này, tôi và anh thương lượng thế này đi, nhờ anh bắn 2 phát lên nón của tôi để chứng minh là tôi bị cướp”.

Tên cướp đã nổ súng bắn hai phát lên trên nón của Chaplin. Chaplin lại xin hắn ta: “Anh gì ơi, anh có thể bắn thêm 2 viên đạn lên áo và 2 viên đạn lên quần được không để ông chủ tôi tin tôi hơn”.

  10/ Lúc Mahatma Gandhi theo học ngành luật tại Đại học London, có một giáo sư da trắng tên là Peter cực kỳ ghét ông. Một ngày nọ, giáo sư Peter đang ăn cơm ở nhà ăn, Gandhi đã bưng khay của mình ngồi xuống cùng bàn với giáo sư.

Vị giáo sư nói: “Anh Gandhi này, anh không biết rằng ‘một con lợn sẽ không ngồi ăn cùng một con chim’ ư?”

Gandhi nhìn giáo sư nọ rồi bình tĩnh trả lời: “Thầy không cần bực dọc ạ, tôi sẽ bay đi ngay” và ông sang bàn khác ngồi. Ông Peter tức giận đỏ mặt, quyết định trả thù.

Ngày hôm sau, ông hỏi trong giờ thi: “Anh Gandhi, nếu trong lúc đi trên phố anh phát hiện một cái bưu kiện, bên trong có một túi trí tuệ và một túi tiền thì anh sẽ lấy cái túi nào?”

Gandhi không hề do dự đáp rằng: “Đương nhiên là lấy túi tiền rồi ạ”.

Giáo sư Peter cười cợt nói: “Nếu là tôi thì tôi sẽ lấy cái túi trí tuệ”.

Gandhi nhún vai đáp: “Mỗi người đều nên lấy thứ mà họ không có!”

Giáo sư Peter hoàn toàn không thể đáp trả lại được nữa, trong cơn thịnh nộ, ông ấy viết hai chữ “ngu ngốc” lên bài thi của Gandhi rồi trả về.

Vài phút sau, Gandhi đi về phía giáo sư và nói rất lịch sự: “Thưa thầy Peter, thầy ký tên lên bài thi của tôi, nhưng lại không chấm điểm cho tôi”.

*****
Học cách hài hước thì mới có thể “lạc quan với mọi việc, mỉm cười nhìn cuộc đời”

Bậc thầy hài hước Lâm Ngữ Đường từng dạy tiếng Anh tại một trường đại học. Ngày đầu tiên lên lớp, ông xách một chiếc cặp da lớn đi vào lớp, học sinh đều nghĩ là sách. Khi ông mở ra thì chỉ toàn là hạt đậu phộng (hạt lạc), rồi ông dạy cách ăn đậu phộng bằng tiếng Anh. Ông nói: “Ăn đậu phộng phải ăn loại có vỏ, tất cả mùi vị đều nằm ở việc bóc vỏ, vỏ càng khó bóc thì càng ngon”.

Ông nói thêm: “Đậu phộng còn có tên là quả trường sinh, ngày đầu lên lớp tôi mời các vị ăn quả trường sinh, chúc các vị trường sinh bất lão, sau này tôi không điểm danh, nhưng mong mọi người ăn quả trường sinh rồi thì mạng sống cũng kéo dài hơn, đừng trốn học”. Ông nói xong, cả phòng bật cười.

Từ đó mỗi khi ông giảng bài, giảng đường luôn kín chỗ ngồi. Học cách hài hước thì mới có thể “lạc quan với mọi việc, mỉm cười nhìn cuộc đời”

Hài hước hoàn toàn không phải là giỏi ăn nói, mà là có thái độ sống vui vẻ, trưởng thành, hiểu rõ được điều này có nghĩa là nắm bắt được kết tinh của trí tuệ, có được cội nguồn của niềm vui.

(ST net)


 

Hầu Trời - Thơ Tản Đà

                                   Hầu Trời

Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.

 

Nguyên lúc canh ba nằm một mình,
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống,
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.

 

Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bỗng thấy hai cô xuống
Miệng cười tủm tỉm cùng nói rằng:

 

- "Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua.”

 

Ước mãi bây giờ mới gặp tiên!
Người tiên nghe tiếng lại như quen!
Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.

 

Theo hai cô tiên lên đường mây
Vù vù không cánh mà như bay.
Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ
Thiên môn đế khuyết như là đây!

V

ào trông thấy Trời, sụp xuống lạy
Trời sai tiên nữ dắt lôi dâ.y.
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.

 

Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc
Trời sai pha nước để nhấp giọng.
Truyền cho "văn sĩ đọc văn nghe!"
- "Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc".

 

Đọc hết văn vần lại văn xuôi
Hết văn thuyết lý lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.

 

Văn dài hơi tốt ran cung mây!
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay,
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay.

- "Bẩm con không dám man cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi

Hai quyển Khối tình văn thuyết lý
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời


Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chử biết con in ra mấy mươi?”

 

Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
- “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”

 

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Êm như gió thoảng! Tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?
Người ở phương nào, ta chưa biết".

 

- “Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu và Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”.

 

Nghe xong Trời ngợ một lúc lâu
Sai bảo thiên tào lấy sổ xét.
Thiên tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trình Thượng đế trông

- “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”

Trời rằng: “Không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này

Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay.”

- “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in

Mướn cửa hàng người bán phường phố.

Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu

Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp

Một cây che chống bốn năm chiều.

Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo.”

Rằng: “Con không nói Trời đã biết

Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết

Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”

Vâng nhời Trời dạy, lạy xin ra

Trời sai Khiên Ngưu đóng xe tiễn

Xe trời đã chực ngoài thiên môn
Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt.

Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi

Trông xuống trần gian vạn dặm khơi.

Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống
Theo đường không khí về trần ai.

Đêm khuya khí thanh sao thưa vắng

Trăng tà đưa lối về non Đoài.

Non Đoài đã tới quê trần giới,
Trông lên chư tiên không còn ai.

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy

Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi
Một năm ba trăm sáu mươi đêm
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời.


  Tác giả Tản Đà

H.Phi chuyển


Xem Thêm  Tản Đà 傘沱, Nguyễn Khắc Hiếu

NỖI LÒNG - Thơ Liên Nguyễn và Bài Họa Của Các Thi Hửu


NỖI LÒNG

Tim gầy dạ đẫm mảnh tình rơi,
Một chuyến đò ngang rõ phận đời.
Bỏ những êm đềm sâu thẫm nhớ,
Quên từng khắc khoải dịu nồng phơi.
Yêu người lỡ đắm đường trăn trở,
Mến bạn lầm thương cảnh rã rời.
Gửi khúc duyên tàn trong nức nở,
Đêm sầu lặng lẽ nỗi lòng khơi...
Liên Nguyễn 14/04/2022

 

HỌA: TIM SE

Tim rả rời tan lạnh tuyết rơi,
Mong manh khổ rước ngập trongđời.
Góc buồn đau xót đêm thâu nhớ,
Đường vắng âm thầm lá úa phơi.
Hai đứa ngày xưa tay ấp ủ,
Bóng đơn nay đến phận chia rời.
Tìm thương chỉ biết thi vần gởi,
Có nghĩ xin hòa vận thả khơi…
HỒ NGUYÊN 924-4-2022)


 HỌA :THẢM KỊCH TUYÊT TÌNH CA

Hai hàng nước mắt lệ tuông rơi
Nhân tình thế thái rõ tình đời
Hôm nay lưu luyến mai an biến
Sáng sớm hoang tàn dạ thẳng phơi
Vài chử yêu thương đươn nét bút
Tình trường vạn kỹ giữ chưa rời
Dòng thơ chảy xiết trôi vô vọng
Vở khóc vở cười vạt biển khơi
Trần Đông Thành



 HỌA :NỖI NIỀM

Tiếc nuối cho mình thứ đã rơi,
Bạctiền đâu dễ để đau đời.
Bao phen du lịch chi mà kể
Bao buổi hội hè chẳng đáng phơi.
Chữ hứa tin đây giờ phếch bạc
Lời hô trọn kiếp đã buông rời.
Mê man trong cõi tình hoa lá,
Đâu nghĩ giờ này nỗi hận khơi...
TrầnNhư Tùng
  Duu Lau- Viet Tri- Phu Tho