TIN BUỒN VÀ PHÂN ƯU (CGS .SPSG.k.2 Nguyễn Văn Đôi tạ thế (27/2/2022 )

Được tin :

Bạn NGUYỄN VĂN ĐÔI,sinh năm 1944

là CGS khóa 2 SPSG (1963-1965) ,

Giáo Sư TH.Nông Lâm Súc Tây Ninh

vừa mãn phần tại Tây Ninh ngày  27/2/2022,thọ 79 tuổi

Bạn  bè Đồng Môn,Đồng Nghiệp và Các Học Sinh cũ  trong và ngoài nước xin Thành Thật Chia Buồn Cùng Tang Quyến 

Cầu Nguyên cho Hương Hồn Người Quá Cố Được Phiêu Diêu Miền Cực Lạc
 

Ảnh : Từ gia đình: V/C Anh Nguyễn văn Đôi (bià phải )



NHỚ HƯƠNG TRÀ - Nguyễn Thị Châu


 
 NHỚ HƯƠNG TRÀ
🌷🌷
Bỗng dưng nhớ lại hương trà
Mùi thơm vị đắng lẩn pha ngọt ngào
Ngồi đây nhớ lại hôm nào
Tay bưng ly uống mà sao nhớ hoài
Chan chát hương vị mà say
Quên đi bao nỗi đắng cay trong lòng
Vì ai tôi phải hằng mong?
Gió mưa đừng đến trà không phai mùi
Hôm nay trong dạ rất vui
Thèm ly trà nóng ngát mùi thương yêu
Ly nầy ly nửa liêu xiêu
Uống đi nỗi nhớ tình yêu ngọt ngào
Người ơi ! Có nhớ hôm nào ?
Nhớ nhung vì bởi người trao ly trà
Bây giờ sao vội chia xa !
Hương trà còn đó người xa đâu rồi ??
22-02-2022
Nguyễn thị Châu

 


 Mời Xem :KỂ TỪ ANH VẮNG XA - Nguyễn Thi Châu

MẸ CHỒNG 4.0


 
Biết rõ sáng mai vợ chồng con trai phải ra sân bay chuyến sớm nhất đi hưởng tuần trăng mật, mà mẹ chồng vẫn cho người gọi con dâu mới - là cô - sang phòng nói chuyện. Cô đưa mắt nhìn chồng, mới bước chân về nhà này chưa đầy 12 tiếng đồng hồ mà mẹ anh đã vội uốn nắn răn dạy hay sao?
“Sang đi. Ở nhà này ý mẹ là ý trời mà!” - Anh nói kèm cái nheo mắt. Cô thay bộ quần áo dài tay, buộc gọn mái tóc sang phòng mẹ.
“Con ngồi đây” - Mẹ chồng vỗ vỗ lên giường, rồi nhoài người xoay quạt về chỗ dành cho cô: “Tóc chưa khô mà đã túm lên thế, thả xuống hong cho khô kẻo đau đầu nấm tóc”.
Cô cứ thế làm theo, cảm giác vừa sợ vừa nể mẹ chồng.
Hồi anh đưa cô về ra mắt, mẹ chỉ hỏi cô mấy câu rồi ráo hoảnh: “Hai đứa cứ tìm hiểu đi. Xét thấy đủ yêu, đủ cần hẵng cưới. Hai đứa tự lo cưới, thiếu tiền thì bác cho vay” - Bà thẳng thắn như một bà bác bề trên chứ chẳng phải mẹ chồng tương lai đang nói chuyện trăm năm của con.
“Mẹ không phân biệt con dâu con gái, mẹ nói chuyện với tư cách những người phụ nữ với nhau. Đừng trách mẹ vội vàng, vì sau khi hai đứa đi du lịch về, có một số chuyện sợ rằng muộn mất”.
Rồi cô há hốc miệng ngạc nhiên khi bà đột nhiên khoe mình có mười sáu cây vàng và hai nghìn đô, còn là tiền riêng không ai biết.
“Là mẹ giấu riêng được đấy! - Bà vui vẻ - Mẹ giấu kỹ lắm, không ai biết đâu!”.
Mẹ chồng nói luôn, đó là tiền riêng của bà, bà ghét dùng từ "quỹ đen", vì đen hay đỏ là do người ta sử dụng thôi, và bà khuyên cô cũng nên có quỹ riêng.
“Này nhé, mớ rau mười nghìn, hôm ấy bà bán rau vì vội về sớm nên bán tám nghìn, thì hai nghìn ấy được phép bỏ vào quỹ riêng. Chẳng ảnh hưởng ai nhé, vẫn cơm dẻo canh ngọt đủ dưỡng chất. Hôm nào ông ấy và chúng nó đi ăn ngoài thì mẹ bỏ vào quỹ một khoản gọi là "đền bù". Ông ấy và chúng nó được ra ngoài ăn sơn hào hải vị, bỏ mẹ ở nhà thui thủi thì mẹ cũng nên được bồi thường gì đó chứ, đúng không ?
Hồi xây cái nhà này, mẹ có sáu cây rưỡi, mẹ đưa cho bố nói của bà ngoại với mấy dì cho vay, khi nào có thì trả. Và bố đã gom góp trả đủ với tiền lãi là một bữa ăn nhà hàng”.
Cô nhìn mẹ chồng, bà còn khá trẻ với tuổi 56. Sống trong gia đình có ông chồng chiều vợ hết mực, hai anh con trai yêu mẹ, đi làm về là tìm mẹ đầu tiên, rồi ôm rồi hôn rồi đùa giỡn, có chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng níu áo mẹ kể khiến bà trẻ trung hơn tuổi thật rất nhiều.
“Phụ nữ, điều cần nhất là phải độc lập, cả về kinh tế lẫn tinh thần, tình cảm. Yêu chồng con là chuyện đương nhiên, chiều chuộng chồng con là việc nên làm, nhưng có mức độ thôi, không yêu chiều mù quáng. Muốn yêu ai thì yêu nhưng bản thân mình cứ phải yêu trước đã, yêu say đắm vào. Mình không yêu mình thì trông mong ai yêu ?
Quên hy sinh đi, thay vì đi làm về cắm đầu vào bếp cơm nước thì nên huấn luyện chồng con cùng vào. Khi ăn trên bàn có đủ gia đình, khi ngủ trên giường có mẹ cha con cái, thì tại sao khi làm lại chỉ có mỗi mình mình, mình cũng thịt da xương máu mà.
Nói thì khó nghe nhưng cái gì cũng phải có qua có lại, anh yêu tôi, phát tín hiệu thì tôi mới yêu anh. Anh chăm tôi thì tôi chăm lại. Chẳng dại dột đi yêu người không yêu mình, hết yêu là xong phim, giải tán cho sớm chợ.
Chưa hết, phụ nữ nên có quỹ riêng, nếu có mười thì nói có bảy thôi. Ba phần ấy mình dùng để thưởng cho mình thỏi son, chai nước hoa, hay cái váy đẹp, hoặc khi cha già mẹ yếu em út khó khăn, mình có thể giúp đỡ mà không ảnh hưởng đến gia đình. Những chuyến du lịch thì cần lên kế hoạch chi tiêu ngần nào, định mua những gì, bao nhiêu, và mang theo phòng hờ thêm hai mươi phần trăm số kế hoạch là đủ”.
Nghe mẹ chồng nói, cô cứ mồm chữ A, mắt chữ O. Công nhận mẹ chồng suy nghĩ rất thoáng và rất thẳng. Hẳn ngày xưa bố chồng phải mất nhiều công sức lắm mới tán đổ được mẹ.
“Cũng khá mất công đấy. Nên phụ nữ hãy lấy người yêu mình, với điều kiện mình cũng phải thích người ta, mình sẽ được là mình. Tất nhiên cũng có những sai số như tình yêu chợt nhạt, gã đàn ông chợt u mê. Khi ấy mình sẽ tự tin đá gã ra khỏi cuộc sống của mình..."
Cô ra về với hai cây vàng... làm vốn. Mẹ chồng còn nói cô cất cho kỹ, cần mua sắm gì cứ mua, chăm về thăm bố mẹ cho anh chị bên nhà khỏi tủi khỏi buồn. Mình đi lấy chồng không nâng giấc hằng ngày được thì mỗi lần về phải chăm chút kỹ càng.
Cô nghe nghèn nghẹn. Mẹ chồng đang nói chuyện với cô với tư cách là con gái làm dâu, mà bà quên mất bà đang là mẹ chồng, lại là mẹ chồng mới, cần phải ra oai thị uy với con dâu.
Bà vỗ vỗ lưng cô: “Trước khi làm mẹ chồng, mẹ cũng từng làm dâu, trước khi làm dâu, mẹ là con gái của cha mẹ mẹ, được nâng niu chăm bẵm nên mẹ hiểu. Con hiểu được những điều này thì cuộc sống của con sẽ dễ chịu và thanh thản”.
Ra khỏi phòng mẹ chồng rồi, cô còn ngoái đầu nhìn lại, thấy bố chồng đang đi tới với ly sữa kèm nụ cười: “Mẹ con truyền “bí kíp” rồi chứ hả? Về nghỉ đi, mai còn dậy sớm”.
Cô bật cười, bao căng thẳng chợt như cơn gió bay khỏi suy nghĩ. “Bí kíp” nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy. Thảo nào không khí trong nhà lúc nào cũng có vị ngọt và tiếng cười. Thảo nào mẹ chồng trẻ lâu thế!
Sưu tầm


Nhã Duy: SWIFT, vũ khí hạt nhân trong tài chánh

 

Trong vài ngày qua, đòn trừng phạt tài chánh nặng nề nhất là SWIFT, được xem như một vũ khí hạt nhân trong lãnh vực tài chánh, đang được Hoa Kỳ cùng phe đồng minh bàn luận xem có thể áp dụng lên Nga hay không? Có lẽ đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm về SWIFT.
SWIFT là gì và vai trò cùng ảnh hưởng của nó ra sao?
SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications), tạm dịch là Cộng đồng Tài chánh Viễn Thông Liên Ngân Hàng Toàn Cầu, ra đời năm 1973 tại Brussels, có tổng hành dinh tại Bỉ với khoảng 11 ngàn thành viên là ngân hàng cùng các tổ chức tài chánh thế giới.
SWIFT không phải là một cơ quan tài chánh hay ngân hàng trực tiếp giữ và luân chuyển tiền mà như tên gọi, là một hệ thống viễn thông sử dụng các tin nhắn được tiêu chuẩn hóa để cung cấp các lệnh trung gian trong việc giao dịch tài chánh thế giới. Nó được ví như một xương sống trong hệ thống tài chánh toàn cầu hiện đại và là một "mạng xã hội" của cộng đồng tài chánh không thể thiếu.
Trước khi SWIFT được thành lập và trở nên thông dụng trong thế giới tài chánh, việc thanh toán quốc tế được giao dịch qua hệ thống điện tín hay máy Fax truyền thống cho đến tận thập niên 1980s, vừa thiếu an toàn và không bảo mật. Hiện nay, mỗi ngày SWIFT phát đi khoảng 42 triệu lệnh chuyển tiền, chi trả cho cá nhân hay các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân trên 200 quốc gia.
 
Được-mất trong việc trục xuất Nga khỏi SWIFT:
Khá nhiều ý kiến từ các chính khách cho đến giới chuyên gia tài chánh, truyền thông đang tranh luận xem liệu Hoa Kỳ và đồng minh có nên trục xuất Nga ra khỏi hệ thống giao dịch SWIFT như một biện pháp cấm vận và chế tài Nga trong cuộc xâm lấn Ukraine hiện nay hay không, bởi có những ảnh hưởng của biện pháp này.
Nga phụ thuộc khá nhiều vào SWIFT, với khoảng hơn 300 ngân hàng và tập đoàn tài chánh hàng đầu sử dụng SWIFT, cũng như có người sử dụng cao hàng thứ nhì, sau Mỹ, khi hơn phân nửa các tổ chức tín dụng Nga sử dụng SWIFT. Trục xuất Nga khỏi SWIFT là cắt mạng "internet" về tài chánh, làm tê liệt các giao dịch, thanh toán của các tổ chức tài chánh của Nga với Châu Âu và thế giới, gây biến động và xáo trộn hệ thống tiền tệ và tài chánh của Nga.
Tuy nhiên, không phải quốc gia đồng minh nào cũng sẳn sàng cho biện pháp này, kể cả Hoa Kỳ cũng chỉ xem nó như một đòn "vũ khí hạt nhân" đang còn cân nhắc, không chỉ lo ngại cho Hoa Kỳ mà vì chính những ảnh hưởng cho đồng minh tại Châu Âu.
Các quốc gia Châu Âu mua khí đốt, năng lượng và giao dịch làm ăn với Nga, nhất là Đức và Ý cần có những giao dịch tài chánh qua lại hai bên. Dù chiến tranh xảy ra, các hãng năng lượng của Nga vẫn đang cung cấp năng lượng, khí đốt cho Châu Âu, không thanh toán tiền được thì việc cung cấp này sẽ gián đoạn, tạo ra một khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu và ảnh hưởng dây chuyền đến kinh tế thế giới. Đó là lý do phương Tây đã hăm dọa trục xuất Nga khỏi SWIFT hồi năm 2004, sau vụ xâm lấn Crimea nhưng đã không thực hiện.
Các nghị quyết giữa các dân biểu Cộng Hòa và Dân Chủ tại Quốc Hội Mỹ cũng không thống nhất biện pháp này. Dự luật của Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez thuộc đảng Dân Chủ tại Thượng Viện, cùng các TNS Dân Chủ khác đề nghị cấm vận tài chánh có cả SWIFT, nhưng dự luật của TNS Jim Risch phía Cộng Hòa lại không đụng đến SWIFT.
Thái độ của các dân biểu Hoa Kỳ trong vụ Nga tấn công Ukraine xem ra quyết liệt hơn so với phía Cộng Hòa không đồng nhất quan điểm về Nga, mất đi thái độ "diều hâu" vốn được xem là truyền thống của đảng Cộng Hòa. Dân biểu Marjorie Taylor Greene phía Cộng Hòa còn ra nghị quyết đòi cách chức Tổng Thống Biden vì "đã hăm dọa gây chiến với nước Nga hạt nhân".
Cũng vậy, trong khi phía Cộng Hòa khá đoàn kết trong sự chỉ trích việc đối phó với Nga và các biện pháp bị xem là yếu đuối của Tổng Thống Joe Biden cùng chính phủ Hoa Kỳ, nhưng theo thăm dò của AP-NORC cho thấy, chỉ có 22% cử tri Cộng Hòa cho biết, Hoa Kỳ nên đóng vai trò lãnh đạo phương Tây trong cuộc xung đột này.
Việc trừng phạt Nga là điều không thể nào phủ nhận, tuy nhiên SWIFT hay không SWIFT vẫn là lựa chọn cân nhắc trên bàn cờ. Chiều tối thứ Bảy cuối tuần, tòa Bạch Ốc cùng một số đồng minh vừa tuyên bố trục xuất một số ngân hàng của Nga ra khỏi SWIFT, chưa phải lệnh chế tài toàn phần.
Không phải biện pháp chế tài hay chiến dịch quân sự nào từ Hoa Kỳ cũng dễ dàng được Quốc Hội và người dân Mỹ đồng thuận trước cuộc xung đột Ukraine và Nga hiện nay. Đây là một bài toán khó khăn và nhiều thách thức cho chính phủ Tổng thống Joe Biden.
 
Ảnh: Những người biểu tình bên ngoài đại sứ quán Nga ở London hôm 26/2 cầm biểu ngữ kêu gọi cấm Nga tham gia hệ thống thanh toán Swift. Nguồn: Tolga Akmen / AFP / Getty Images  
 
 

27 thg 2, 2022

ANH TRỞ VỀ - Thơ Trần Phong Vũ

 

Anh trở về vùng lỗi hẹn ngày xưa

Mong tìm lại chút dư âm ngày cũ
Cái thuở cô phù thủy mèo hoang kẹp tay chàng lãng tử
Phiên chợ tình mở cửa một chiều thu
Anh trở về thành phố của sương mù
Đong kỷ niệm qua từng trang quá khứ
Em giờ đã xa xăm bên kia trời viễn xứ
Chắc cũng quên rồi cây sậy héo đồng hoang
Có một thời mình dọ dẫm mưu toan
Thấy thiên hạ như là một trò chơi đánh đố
Thấy tình yêu chỉ là những chông gai và đổ vỡ
Xa nhau rồi mới thấm thía lòng đau
Em...
Con phượng hoàng cất cánh bay cao
Chắc gì nhớ đám mây vàng dang dở
Chắc gì nhớ khuỷnh trời yêu loang lổ
Gã tình si vắt vẻo cửa thiên đường
Anh trở về lối cũ yêu thương
Đến xứ lạnh mà quên mang áo ấm
Quên khăn choàng, những cung đường và những bộ váy hoa lạ lẫm
Duy chỉ một điều không quên được
Là em... !
TRẦN PHONG VŨ

🌸🌸🌸🌸🌸


CHUYỆN VỀ UKRAINA


Quốc Kỳ

Ukraine hay Ukraina? Kiev hay Kyiv?
 
 
Vài bạn thắc mắc tại sao tên nước của người ta là Ukraine mà lại đọc-viết là U-cờ-rai-na? Thì nó như vầy:
Thật ra tên của nước vừa nói theo ngôn ngữ của người bản xứ được viết là Україна (người Nga viết là Ykpaina, chữ i không có hai chấm trên đâu). Tên nầy được viết theo tiếng Ukraina, tiếng nầy sử dụng mẫu tự Slav. Mẫu tự Slav khác hơn mẫu tự Latin, khi chuyển đổi từ mẫu tự Slav qua mẫu tự Latin (theo từng mẫu tự một) thì chúng ta có được "U k r a i n a". Muốn đọc sao đọc, nhưng tên chính xác của nước người ta vậy đó.
Trong khi đó thì người Pháp và người Anh lại "dịch" ra Pháp ngữ và Anh ngữ là Ukraine chứ không chuyển đổi mẫu tự. Pháp và Anh ngữ là hai ngôn ngữ lớn trên thế giới, nên từ đó chúng ta mặc định tên của nước nầy là Ukraine theo Pháp hoặc Anh. Thực sự thì tên chính xác của nước nầy là Ukraina theo cách chuyển đổi mẫu tự chứ không phải Ukraine.
Thủ đô của Ukraina là Київ theo tiếng Ukraina. Chuyển sang mẫu tự Latin chúng ta có Kyiv. Trong khi đó thì người Nga lại viết tên thủ đô nầy là Киев, chuyển sang mẫu tự Latin là Kiev. Nga ngữ là ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đối với người Việt (chủ yếu ở miền Bắc). Cho nên ở VN đa phần viết là Kiev. Thực sự tên thủ đô nước nầy là Kyiv theo ngôn ngữ của người bản xứ, không phải Kiev theo cách viết của người Nga. Hôm trước đã có người Ukraina lên tiếng phản đối cách viết nầy, cách viết của nước đang xâm lược nước họ.
Thiết nghĩ, trước đây chúng ta không biết rõ, không biết nhiều gì về Ukraina, về Kyiv, nên những tên gọi nầy được chúng ta gọi theo Anh hoặc Pháp hoặc Nga. Nhưng khi đã biết rồi thì nên gọi theo tên gọi của người bản xứ sẽ hay hơn và cũng chính xác hơn, tức Ukraina và Kyiv chứ không phải Ukraine và Kiev.
----------------
Khuyến mãi cho quý bà con thích Hán Việt: Ukraina, chữ Hán là 烏克蘭, âm Hán Việt là Ô Khắc Lan 🤩.
Giang kien phuong

Xem Thêm :UKRAINE - Dr Wynn Tran 


 

Thông tin Nội bộ Gia Đình Sư Pham Saigon

* Mới cách đây vài ngày Xuân Mai ( bà xã Ngọc Nghĩa cùng khóa 13 SPSG bạn mặc áo đen ) cùng các Thầy Cô và các bạn về Vĩnh Long thăm Thầy Lượm rất vui khỏe mà sáng nay đã té ngã tình trạng nguy cấp đang mỗ hộp sọ tại bv 115 mong các bạn cùng cầu nguyện cho XUÂN MAI tai qua nạn khỏi , chóng bình phục xin cảm ơn các bạn !

 (TT từ Lê Thị Tuyết Hồng )

Ảnh Xuân Mai bên tác phẩm điêu khắc gỗ Nhị thập Tứ Hiếu
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 *2/ Bạn Nguyễn văn Đôi,CHS Trung Hoc Tây Ninh khóa 1956-63,

Cựu GS.Nông Lâm Súc TN vừa qua đời sáng nay lúc 4g30 927/02/2022 tại Tây Ninh (TT từ Nhương Nguyen )

THỦ TƯỚNG ÔKUMA SHIGENOBU THỜI MINH TRỊ NHẬN XÉT THẾ NÀO VỀ DÂN TỘC TÍNH CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN ?


  (Luận về dân tộc tính của Nhật Bản và Trung Quốc

Ôkuma Shigenobu, 1915) 

Biên dịch 

NGUYỄN SƠN HÙNG
25/12/2018


MỤC LỤC



QUYỂN ĐẦU
Trang

Sơ lược về tác giả ………………………………….
1

Lời người biên dịch ………………………………..
3
Bài 1
Đặc tính di truyền khó chữa của Trung quốc là gì?....
4
Bài 2
Trung quốc như thế nào trước khi bị liệt cường xâu


xé ? ........................................................................... 
5 
Bài 3
Trung quốc khinh nhờn, sỉ nhục Nhật Bản như thế


nào? .......................................................................... 
8 
Bài 4
Khi nào người Trung quốc mới biết ơn và tin tưởng


người khác? .............................................................. 
12 
Bài 5
Cách mạng Trung Quốc đem lại gì cho dân tộc và


thái độ họ trong đàm phán như thế nào? .................. 
16 
Bài 6
Tần Thủy Hoàng chỉ là bạo chúa sao? …………….
20
Bài 7
Đạo giáo và Nho giáo thịnh suy ở Trung Quốc như


thế nào? …………………………………………… 
24 
Bài 8
Người Trung Quốc tự đại như thế nào? ……………
30
Bài 9
Ở Trung Quốc, không khổ nhọc mà giàu có mới là


tài giỏi ? ................................................................... 
35 
Bài 10
Thật sự Trung Quốc có gì để đáng tự hào?...............
39
Bài 11
Tinh thần tôn giáo người Trung quốc như thế nào? ...
43

QUYỂN CUỐI

Bài 12
Nguyên nhân gì làm Trung Quốc bị xâm chiếm bởi


các dân tộc mà họ cho là man di?..............................
 47 
Bài 13
Chu Tử học và Vương Dương Minh học khác nhau


ở đâu?........................................................................ 
52 
Bài 14
Tại sao người Hán dành lại được lãnh thổ bị mất? …
59
Bài 15
Tại sao người Trung Quốc bây giờ vẫn còn sợ ma


quỉ?............................................................................
62
Bài 16
Cần như thế nào để không bị mất nước? ……………
64
Bài 17
Cường quốc khác có thể tiêu diệt được Trung Quốc


không? .......................................................................
66
Bài 18
Tại sao Nhật Bản và Trung quốc cần phải liên đới?...
68
Bài 19
Nhật Bản nhập chữ Hán để làm gì? …………………
70
Bài 20
Đặc sắc tự hào của dân tộc Nhật Bản là gì? …………
76
Bài 21
Bắt chước văn minh Trung quốc đem lại tai hại gì


cho Nhật Bản? …………………………………….. 
79 
Bài 22
Tại sao thời kỳ chuyển giao văn minh lại 


nguy hiểm …………………………………………. 
85 
Bài 23
Tại sao Trung quốc không thể học theo Nhật Bản?....
94
Bài 24
Tại sao Nhật Bản không nên học theo vinh quang ảo


huyền của Trung quốc? …………………………….. 
98 
Bài 25
Nhật Bản còn cần tiếp tục di chí của Fukuzawa

i


Yukichi không? …………………………………….

101

Sơ Lược về tác giả

Ôkuma Shigenobu (Đại Ôi TrọngTín) xuất thân ở phiên Saga (còn gọi làHizen), sanh năm 1838, con trai trưởng của gia đình võ sĩ cấp cao chủ nhiệm về súng ống của phiên với mức lương 300 thạch.
Lúc 7 tuổi đi học trường Hoằng Đạo Quán của phiên lập ra. Trường này đào tạo học sinh theo Nho học căn cứ theo tư tưởng trong sách “Diệp Ẩn”. Nhưng ông thấy cái học này không còn hợp thời nên năm 1854 cùng các bạn bè có cùng tư tưởng kiến nghị phiên thay đổi nội dung giáo dục nhưng không thành công. Năm sau ông thôi học trường này và năm 1856 ông chuyển sang học trường dạy Lan học (Hà Lan) của phiên.
Năm 1861 (lúc 23 tuổi) ông giảng hiến pháp Hà Lan và Lan học cho lãnh chúa của phiên và làm giáo sư giảng dạy Lan học ở trường Hoằng Đạo Quán khi trường này sáp nhập vào trường Lan học nói trên. Ông đã đề xướng phiên nên liên minh với phiên Chôsyu, một phiên cường mạnh của thời đó, hay làm trung gian hòa giải cho giữa phiên này với chính quyền Mạt Phủ nhưng không được nghe theo. Năm 1865 ông giảng dạy ở trường Anh học tên “Trí Viễn Quán” ở Nagasaki do nhà truyền đạo người Hà Lan Guido Herman Fridolin Verbeck làm hiệu trưởng. (Rất nhiều nhân vật quan trọng của Minh Trị duy tân đã theo học trường này.) Trong dịp này ông biết được Thánh kinh Tân ước và Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và có ảnh hưởng lớn đến ông.

Năm 1868 (Minh Trị nguyên niên), lúc 30 tuổi ông làm “phán sự” (cấp dưới Thứ trưởng) của Bộ Ngoại giao và được giao phó đàm phán với Harry Smith Parkes, Công sứ Anh về luật cấm truyền đạo Thiên chúa. Năm 1869 ông kiêm nhiệm chức Phó “tri sự” kế toán để xử lý công việc đàm phán với công sứ của 5 nước Âu Mỹ về việc áp dụng chế độ tiền tệ cận đại vào Nhật Bản và chế định Điều lệ về hóa tệ mới. Sau đó ông làm Thứ trưởng bộ Tài chánh, và bỏ công sức xây dựng các công trình đường sắt, thông tin v.v...

Năm 1870 ông được bổ nhiệm Tham Nghị. Vào ngày 17/7/1871 khi chính phủ Minh Trị tuyên bố bỏ phiên lập huyện, Tham Nghị nội các gồm có 4 người, ngoài ông là Kido Tayoshi, Saigô Takamori và Itagaki Taisuke (những nhân vật chủ yếu đại biểu các phiên phò Thiên hoàng bãi bỏ Mạc Phủ). Các chức vụ chính trong quan lộ của ông có thể tóm tắt như sau: 2 lần làm Thủ tướng, 5 lần Bộ trưởng bộ Ngoại giao, 1 lần Bộ trưởng Nông Thương (kiêm nhiệm), 2 lần Bộ trưởng Nội vụ (kiêm nhiệm) và Nghị viên của Quý tộc viện. Nội các ông làm Thủ tướng lần đầu tiên rất ngắn từ 30/6~

8/11/1898 (Minh Trị thứ 31) nhưng là nội các đầu tiên do các đảng chính trị lập ra ở Nhật Bản còn các nội các trước chịu ảnh hưởng lớn của phiên phiệt (hay quân phiệt). Nhiệm kỳ Thủ tướng lần thứ 2 của ông là từ 16/4/1914 (Đại Chính thứ 3) đến 9/10/1916.

Một đặc điểm khác là ông người tích cực kiến nghị Minh Trị thiên hoàng sớm lập Quốc hội và ngăn cản chuyện bán đất của hòn đảo Hokkaidô. Nhờ đó mà Quốc hội và Hiến pháp thời Minh Trị sớm được thành lập và ban hành. Chính vì việc này mà ông bị phía chống đối bãi chức.
Năm 1882 ông sáng lập trường tư tên Tokyo senmon gakkô (Đông kinh chuyên môn học hiệu) và sau này là đại học tư Waseda cho đến nay. Ông cũng quan tâm chú trọng vấn đề nâng cao giáo dục phụ nữ. Năm 1897 ông là chủ tịch hội sáng lập Nihon jyoshi đaigakkô (Nhật Bản Nữ Tử đại học hiệu). Ông cũng là người thay đổi lịch Nhật Bản từ âm lịch sang dương lịch như hiện nay. Một đặc điểm khác, ông là chính trị gia có để lại khá nhiều tác phẩm để lại nhưng ít được biên dịch sang tiếng Nhật hiện đại. Gần đây mới có vài tác phẩm được thực hiện. Ông rất ghét viết chữ nên khi sáng tác, ông thường nói và có người ghi chép lại.
Ông mất ngày 10/1/1922, thọ 84 tuổi. Vì thời gian ông làm Thủ tưởng không dài nên tang lễ được cử hành theo hình thức “quốc dân táng” thay vì “quốc táng” nhưng đã có khoảng 300 ngàn người dự tang lễ.

Nguồn: Wikipedia tiếng Nhật


Lời người biên dịch

Qua phần sơ lược về tiểu sử của tác giả, chúng ta có thể thấy chuyên môn chính của tác giả là ngoại giao và tài chính. Quyển sách “Nhật Chi dân tộc tính luận” (“Luận về dân tộc tính của Nhật Bản và Trung Quốc”) của ông được xuất bản vào ngày 20 tháng 7 năm 1915 trong lúc ông đang làm Thủ tướng lần thứ 2. Năm 1915 là năm Nhật Bản đưa ra 21 điều yêu cầu đến Trung Hoa Dân Quốc, và 16 điều yêu cầu được ký kết vào ngày 25 tháng 5 dưới hình thức 2 điểu ước và 13 văn bản trao đổi.

Tựa sách là “Luận về dân tộc tính của Nhật Bản và Trung Quốc” và sách gồm có 27 bài viết nhưng số bài viết đề cập dân tộc tính Nhật Bản chỉ có 4 bài. Mặc dù lúc sách phát hành ông là Thủ tướng đương thời và từng là Bộ trưởng Ngoại giao nhiều lần nhưng nội dung nhận xét về dân tộc tính của Trung Quốc phải nói là rất nặng nề và hình như không để ý đến chuyện người Trung Quốc không hài lòng hay giận dữ khi đọc được nội dung này, hoặc có thể nói là tất nhiên vì lúc đó Nhật Bản đang mạnh và TQ đang yếu. Do đó có thể nói nội dung không có tính lịch sự xã giao, thật sự cho chúng ta biết được người mạnh nhìn và đánh giá người yếu như thế nào

Người đọc có thể ngạc nhiên về sự hiểu biết chi tiết về lịch sử Trung Quốc và nhận xét ít có của tác giả mà qua đó có thể hiểu biết thêm về đặc tính của dân tộc này đông thời biết được khác biệt căn bản của họ so với Nhật Bản mặc dù cả 2 cùng học Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Người Việt chúng ta có ít nhiều giống người Trung Quốc. Do đó, mong rằng trong những “lời thật mất lòng” của tác giả, nếu có điều nào chúng ta thấy đúng, chúng ta tham khảo để biết khuyết điểm mà tránh, đồng thời hiểu biết thêm về dân tộc láng giềng để ứng phó khôn khéo. Đó là mong mỏi của người dịch.

Nguyên tác được chia làm 2 quyển, quyển đầu gồm 11 bài và quyển cuối gồm 14 bài phát hành cùng ngày. Bản dịch này căn cứ vào bản dịch ra tiếng Nhật hiện đại của ông Kurayama Mitsuru xuất bản năm 2016. Phần “Ghi chú”, phần viết trong ( ) và phần tô đậm hay viết chữ nghiêng là do người biên dịch thêm vào, trong nguyên tác không có.

Cuối cùng, người biên dịch trân trọng mong mỏi được góp ý của các độc giả để tu sửa cho tốt hơn.
Nguyễn Sơn Hùng