30 thg 6, 2020
Chừng Như Buồn Bỏ Lại - Thơ Thuyên Huy
Mình gặp lại một chiều mưa cuối hạ
Hiên nhà người hai đứa đứng bên nhau
Cũng mấy năm chốn cũ giờ chắc lạ
Trời buồn thiu quên rụng lá thu đầu
Làng tôi đó rừng cao su Trà Võ
Xóm nhà người sông nước đục Cẫm Giang
Đường đi về ngày xưa không dám ngỏ
Để thương thầm từ đó cứ riêng mang
Người bỏ đi một mình tôi ở lại
Lá rừng quen cũng mấy độ thay mùa
Gốc phượng già vẫn già như năm ngoái
Ngày qua ngày trông ngóng chuyến đò trưa
Buồn nối buồn ngậm ngùi bờ dốc cũ
Con ngựa đau nặng nhọc chiếc xe gầy
Cũng ngõ về tôi chờ người dưới phố
Chiều qua nhanh bối rối áo thưa bay
Phượng từng cánh tím bầm tơi tả rụng
Đường ngoài kia trời cũng đã thôi mưa
Người cúi đầu nón che vành lúng túng
Tôi nhìn theo sầu chẻ sợi đong đưa
Thuyên Huy
🌷🌷🌷🌷
Mời Xem Thơ Thuyên Huy :Rồi Cũng Phải Tiễn Đưa Nhau
Hiên nhà người hai đứa đứng bên nhau
Cũng mấy năm chốn cũ giờ chắc lạ
Trời buồn thiu quên rụng lá thu đầu
Xóm nhà người sông nước đục Cẫm Giang
Đường đi về ngày xưa không dám ngỏ
Để thương thầm từ đó cứ riêng mang
Lá rừng quen cũng mấy độ thay mùa
Gốc phượng già vẫn già như năm ngoái
Ngày qua ngày trông ngóng chuyến đò trưa
Con ngựa đau nặng nhọc chiếc xe gầy
Cũng ngõ về tôi chờ người dưới phố
Chiều qua nhanh bối rối áo thưa bay
Đường ngoài kia trời cũng đã thôi mưa
Người cúi đầu nón che vành lúng túng
Tôi nhìn theo sầu chẻ sợi đong đưa
Thuyên Huy
🌷🌷🌷🌷
Mời Xem Thơ Thuyên Huy :Rồi Cũng Phải Tiễn Đưa Nhau
Time: Nạn Kỳ Thị Người Mỹ Gốc Á (Phần 2)
Lời dịch giả: Đây là phần 2 bài chính luận của Nguyễn Thanh Việt đăng trên tạp chí TIME số ra ngày 7 tháng 6, 2020, tựa đề “Asian Americans Are Still Caught in the Trap of the ‘Model Minority’ Stereotype. And It Creates Inequality for All” — “Người Mỹ gốc Á vẫn còn kẹt trong cái bẫy định kiến của ‘thiểu số gương mẫu’, tạo sự bất bình đẳng cho mọi người”. Vì bài viết khá dài, bản dịch được chia làm 5 kỳ.
Nguyễn Thanh Việt là một nhà văn từng thắng giải Pulitzer và hiện là giáo sư đại học tại University of Southern California.
II
Giờ nhìn lại, tôi chợt nhớ những lần bị kỳ thị ở mức nhẹ, đôi câu bông đùa ngây ngốc của đám bạn trường Công giáo, như “Có phải họ của mày là Nam?” hoặc “Thời chiến mày có đeo AK-47 hông?” hay những câu tục tĩu hơn.
Tôi thắc mắc, không biết ở Minnesota Tou Thao có từng bị giễu chọc kiểu vậy? Anh ta nghĩ gì về trường hợp Fong Lee, người Mỹ-gốc-Hmong, 19 tuổi, bị bắn 8 viên đạn, 4 phát từ sau lưng, bởi cảnh sát viên Jason Anderson của Minneapolis hồi năm 2006? Anderson được xử trắng án, bồi thẩm đoàn toàn người da trắng.
Chạm trán nạn kỳ thị bài-Á từ dân da trắng, người Hmong, đa số là tị nạn chiến tranh đến Mỹ vào thập niên 1970-80, thường tái định cư tại nhiều khu dân cư khác nhau trong thành phố, một số sống trong các khu vực chủ yếu người da Đen, nơi họ cũng bị kỳ thị. Gần đây Yie Vue viết:
“Có rất nhiều câu chuyện về người Hmong bị đánh phá, cướp bóc, hăm doạ bởi hàng xóm da Đen. Người Hmong và người da Đen từng sống chung trong những khu phố nghèo. Đôi bên vẫn còn nhiều sự hiểu lầm và thiên kiến ăn sâu trong tư tưởng qua nhiều thế hệ”.
Thế nhưng khi Fong Lee bị giết, các nhà đấu tranh da Đen liền lên tiếng. “Họ là tiếng nói lớn nhất ủng hộ chúng tôi,” em gái của Fong Lee kể. “Họ không hỏi trước. Họ tự động đến.”
Không như những kỹ sư hay bác sĩ đa phần đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ — thiểu số gương mẫu trong trí tưởng tượng của người Mỹ — nhiều người tị nạn Hmong đến từ các thôn làng ở Lào bị tàn phá bởi chiến tranh. Tâm lý đã bị chấn thương, họ còn bị đặt trong một môi trường nghèo khổ mới với một lịch sử đàn áp chủng tộc phức tạp mà hầu hết không hiểu rành.
Ngay cả những người Hmong lên án Tou Thao và ủng hộ phong trào Black Lives Matter cũng nhấn mạnh họ không muốn bị xét qua lăng kính của thiểu số gương mẫu, hay bị chụp lên đầu cảm giác tội lỗi tự đấm ngực của người Mỹ-gốc-Á cấp tiến như một biểu tượng của sự đồng loã. Mục sư Ashley Gaozong Bauer, gốc Hmong, viết: “Chúng tôi phải chịu đựng chung nỗi xấu hổ cùng thiểu số gương mẫu. Nhưng có bao giờ cộng đồng Mỹ gốc Á sẻ chia những chuyện đau lòng hay nỗi khổ tâm của người tị nạn Hmong, nhất là khi họ bị đe doạ trục xuất?”
Giống như người Hmong, nhiều người Việt như tôi cũng bị đau khổ vì chiến tranh, và cũng có người đang bị hăm he trục xuất. Nhưng không như người Hmong, rất nhiều người Việt tị nạn, dù cố ý hay không, đã trở thành thiểu số gương mẫu, trong đó có tôi. Những màn kỳ thị cấp thấp mà tôi đã gặp xảy ra trong một môi trường tương đối cao cấp. Khi tôi bước chân vào ngôi trường trung học tư thục dành riêng cho con nhà giàu Mỹ trắng thì đám học sinh Á châu ít ỏi chúng tôi đã nhận ra thông điệp khá rõ. Chúng tôi thường tụ tập trong một góc riêng của sân trường và gọi mình là “the Asian invasion” — cuộc xâm lược của người Á châu, khi thì chúng tôi phá ra cười, lúc chỉ cần nheo mắt hiểu ngầm. Nhưng nếu đó chỉ là câu đùa giỡn vô hại của đám trẻ tụi tôi lúc ấy, thì sau này nó hoá ra lời tiên tri.
Cách đây hai năm tôi có dịp quay lại trường cũ để diễn thuyết về đề tài sắc tộc. Trong đám nam sinh 1600 đứa hôm ấy, dân Á châu rất đông tuy chưa có thể gọi là xâm lược hoàn toàn, đó chỉ là mới 30 năm sau. Không còn là mối đe doạ “xâm lược Á châu” nữa, giờ đây chúng ta là thiểu số gương mẫu: người đồng môn đáng kết bạn, người hàng xóm ai cũng thích có, gã da màu không làm người xung quanh phải lo sợ.
Nhưng có thiệt vậy không? Sau buổi diễn thuyết vài em học sinh Mỹ-gốc-Á đã đến gặp tôi và nói các em vẫn còn cảm thấy nó. Nó. Cái cảm giác vẫn bị cho là người ngoài, nhất là những em theo đạo Hồi hoặc bị nghi là đạo Hồi, hoặc các em da nâu, hoặc người Trung Đông. Nó. Sự kỳ thị chủng tộc không chỉ là tấn công lên thể xác.
Tôi chưa bao giờ bị tấn công lên thể xác chỉ vì mình gốc Á. Nhưng tôi vẫn bị tấn công hoài trên làn sóng điện, bởi những câu giễu dở kiểu “ching-chong” của mấy tay thợ nói trên radio, bởi các nhân vật Á châu côn đồ hoặc hài hước rập khuôn kiểu “japs”, “gooks”, “chinks” trong phim chiến tranh hay phim hề của Mỹ. Như nhiều người Mỹ gốc Á khác, tôi cũng tập làm quen với cảm giác xấu hổ bởi những thứ làm cho mình khác người bản xứ: đồ mình ăn, tiếng mình nói, kiểu tóc mình cắt, quần áo mình mặc, mùi của thân thể, và cả cha mẹ mình luôn.
Nhưng điều khiến cho cảm giác này tệ hại hơn nữa, Cathy Hong viết, là chúng ta lại lừa dối chính mình rằng nó chỉ là những “cảm xúc thứ yếu”. Ta đâu có cảm xúc chính đáng nào, hay có quyền than phiền về vấn đề chủng tộc khi ta đã được xem là thiểu số gương mẫu và được xã hội Mỹ chấp nhận? Cùng lúc, sự bài-Á vẫn là kho chứa những cảm xúc trọng yếu mà người Mỹ sẵn sàng đem ra dùng mỗi khi có khủng hoảng.
Người Mỹ gốc Á vẫn chưa có quyền lực chính trị mạnh đủ, hay có mặt trong nền văn hoá bản địa nhiều đủ, để khiến những người bạn Mỹ của chúng ta phải do dự khi thốt ra những tư tưởng nặng mùi kỳ thị. Vì chúng ta chưa quan trọng đủ, cũng như vì vị trí lịch sử của chúng ta bao lâu nay vẫn là người ngoại quốc trên nước Mỹ, nên tổng thống Hoa Kỳ và nhiều người khác vẫn nghĩ họ có thể gọi COVID-19 là “khuẩn Tàu”, là “kung flu”.
(Còn tiếp)
KHU TỰ TRỊ- Nguyễn Đức Tùng (TC.Da Màu )
Phong trào xây dựng các khu tự trị không có cảnh sát (autonomous zone) trong các thành phố lên cao. Trong một cuộc biểu tình giữa hai phe, phe ủng hộ khu tự trị và phe chống đối, xảy ra xô xát lớn. Trên một con phố hẹp, hàng ngàn, hàng chục ngàn người tụ tập, càng lúc càng đông, không nhích bước được. Tôi đứng đó, tay cầm biểu ngữ, bị xô đẩy, thì nhận ra có một người đàn ông từ phía đối lập tìm cách lao lên, băng qua ranh giới hàng ngũ, tiến về phe đối diện. Trước khi tôi kịp phản ứng, anh ta đã ôm chầm lấy tôi, vòng tay qua eo. Người đàn ông cao lớn, mặt nửa âu nửa á, nửa đen nửa nâu, nhễ nhại mồ hôi, nhưng miệng tươi cười trông rất quen thuộc với tôi. Tôi chịu, không nhớ ra hắn là ai. Trong khi hai chúng tôi cùng bị xô đẩy bởi dòng người, còn tôi bị ôm chặt cứng, tôi kịp ngoái lại hỏi anh ta một câu: mi đang nghĩ tao là ai vậy?
NĐT
29 thg 6, 2020
TIN BUỒN VÀ PHÂN ƯU (GS.Tô Minh Tín Tạ Thế : 28.6/2020 )
Thầy Tô Minh Tín--
Nguyên Giáo Sư trường Sư Phạm Saigon
Đã thất lộc lúc 20:35 Ngày Chủ Nhật 28-6-2020
Hưởng thọ 80 tuổi
Linh cữu quàn tại tư gia số 53 Hồ Biểu Chánh -P.12-Phú Nhuận
Lễ động quan lúc 6:30 Ngày 01-7-2020
Hoả táng tại Phúc An Viên-Quận 9
Gia Đình Sư Phạm Saigon thành kính chia buồn cùng tang quyến
Nguyện cầu hương linh Thầy sốm về cõi niết bàn
Gửi Người Phương Ấy - Thơ vkp phượng tím
Em buồn vì bởi giận anh
Tâm tư trĩu nặng bóng hình người thương
Tim em gởi bến sông Tương
Cho người phương ấy vấn vương cuối đời
Tay anh sao nỡ buông lơi?
Mây đen bao phũ vùng trời có em
Gió mưa nước ngập bên thềm
Vắng anh, lặng lẻ đắp mền mộng mơ
Miên man ôm gối thẫn thờ
Cớ sao môi mặn dật dờ mi cay?
Bởi tương tư, bịnh hoạn hoài
Được anh thăm hỏi... hết ngay giận hờn
Nhưng lòng còn chút bâng khuâng
Ngày về bến hẹn, biết chừng nào đây?
Cho em hớn hở vui vầy
Đón anh trở lại ngất ngây hương tình
Trời trong xanh, rạng bình minh...
Gió đưa mành trúc, giật mình, chiêm bao...
Thơ còn đây, Anh nơi nào???
Tâm tư trĩu nặng bóng hình người thương
Tim em gởi bến sông Tương
Cho người phương ấy vấn vương cuối đời
Tay anh sao nỡ buông lơi?
Mây đen bao phũ vùng trời có em
Gió mưa nước ngập bên thềm
Vắng anh, lặng lẻ đắp mền mộng mơ
Miên man ôm gối thẫn thờ
Cớ sao môi mặn dật dờ mi cay?
Bởi tương tư, bịnh hoạn hoài
Được anh thăm hỏi... hết ngay giận hờn
Nhưng lòng còn chút bâng khuâng
Ngày về bến hẹn, biết chừng nào đây?
Cho em hớn hở vui vầy
Đón anh trở lại ngất ngây hương tình
Trời trong xanh, rạng bình minh...
Gió đưa mành trúc, giật mình, chiêm bao...
Thơ còn đây, Anh nơi nào???
Tháng 11/ 2019 vkp phượng tím
TẾT ÐOAN NGỌ VÀ NGƯỜI VIỆT
I/ LỄ HỘI VÀ NHỊP NGHỈ NGƠI CỦA CON NGƯỜI
Các nhà xã hội học Pháp đã nói đến ra hai nhịp trong cuộc sống của con người đó là NHỊP LÀM VIỆC và NHỊP NGHỈ NGƠI hay THỜI LAO ÐỘNG và THỜI GIẢI LAO. Nói nôm na thì hai nhịp sống đó là làm việc và nghỉ ngơi. Hai nhịp này thường nối tiếp nhau một cách tất yếu và rất tự phát, nghĩa là khi con người cảm thấy mệt mỏi trong công việc thì có khuynh hướng nghỉ ngơi.
Theo các nghiên cứu y học thì nhịp nghỉ ngơi rất cần thiết trong công cuộc lao động. Vì nghỉ ngơi là để sau đó, có thể tiếp tục làm việc lại một cách đều đặn. Trong lúc nghỉ ngơi, cơ thể có thời gian phục hồi (récupérer) những năng lượng đã mất.
Có lẽ vì đó mà người Pháp gọi giờ nghỉ giữa mỗi buổi học ở các trường là “Récréation”.
“Recreation” nghĩa gốc là “Tái Tạo.” “Création” là sự tạo ra, sáng tạo nên, ”Re” là tiếp đầu ngữ (préfixe) có nghĩa là “de nouveau” hoặc “again.” Do đó “Ré-creation” có nghĩa là tạo ra lại. Sinh lý học cho biết trong lúc nghỉ ngơi, cơ thể sản tạo ra một số năng lượng mới để bù đắp năng lượng đã mất đi do lao động. Số năng lượng tái tạo này sẽ trang trải cho nhịp làm việc kế tiếp. Nếu không có nhịp nghỉ ngơi này, thì con người hay sinh vật nói chung, sẽ không thể nào tiếp tục làm công việc một cách tích cực hoặc có nhiều hiệu quả được. Có thể so sánh năng lượng của cơ thể con người với năng lượng của một bình điện tích (Battery ố Batterie d’accumulateurs) trong xe hơi. Nó luôn luôn cần “recharge” tức là “nạp lại” nếu không sẽ không còn năng lượng. Tiếng Pháp, thành ngữ “recharger les accus” có nghĩa bóng là “phục hồi sức lực”; tiếng Anh “recharge one’s batteries” ám chỉ một kỳ nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi lại sức khỏe của mình.
“Lao động quá sức” là thành ngữ chỉ sự làm việc nhiều giờ mà không nghỉ ngơi, không “giải lao” hoặc “tẩm bổ” nghĩa là ăn uống những thứ cần cho việc tái sinh năng lượng, tức là lấy lại sức mà làm tiếp công việc.
Theo các nhà xã hội học và phong tục học, thì chính vì sự cần thiết phải nghỉ ngơi trong quá trình lao động sản xuất, mà các xã hội loài người đều đã bày ra những lễ hội, mục đích tạo nên những dịp vui chơi, hưởng thụ thoải mái để thư giãn thể xác và trí óc… nhờ đó các loại năng lượng cần thiết cho đời sống được phục hồi, được tái tạo. Thông thường, khi con người tham gia vào các lễ hội, hoặc đi du lịch nghỉ ngơi, tâm trí họ rất thoải mái, thể xác thì hoàn toàn tự do, ăn uống, ngủ nghê tùy ý… Sau các dịp lễ hội hoặc chuyền nghỉ ngơi dài, người ta vui tươi trở lại làm việc và dự phóng những cuộc nghỉ ngơi khác trong tương lai.
II/ LỊCH LÀM VIỆC VÀ LỊCH NGHỈ NGƠI TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều lễ hội quanh năm. Tuy các triều đại không ghi thành luật, nhưng đối với dân gian, thì những “nhịp nghỉ” qua hình thức hội hè, đình đám này đã trở thành “lệ” không thể bỏ đi được. Vì nguyên lý “Phép vua thua Lệ làng” nên nhà cầm quyền không làm thay đổi được các phong tục “ăn chơi trong các lễ hội dân gian”.
Thật vậy, qua ca dao, người ta thấy dân Việt Nam từ xa xưa, đã có hai cuốn lịch song hành trong năm: một lịch làm việc và một lịch nghỉ ngơi, vui chơi, hội hè.
- Lịch làm việc được ghi như sau:
1.
“Tháng Chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng
Tháng năm gặt hái đã xong
Nhờ Trời một mẫu năm nong thóc đầy…
- Lịch nghỉ ngơi:
2.
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai cờ bạc, tháng ba hội hè
Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Ðoan Ngọ trở về tháng Năm.
Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm
Tháng Bảy, ngày rằm, xá tội vong nhân
Tháng Tám chơi đèn kéo quân…
Tháng Chín chung chân buôn hồng
Tháng Mười mua thóc bán bông
Tháng Một, tháng Chạp nên công hoàn toàn.”
Việt Nam có ba cái Tết chính: Nguyên Ðán, Ðoan Ngọ và Trung Thu. Tết Nguyên Ðán vào đầu năm âm lịch, đầu mùa Xuân, là Tết lớn và thiêng liêng nhất với nhiều nghi tiết và phong tục. Tết Ðoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch (thường gọi là niên trung ngũ nguyệt ố Tết nửa năm) và Tết Trung Thu vào rằm (ngày15) tháng Tám.
Tết Ðoan Ngọ là một nhịp nghỉ ngơi của nông dân sau khi thu hoạch xong các vụ mùa xuân-hè. Tết Ðoan Ngọ chỉ có một ngày. Nói là “tết” nhưng không nặng về nghi thức cúng bái hoặc xã giao, mà có chỉ ăn uống, chuyện trò, giữ gìn sức khỏe và thực hiện phong tục đi hái một số lá cây về làm thuốc chữa bệnh…
TẠI SAO GỌI LÀ ÐOAN NGỌ?
ÐOAN NGỌ là cái tết truyền thống thứ hai trong năm âm lịch mà hầu hết người Việt Nam đều ăn – đặc biệt là ở nông thôn, trong những người gắn bó với ruộng đồng bằng canh tác và chăn nuôi. Ðây là một dịp để nghỉ xả hơi. Về phương diện thời tiết, Tết nhằm vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, thuộc tiết Ðại Thử.[ Rất Nóng]
Tháng năm âm lịch, theo lối tính 12 chi là tháng “Ngọ.” Trên bầu trời đến tháng năm thì chuôi sao Bắc đẩu quay về Ngọ nên gọi tháng năm là “Ngọ nguyệt.”
Ngày 5 tháng năm gọi là Ðoan Ngo. ỳ Vì chữ “Ðoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Còn gọi là Ðoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Ðoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Ðoan Dương vì số 5 thuộc dương.
Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Ðông Nam Á châu (đặc biệt Trung Hoa và Việt Nam) đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta con xem Tết Ðoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ” (Bắc Phần Việt Nam)
CÁC SINH HOẠT TRONG TẾT ÐOAN NGỌ
Tết này đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu, kê khá dồi dào. Nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam người ta gọi là “ĂN MÙNG NĂM”
Người ta đã làm lễ cúng tổ tiên vào giờ Ngọ, và đi hái lá thuốc vào giờ ngọ (khi mặt trời đứng bóng). Vì tin rằng vào lúc giữa trưa ngày mồng 5-5 tất cả các thứ lá cây đều hấp thụ được một loại khí thiên nhiên nào đó và trở thành dược liệu trị được nhiều thứ bệnh thông thường, gọi chung là “Lá Mồng Năm”
Theo cụ Phan Kế Bính, tác giả sách Việt Nam Phong Tục, thì tục đi hái lá thuốc ngày mồng 5 tháng 5 này là do sự tích Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời nhà Tấn (bên Tàu), vào hôm mồng 5 tháng 5, đi vào núi Thiên Thai để hái thuốc, rồi gặp Tiên và không trở về trần gian nữa. Từ đó dân gian bắt chước vào rừng, lên núi hái lá cây về làm thuốc trị bệnh và từ đó thành tục. (sđd, trg 38)
Vào giữa trưa, đứng bóng (giờ Ngọ) người ta dùng mắt trần nhìn lên mặt trời, vì tin rằng ánh sáng mặt trời vào thời điểm ấy cũng có tác dụng tốt đối với con mắt.
Tại miền Bắc, vào ngày mồng Năm tháng Năm Âm lịch, nhiều nơi có tục lệ ăn trứng luộc, ăn kê (chè) bánh đa (bánh tráng).
Người lớn cả nam lẫn nữ đều uống một chút rượu có hòa một chút hồng hoàng hoặc tâm thần đan gọi là để “giết sâu bọ” (có lẽ sợ vì khí hậu nóng bức quá mà con người hóa cuồng chăng).
Ðối với trẻ con, từ sáng sớm, khi chúng còn ngủ, người ta bôi vào thóp thở (mỏ ác) vào ngực, vào rốn một chút hồng hoàng cũng nói là để “trừ khử trùng”. Nhiều người còn mua “bùa chỉ” ngũ sắc đeo cho con cái. Gọi là “bùa” nhưng thực ra đây là những cái bao nhỏ hình vuông, mỗi cạnh khoảng 2 cm, nhuộm vàng, kết bằng chỉ ngũ sắc (năm màu) có in dấu bùa chú của nhà chùa Phật, nói là để trừ tà ma quỷ quái.
Hồng Hoàng hay Thư Hoàng là một vị đông dược, tên khoa học là “Realgar, Orpiment”, tính chất ấm, cay. là một khoáng thạch có chứa chất A-sen, màu đỏ da cam, dùng để chữa các chứng kinh phong, kinh giật hoặc sốt kéo dài. Dùng bên ngoài thì chữa lở-ngứa, mụn nhọt và chữa các vết do rắn rết hoặc sâu bọ độc cắn.
TÁC DỤNG VÀ LỢI ÍCH CỦA LÁ MỒNG NĂM
Lá hái vào ngày 5-5 thường gọi là lá Mồng Năm. Người bình dân và người nông thôn thường nấu nước uống hàng ngày, tác dụng đầu tiên là giải nhiệt, tiêu thực…
Trên nguyên tắc thì bất cứ loại lá nào nếu hái vào đúng giờ Ngọ ngày 5-5 đều là lá thuốc, nhưng thực tế, người ta chỉ quen hái một số lá nhất định ở các rừng hoặc rú mà thôi.
Chẳng hạn:
– Lá Ngấy
– Lá Bướm Bạc
– Lá Vối
– Lá Ổi
– Lá Lốt
– Lá Bạc Hà
– Lá Thuốc Cứu (Ngãi Diệp)
– Lá Nhân Trần
– Lá Cỏ Xước
– Lá Vông Vang
– Bồ Công Anh
– Ích Mẫu
– Lá Mã Ðề
– Lá Mâm Xôi
– Dây Hà Thủ Ô
– Lá Dâu
– Lá Tre (đọt)
– Lá Sâm Ðất
Về thức ăn hầu hết ba miền Trung, Nam, Bắc VN đều dùng:
– Thịt vịt
– Xôi
– Chè đậu xanh hoặc “Chè Kê lộn đậu”
– Bánh tro – bánh trôi (Hình tháp nhọn)
Về phong tục: Tết mồng NĂM – hay Ðoan Ngọ: Các chú rể phải đem lễ vật tết bố mẹ vợ, hoặc tạ ơn.
Các con nợ ở nông thôn cũng đi tết các chủ nợ tốt bụng đã không gây khó khăn khi họ cần cấp, túng thiếu – những người đã vui vẻ cho tạm vay, tạm đỡ… rồi vụ mùa sẽ tính…
MỒNG NĂM THÁNG NĂM: NGÀY LOÀI VỊT BỊ THẢM SÁT!
Tết Ðoan Ngọ hầu hết mọi người thường dùng thịt vịt để làm món ăn chính, vì vậy mà loài vịt bị sát hại tập thể trong ngày này. “Ðại sát giới” này có lẽ không phải tư nhiên hay tình cờ xảy đến, chắc phải có một lý do nào đó.
Sau đây là một số lý do:
1- VỊT: tên trong sách thuốc Trung Hoa là “Gia Áp,” có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ.
Theo dược lý Ðông y:
Thịt Vịt có tính chất: mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều (gọi là Bổ hư), thịt vịt chữa nóng sốt cao đến co giật (gọi là Sài kinh), vịt giải độc mụn sưng và hạ nhiệt.
Vịt có lông sắc vàng hoặc trắng thì có tác dụng “Bổ Trung Ích Khí” nghĩa là làm cho những người suy nhược tỳ vị (ăn kém, khó tiêu), bần thần cảm thấy mất sức, mệt mỏi, thiếu dương khí vân vân được phục hồi nguyên khí.
Theo Đông y, trứng vịt vị ngọt, tính mát, có tác dụng “tư âm giáng hỏa”, “thanh nhiệt, hóa đàm” dùng chữa bệnh ho khan (ít đờm) tức là ho do “phế âm hư”. Còn thịt vịt tính hàn có tác dụng “tư âm dưỡng vị”.
Thông thường VỊT được nấu cháo, làm gỏi. Thịt vịt phải có gừng, không thể thiếu gia vị này. Cầu kỳ và tinh vi hơn, người ta nấu các món như Vịt tiềm với sen, táo, đinh và hồi, hoặc là vịt tiềm với thuốc Bắc. Vịt phải ăn già (thường là từ sáu tháng trở lên).
Như vậy: Ngày Ðoan Ngọ, khí trời nóng nực (tiết Ðại Thử) nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt Vịt mát bổ để tạo quân bình giữa khí Trời và sức Người.
Thịt Vịt có tính “âm và hàn” ăn vào mát và bổ dương. Và vì thuộc “âm hàn” nên những người “tì vị yếu” tức tiêu hóa kém, nếu không ăn chung thịt vịt với gừng thì sẽ dễ bị đau bụng tiêu chảy hoặc bị lạnh bụng, khó tiêu, nê tì… Do đó, thứ gia vị cần thiết đối với thịt vịt, đó là củ Gừng tươi.
Tính chất của Gừng: vị cay, khí ấm có tác dụng lợi khí, thông thần (nhai một miếng gừng khi mệt thường có cảm giác thoải mái), hạ đờm, tiêu thực, trừ tà bổ chính.
Gừng thuộc “dương nhiệt” đi với thịt vịt “âm hàn” thành ra âm, dương, hàn, nhiệt điều hòa thức ăn dễ tiêu và mau hóa thành chất bổ đưỡng…
Sách Nam Dược ghi nhận: Gừng là thánh dược của các bệnh thuộc về bộ tiêu hóa như: lạnh bụng, tích trệ, ăn không tiêu, ựa hơi
Thịt Vịt: hàn, khí dương, mát quá có thể làm đau bụng tiêu chảy hoặc tích trệ, ăn không tiêu, do đó cần phải có Gừng dẫn đạo, kết hợp âm dương/hàn nhiệt điều hòa nên ăn vào ngọn bổ mà không có tác hại. Thông thường, thịt vịt thiếu gừng thì ăn chẳng những có hại mà không ngon!
2- NẾP: tên Trung Hoa là Ðạo Mễ
Tính chất: Ngọt ngon, tính ấm: Bổ trung Ích thận, chữa đau bụng và yếu tì.
Như vậy: Xôi là mộỳt thức ăn để bồi bổ sức lực.
3- KÊạ: tên chữ là Lang Vĩ
Tính chất: Ngọt, lành làm yên dạ dày, bổ tì vị
Cũng là một chất để trợ lực cho tiêu hóa
4- ÐẬU XANH: tên chữ là Lục đậu
Ngọt, lạnh, không có độc tố, vị hơi tanh (hăng)
Tác dụng: trừ nhiệt, bổ hư, giải độc, lợi thủy, tiêu sảng, mắt sáng tinh.
Như vậy thì các món mà người Việt Nam dùng không phải là sự tình cờ. Vì trong đó các chất của thiên nhiên được tổng hợp theo nguyên lý âm dương hàn nhiệt để các chất bổ dưỡng dễ hấp thụ vào cơ thể. Chắc người xưa đã có nghiên cứu rất bài bản, nhưng bài bản mất mát hư hao chỉ còn truyền lại bằng miệng, bắt chước nhau kiểu “xưa bày nay làm” mà thôi, nhưng rất tinh vi và hữu hiệu.
***
Trong lịch sử Trung Hoa, Ngày mồng Năm thắng Năm âm lịch là ngày giỗ của ông Khuất Nguyên, một vị quan chính trực của nước Sở, vua Hoài Vương, thời Xuân Thu. Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La, tự trầm, vì Sở Hoài Vương không nghe lời can gián của ông.
Chuyện Khuất Nguyên:
Khuất Nguyên tên là Bình, cùng họ với vua nước Sở, làm chức Tả Ðô đời Sở Hoài Vương – Ông là người học rộng, nhớ lâu, thấy rõ nguyên lý của bình trị và loạn lạc, và giỏi về hành chánh – Ông thường vào cung cùng vua bàn việc nước và ban bố các lệnh, bên ngoài thì tiếp đãi quốc khách, ứng đối với các chư hầu, rất được nhà vua rất tin dùng.
Thời đó, đồng liêu của Khuất Nguyên, Ðại Phu Thượng Quan cũng muốn được vua tin yêu, nên sinh ra ganh ghét tài năng của Khuất Nguyên. Một hôm, Sở Hoài Vương sai Khuất Nguyên làm pháp lệnh. Khuất Nguyên đang soạn thảo, Ðại Phu Thượng Quan muốn cướp lấy – Khuất Nguyên không cho, Thượng Quan bèn gièm với vua rằng:
“Bệ hạ sai Khuất Bình làm pháp lệnh, không ai là không biết. Mỗi khi lệnh ban ra Bình lại khoe công nói: “Ngoài ta ra, chẳng ai làm nổi.”
Nhà vua giận, bỏ Khuất Bình không tin dùng nữa, cách chức và đày Khuất Nguyên đến Trường Giang, vùng biên giới phía Nam nước Sở.
Khuất Nguyên bực tức, vì vua không phân biệt phải trái, nghe lời gièm pha của kẻ gian, khiến cho người ngay không có chỗ dung thân. Khuất Nguyên lo nghĩ nhiều, rồi sáng tác khúc Ly Tao, nội dung diễn tả nỗi buồn chia ly, oán thán sự bất trí, bất công của Vua.
Bị thất sủng, Khuất Nguyên đi lang thang dọc bờ sông Mịch La, vừa đi vừa hát, hình dung tiều tụy, sắc mặt thiểu não. Lão đánh cá trên sông hỏi tại sao quan Tam Lư Ðại Phu lại ra nông nỗi này?
Khuất Nguyên than rằng:
“Thế nhân giai túy, nhi giai trọc
Duy ngã độc tĩnh, nhi độc thanh”
(Người đời ai cũng say cả, nên đều đục
Chỉ có một mình ta tỉnh, nên ta trong).
Lão đánh cà nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao ông không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục theo một thể? Loài người say cả, sao ông không biết ăn cả men, hùp cả bã cho say theo một thể? Việc gì mà phải phòng xa, nghĩ sâu cho đến nỗi phải phóng khí?
Khuất Nguyên nói: “Tôi nghe: mới gội đầu tất phải chải mũ; mới tắm tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ.
Lão đánh cá nghe xong cười tủm tỉm, vừa chèo thuyền quay đi vừa hát:
“Sông Tương nước chảy trong veo
Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta;
Sông Tương nước đục chảy ra
Thì ta lội xuống để mà rửa chân…”
Năm 270 trước Công Nguyên, được tin quân Tần chiếm Ảnh Đô của nước Sở, đau lòng trước cảnh nước mất, Khuất Nguyên ôm một tảng đá lớn, nhảy xuống sông Mịch La tự tử. Hôm đó là mồng Năm tháng Năm…Dân trong vùng chèo thuyền, hụp lặn tìm kiếm… nhưng không thấy. Ông lão đánh cá lấy cơm thả xuống sông gọi là cúng Khuất Nguyên. Vế sau, cứ đến mồng 5 tháng 5, âm lịch, dân trong vùng làm bánh hình tháp nhọn, quấn chỉ ngũ sắc, thả xuống sông để giỗ Khuất Nguyên. Làm bánh tháp nhọn quấn chỉ năm màu nói là để cá sợ không ăn.
Sau khi Khuất Nguyên đi rồi – vua nước Sở vì tin lời đường mật của gian thần, đem lòng tham đất đai của nước Tần, nên bị mất nước.
Lòng tự ái ngu xuẩn đã khiến cho Hoài Vương khốn đốn, chạy đến đâu cũng không được người che chở, giúp đỡ. Còn Khuất Nguyên tuy bị vua bỏ nhưng vẫn để lòng lo cho nước Sở, vẫn nghĩ đến Sở Hoài Vương. Cụ Nguyễn Công Trứ, một thi sĩ và danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 19, trong bài thơ “Vịnh Khuất Nguyên đã” viết:
“Giòng Mịch La dù đục đục, trong trong
Ðèn bất dạ hãy soi người thiên cổ!
Bát ngát buổi giang thiên dục mộ
Tiếng ngư ca còn đồng vọng đâu đây
Nghĩ tình ai cũng xót vay.”
Ý nói tấm lòng trung nghĩa của Khuất Nguyên sẽ được người đời kính phục.
Người Việt Nam ăn Tết Ðoan Ngọ, nhưng rất ít người biết chuyện Khuất Nguyên và tâm sự của ông ta. Người Trung Hoa thường giỗ Khuất Nguyên vào dịp Đoan Ngọ, còn người Việt thì chỉ ăn Tết Ðoan Ngọ theo tập tục riêng của mình.
NGUYỄN CHÂU (2020)
(Từ Cảnh chuyển)
28 thg 6, 2020
NƯỚC MỸ và vấn nạn nô lệ thời lập quốc
Tác giả: Phạm Phú Khải
“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.” – Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, công bố ngày 4 tháng Bảy năm 1776.
Một trong năm tác giả chính của tuyên ngôn này là Thomas Jefferson, như chúng ta đã biết [1]. Vị Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, vì thế, đã trở thành biểu tượng của tự do, bình đẳng, và nhân quyền trên toàn cầu.
Mọi người là gồm những ai?
Vấn đề là, Jefferson vào lúc đó có xem người da đen, người nô lệ, là con người không?
Không riêng gì Jefferson, những nhà lập quốc Hoa Kỳ khác, như George Washington, James Madison (một trong các tác giả chính của Hiến pháp Hoa Kỳ), Benjamin Franklin, James Monroe v.v… nghĩ sao về người da đen, về vấn đề nô lệ?
Một mặt, không ai biết rõ trong đầu các nhà lập quốc Hoa Kỳ nghĩ gì vào lúc đó, cho dầu phần lớn các suy nghĩ của họ về bao vấn đề khác nhau được lưu trữ cho đến nay. Mặt khác, lời mở đầu của hiến pháp nói như sau [2]:
Chúng tôi, nhân dân Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo bình yên trong nước, cung ứng phòng thủ chung, cổ võ sự thịnh vượng chung, bảo an nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, chỉ định và xây dựng Hiến pháp này cho Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.
Hai năm sau đó, 10 tu chánh án được thông qua với mục tiêu bảo đảm các quyền căn bản của mọi người dân Hoa Kỳ.
Nhưng rõ ràng người da đen, người nô lệ, không được xem là con người vào lúc đó.
Nói đúng hơn, thì họ không được xem là công dân của Hoa Kỳ, theo hiến pháp này.
Không những thế, bản hiến pháp ngay từ đầu đã chính thức công nhận thực trạng của nô lệ, và xem người nô lệ lúc đó chỉ trị giá ba phần năm (3/5) của một người tự do, mà chủ yếu vì lý do bầu cử (vào Hạ viện), thuế má và thoả thuận chính trị vào lúc đó [3]. Nó cũng cho những người sở hữu nô lệ quyền bắt giữ những ai trốn khỏi tiểu bang của mình, và cấm việc hủy bỏ buôn bán nô lệ trước năm 1808.
Điều này cho thấy một sự khác biệt căn bản giữa Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 và Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789 và 1791 về vấn đề ai mới thực sự được sở hữu các quyền này, chứ không phải là mọi người sống trên đất nước này.
Jefferson, một mặt, lên án sự vô luân của nạn buôn bán nô lệ vì nó ngược lại các quyền tự nhiên của họ, nhưng mặt khác, miễn trừ cho người Hoa Kỳ về bất kỳ trách nhiệm nào trong việc sở hữu nô lệ. Jefferson, và chắc nhiều người khác, biện luận rằng vấn nạn nô lệ đã hiện hữu trên nước Mỹ từ đầu thế kỷ 17, tức trước thời họ gần 200 năm.
Dù biện luận thế nào đi nữa, chính sự mâu thuẫn này trong đạo đức, không phải trong pháp luật, đã đưa đến cuộc nội chiến Hoa Kỳ vào đầu nhiệm kỳ của tổng thống Abraham Lincoln. Số người chết trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ không phải 618.222 người, mà theo nghiên cứu mới nhất được ghi nhận, lên đến 750.000 người [5].
Jefferson và vấn đề sở hữu nô lệ
Jefferson, và bao nhiêu nhà lập quốc khác, kể cả tổng thống đầu tiên, George Washington, cũng như ba tổng thống Hoa Kỳ sau Jefferson là James Madison, James Monroe và Andrew Jackson, đều sở hữu nô lệ vào lúc đó [5]. Jefferson không chỉ sở hữu, mà còn có quan hệ tình dục với một người phụ nữ da đen, một người nô lệ của mình, tên Sally Hemings, dựa theo các bằng chứng về Jefferson và các hậu duệ đến nay, kể cả các thử nghiệm DNA [6]. Một số nguồn nghiên cứu cho rằng hai người có sáu người con với nhau.
Sally Hemings, thật ra, không phải là một nô lệ bình thường. Bà Hemings là chị em cùng cha khác mẹ với bà Martha Skelton Jefferson, vợ của Jefferson, trước khi lấy chồng có tên họ là Wayles. Cha của Martha là John Wayles, là một luật sư và một người buôn nô lệ, có quan hệ tình dục với Betty Hemings, đẻ ra sáu người con, con út là Sally Hemings. Martha mất vào năm 1782, nên trong chuyến công vụ đến Pháp vào năm 1787, kéo dài hai năm, Jefferson đã góa vợ. Hemings lúc đó mới 14 tuổi, đã tháp tùng Jefferson với người con gái Mary Jefferson Eppes, lúc đó chỉ 9 tuổi. Nhiều học giả tin rằng Jefferson đã có quan hệ tình dục với Hemings từ chuyến đi Pháp này, hay lúc về lại Virginia, khi Hemings 16 tuổi.
Trong số 700 người nô lệ mà Jefferson sở hữu trong suốt cuộc đời mình, chỉ có Sally Hemings và sáu người con của bà (với Jefferson) đã được cho rời khỏi cuộc đời nô lệ tại Monticello do sự chỉ định của Jefferson [7].
Cũng vì các điều này mà biểu tượng và thanh danh Jefferson về tự do, bình đẳng v.v… đã phần nào bị ảnh hưởng tiêu cực.
Khác với Thomas Jefferson, George Washington và Benjamin Franklin, hai nhà lập quốc khác của Hoa Kỳ, không ủng hộ chế độ nô lệ. Trong di chúc trước khi mất năm 1799, Washington có ước nguyện muốn trả tự do cho tất cả nô lệ của mình khi ông/vợ ông chết, mặc dầu sự trao trảtự do cho họ không hề đơn giản [8]. Franklin cũng sở hữu nô lệ lúc trẻ, nhưng ông đã nhiệt thành vận động xóa bỏ nô lệ lúc về già, đặc biệt qua Thỉnh Nguyện thư gửi đến quốc hội Hoa Kỳ, Hạ viện vào ngày 12 tháng Hai và Thượng viện vào ngày 15 tháng Hai năm 1790, nhưng không thành [9]. Franklin đã chết hai tháng sau, ngày 17 tháng Tư năm 1790, thọ 84 tuổi.
Di sản nô lệ
Theo giáo sư sử học và luật học tại đại học Harvard, Annette Gordon-Reed, khác với sự phục vụ mang tính hợp đồng của những người nhập cư châu Âu đến Bắc Mỹ, chế độ nô lệ tại Mỹ là một điều kiện được thừa hưởng [10]. Vì thế cho nên chế độ nô lệ này bị ràng buộc chặt chẽ với sự thống trị của người da trắng. Do đó mà ngay cả những người nô lệ được trả tự do, bằng cách này hay cách khác, sớm hay muộn, đều được xem là hạ cấp trong mắt người da trắng; ngược lại, màu trắng liên quan đến sự cao cấp, thượng đẳng và tự do. Cho nên vật lộn với di sản của chế độ nô lệ, vì thế, đòi hỏi phải vật lộn với thượng đẳng da trắng mà đã hiện hữu trước khi thành lập Hoa Kỳ và vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chấm dứt chế độ nô lệ hợp pháp.
Theo nghiên cứu của Gs Gordon-Reed, một vài tuần trước khi nội chiến Hoa Kỳ xảy ra năm 1861, Alexander Stephens, Phó Tổng thống của Confederacy (phía tách rời liên bang Hoa Kỳ), cho là người da đen (negro) không thể nào bình đẳng với người da trắng, và rằng nô lệ – phục tùng cho chủng tộc siêu hạng – là điều kiện tự nhiên và bình thường của hắn ta (Slavery – subordination to the superior race – is his natural and normal condition). Cho nên Gs Gordon-Reed biện luận rằng “Để đối đầu với di sản của chế độ nô lệ mà không công khai thách thức thái độ chủng tộc đã tạo ra và định hình thể chế là bỏ một bên biến số quan trọng nhất ra khỏi phương trình”.
Nhìn như thế, lá cờ của Confederacy, hay các biểu tượng đại diện cho Confederacy, như của tướng Robert E. Lee chẳng hạn, không đơn thuần là một vấn đề lịch sử cần phải quên đi; nó còn là một biểu tượng của di sản nô lệ trong đó thành phần thượng đẳng da trắng vẫn muốn tiếp tục duy trì. Cách đối xử thô bạo của cảnh sát với người da đen, như vụ George Floyd vừa qua, cho thấy óc phân biệt vẫn còn hiện hữu trong một số thành phần xã hội tại Mỹ.
Gs Gordon-Reed kết luận để hiểu những vấn đề nhức nhối hiện nay thì “không chỉ nhìn vào chế độ nô lệ mà còn nhìn vào di sản lâu dài nhất của nó: việc duy trì thượng đẳng da trắng”.
Nhiều người Mỹ da trắng, điển hình nhất là bà Eleanor Roosevelt, một trong những tác giảchính của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hiểu được những bất công oan ức mà người Mỹgốc Phi đã chịu đựng trong suốt mấy trăm năm qua. Lúc còn sống, bà Roosevelt đã tranh đấu không ngừng nghỉ cho quyền sống của họ, và tìm cách cứu những mạng sống rẻ mạt của người da đen mặc dầu chế độ nô lệ đã không còn hiện hữu sau Tu Chính Án 13 năm 1865. Nên nhớ, vào thập niên 1930, người Mỹ da trắng có thể bắn giết người da đen mà không hề hấn gì, dù không có đủ bằng chứng họ có tội tình gì. Có những lần bà Roosevelt đã tìm cách thuyết phục tổng thống Franklin Delena Roosevelt (FDR) can thiệp để cứu những mạng sống này. Bà cũng đã vận động để ông FDR gặp gỡ lắng nghe tiếng nói của lãnh đạo người da đen, và vận động đểngười da đen được tham gia tích cực vào các vai trò khác nhau trong Thế Chiến II. Phong trào đấu tranh quyền dân sự (Civil Rights Movement) đã đạt được những thành quả tích cực vềcông bằng xã hội vào thập niên 1960, đưa đến những cải tổ sâu rộng về luật pháp liên quan đến kỳ thị chủng tộc [11]. Nhiều người Mỹ da trắng cấp tiến đã đứng về phía công lý, nhưng không phải tất cả.
Rất tiếc, vấn nạn kỳ thị vẫn còn tiếp diễn, cho đến nay.
Những công dân Hoa Kỳ, kể những người Việt đến trước hay sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 mà giờ đây là công dân Mỹ, đều có quyền hãnh diện về quốc gia này. Đây là cái nôi của cuộc cách mạng chuyển hóa quyền lực từ quân chủ sang dân chủ, của nhân quyền, của quyền lực cứng và mềm, có sức hút mãnh liệt nhân tài khắp nơi, và đã là trọng lực đáng kể nhất từ sau Thế Chiến II để bao nhiêu quốc gia khác noi gương chuyển hóa dân chủ. Nhưng với một di sản nô lệ kéo dài 400 năm như thế, mà tư duy thượng đẳng da trắng vẫn còn hiện hữu mạnh trong lòng người Mỹ, thì sự hòa giải và bình đẳng vẫn còn lắm thử thách trên quốc gia này. Các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc cách mạng để đời cho thế giới học hỏi, nhưng di sản nô lệ vẫn mãi là vết nhơ của lịch sử. Viết ra ở đây không phải là để trách bất cứ ai cả nhưng cốt đểnói lên thực tế rằng, tất cả đều là con người, dù vĩ đại, nhưng vẫn có những giới hạn của mình, và bị tác động mạnh mẽ bởi quá khứ và bối cảnh chung quanh.
Nguồn gốc tội lỗi và sai lầm, cái niềm tin mình đương nhiên thượng đẳng hơn người khác, vẫn còn thì làm sao có thể xóa bỏ kỳ thị, phân biệt!
Tài liệu tham khảo:
1. Editors, “Declaration of Independence”, History, updated 2 July 2019.
2. Editors, “Constitution”, History, updated 21 February 2020.
3. Nadra Kareem Nittle, “The History of the Three-Fifths Compromise”, ThoughtCo, 29 March 2019.
4. Guy Gugliotta, “New Estimate Raises Civil War Death Toll”, The New York Times, 2 April 2012.
5. Anthony Iaccarino, “The Founding Fathers and Slavery”, Encyclopaedia Britanica, Accessed on 16 June 2020.
6. “Thomas Jefferson and Sally Hemings”, A Brief Account, Monticello, Accessed on 16 June 2020. Mặc dầu sau đó một tổ chức khác cũng dựa vào các tài liệu này và kết luận rằng có thể là em trai của Jefferson, Randolph, là người cha của các con của Hemings.
7. Annette Gordon-Reed, “Sally Hemings, Thomas Jefferson and the Ways We Talk About Our Past”, 24 August 2017.
8. 10. Erin Blakemore, “Did George Washington Really Free Mount Vernon’s Slaves?”, History, Updated 18 February 2020; George Washington’s Last Will and Testament, 9 July 1799.
9. “Benjamin Franklin’s Anti-Slavery Petitions to Congress”, The Center for Legislative Archives, Accessed on 16 June 2020.
10. Annette Gordon-Reed, “America’s Original Sin”, Foreign Affairs, Volume 97, Number 1, January/February 2018.
11. Editors, “Civil Rights Movement”, History, updated 5 June 2020.
Nguồn : VOA
Xem Thêm :Chương 1: Nước Mỹ Thời Lập Quốc