28 thg 2, 2019

Vài Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ "Lời Thề Trên Phiến Đá" Của Trần Lê Phượng Loan - Nguyễn Cang

LỜI THỀ TRÊN PHIẾN ĐÁ
Khi những hạt nắng cuối cùng bốc hơi theo hạ
Em cố hái sợi chiều

đan áo ấm cho anh

Thu thức giấc ôm mình trở dạ

Heo may lọt lòng
thẽ thọt ru tình

trên chiếc lá hãy còn xanh

Anh kết lời thề trên phiến đá
hẹn thu sang

sẽ dìu em đi trên những cung đường phủ đầy hoa cỏ lau hồng
trong sắc dã quỳ vàng rực giữa mênh mông

trong mùi hương ngai ngái
dưới cái lạnh đầu đông

Em giấu hạ vào trong ngực áo
cất những hạt nắng vàng để sưởi ấm tình anh

trong những ngày đông lạnh

trong những ngày ta vắng nhau
Em chiết ánh hoàng hôn lấp lánh sắc màu

để nhuộm tím hương tình

để chờ ngày sum họp

Khi những cánh dã quỳ cong cớn níu gọi mùa trôi
là lúc thu đã chín

là lúc những chiếc lá cuối cùng trở về nguồn cội
là khi những cánh thiên di xé gió

bay về phương Nam
ấm áp xa xôi…

Chỉ có anh
để lời thề cạn khô trên phiến đá

đơn côi…

Trần Lê Phượng Loan

            Bài thơ "Lời Thề trên Phiến Đá" là một bài thơ hay. Thơ làm theo thể tự do, vần gieo cuối câu. Nội dung không mới nhưng cách trình bày thì mới. Lấy bối cảnh bốn mùa xuân hạ thu đông, để gởi gắm tâm sự buồn nhớ mênh mông, nghe cũng là lạ. Ngoài ra tác giả còn mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ thi ca khá táo bạo nhưng không dung tục, quá  đà, vừa đủ chất lãng mạn, không thừa không thiếu. Thuật ngữ trong bài mang âm hưởng thi ca của các nhà thơ nổi tiếng: Bùi Giáng, Tuệ Sỹ, Trịnh Công Sơn... nên thơ hay khó diễn tả bằng lời chỉ cảm nhận thôi!
Thơ văn của các vị nầy được xếp vào trường phái siêu thưc. Trường phái nầy như một luồng gió mới thổi vào thơ văn truyền thống Việt Nạm, nó tồn tại và phát triển mạnh như dòng thơ mới trước đây. Những tác phẩm được ưa chuộng đã chứng tỏ tinh thần yêu thơ theo cách nầy. Người ta thường nói nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều sáng tác rất hay, rất ăn khách nhờ sử dụng "sáng tạo" ngôn ngữ thi ca để ru hồn người, quên đi những đau khổ do chiến tranh gây ra trước 75, gợi hứng  cho những tâm hồn lãng mạn khi nghe  những ca khúc trữ tình  của TCS: Tuổi đá buồn, Một cõi đi về, Hạ trắng,Tôi ru em ngũ, Phôi pha v.v.
là lúc những chiếc lá cuối cùng trở về nguồn cội

Tôi không biết tác giả TLPL có đọc nhiều, nghe nhiều những bài thơ, những tình khúc của những nhạc sĩ, thi sĩ kể trên không mà trong bài nầy tác giả sử dụng ngôn từ cũng mang âm hưởng mới, nhưng lại khác hẳn với các bậc tiền bối, nghĩa là thơ mang nét riêng TLPL. Sự cách tân nầy đã đem lại cho độc giả nhiều thích thú khi đọc những dòng thơ mới nầy.
Đọc lại 7 câu đầu:
Khi những hạt nắng cuối cùng bốc hơi theo hạ
Em cố hái sợi chiều
đan áo ấm cho anh
Thu thức giấc ôm mình trở dạ
Heo may lọt lòng
thẽ thọt ru tình
trên chiếc lá hãy còn xanh.
    Ta thấy tác giả sử dụng từ ngữ rất mới:
-Em cố hái sợi chiều.
"hái" là động từ chỉ hành động nắm bắt những tia nắng chiều vào tay, dĩ nhiên ở đây dùng nhân cách hoá, coi sợi chiều là vật hữu thể.
-Thu thức giấc ôm mình trở dạ.
Câu nầy có 7 chữ mà 6 chữ xếp vào từ ngữ đặc biệt. Tác giả nhân cách hóa mùa thu như một người  đàn bà tới kỳ sinh nở, ám chí mùa thu kéo tới bất ngờ, có mưa bay, gió cuốn (lúc giao mùa).
-Heo may lọt lòng.
Ở trên thì mùa thu trở dạ, ở dưới, heo may lọt lòng! Từ nào nghe cũng lạ cũng mới.
Vị ngữ: Thỏ thẻ ru tình,
Bổ nghĩa cho chủ ngữ mùa thu ở trên.
Và còn nữa những từ ngữ mới nằm rải rác trong những đoạn thơ còn lại, cho nên có thể nói tác giả đã sáng tạo nhiều từ ngữ mới lạ trong thi ca. Thực ra những từ ngữ nầy nếu đứng một mình thì không có gì lạ hết! Cái lạ là khéo sử dụng đặt đúng vị trí trong ý và lời thơ, làm tăng thêm cảm xúc nơi người đọc nghĩa là thơ có hồn.
Lời thơ như ngấm vào những trái tim đơn côi, lạc lõng. Chính  cách sử dụng thi ngữ nầy đã tạo ra những nét mới, phá vỡ ý thức tồn tại vật chất, để đi vào cõi siêu thực, với bao cảm xúc êm đềm làm thăng hoa tình yêu  nỗi nhớ, là nét riêng đặc biệt, một ưu điểm của tác giả TLPL. Lấy bối cảnh 4 mùa để lồng tình cảm. Mùa hạ em hái sợi chiều đan áo ấm cho anh, rồi em lại giấu mùa hạ vào ngực áo (để sưởi ấm lòng anh) trong khi chờ gặp lại vào mùa thu tới vì em tin chắc những lời thề anh viết trên đá là có thật. Anh và em sẽ nắm tay nhau đi trên con đường đầy hoa mộng có cỏ lau , bông dã quỳ vàng  rực rỡ trải dài mênh mông:
"Khi những cánh dã quỳ cong cớn níu gọi mùa trôi
là lúc thu đã chín
     
là khi những cánh thiên di xé gió
bay về phương Nam
ấm áp xa xôi…
Chỉ có anh
để lời thề cạn khô trên phiến đá
đơn côi…"

  Trong đoạn nầy ta lại bắt gặp một số từ ngữ mới  "cánh dã quỳ cong cớn níu gọi". Tĩnh từ ghép "cong cớn" chỉ điệu bộ người con gái chua ngoa, đỏng đảnh, khi nói thì vênh mặt cong môi lên. Hình ảnh nầy được so sánh với những cánh hoa dã quỳ nở bung, biện pháp tu từ được sử dụng thật khéo léo gây chú ý cho người đọc. Động từ "níu" nghe rất hay, gợi hình ảnh, nguyên gốc có nghĩa là nắm giữ một vật gì, hoặc kéo vật đó xuống. Hình ảnh những bông dã quỳ  bung những cánh cong cớn ngã nghiêng như những cánh tay đang níu kéo mùa hạ trở lại cũng chính là lúc mùa thu đã chín. Đoạn tả cảnh kết hợp nhân cách hoá thật đặc sắc. Tiếp theo là "những chiếc lá cuối cùng trở về nguồn cội", cách diễn tả nầy nghe cũng mới lạ tai, thú vị, thay vì nói " những chiếc lá vàng rụng đầy gốc". Hình ảnh "chiếc lá cuối cùng" cho ta biết mùa thu đã chấm dứt! cũng là lúc "những cánh chim thiên di xé gió bay về phương Nam". Một lần nữa động từ "xé gió" được sử dụng thật hay, hiệu quả! Tại sao lại xé gió? Động từ chỉ hành động con chim bay vút vào không gian một cách vội vã kẻo mùa đông tới sớm sẽ không kịp bay về phương Nam tránh lạnh. Hình ảnh nầy củng cố thêm ý tưởng: mùa thu đã chấm dứt thật rồi ! Tác giả dùng một vài hình ảnh tựơng trưng để thắt chặt lý luận làm tiền đề cho đoạn kết tiếp theo. Xin các bạn hãy dừng lại, đọc chậm rãi đoạn thơ nầy để nắm bắt được ý tưởng của tác giả.

Nhưng hỡi ơi! khi mùa thu  thay lá, trơ cành xác xơ thì bóng dáng anh cũng biến mất nơi nào, chỉ còn lại phiến đá buồn, khô cằn, có ghi lời thề của chàng mà thôi!

Khi nói "lời thề ghi trên đá", tôi nghĩ ngay tới một cuộc hẹn hò rất vui vẻ, hào hứng và quan trọng của hai người trẻ đang yêu nhau. Cuộc tình tự không thể trao đổi hết ý bằng thư từ mà phải gặp mặt vì thơ không nói hết . Có thể đây là cuộc hẹn quyết định cuộc đời của người con gái khi tình yêu đã lên hương tới mức. Nay đã tới hồi quyết định, nàng muốn nói ước mơ sum hợp với người yêu. Người con gái đã chuẩn bị đan áo ấm cho chàng mặc, giấu cả khung trời mùa hạ vào ngực áo để sưởi ấm tình anh! Tình yêu tuy lãng mạn nhưng chân thật, dễ thương:

"Em giấu hạ vào trong ngực áo

cất những hạt nắng vàng để sưởi ấm tình anh

trong những ngày đông lạnh

trong những ngày ta vắng nhau".

Nàng vui tươi trẻ trung như mới yêu lần đầu. Nàng nôn nao "đợi chờ ngày sum họp". Cụm từ nầy nói lên ước nguyện sau cùng là tiến tới hôn nhân chấm dứt những tháng ngày chờ đợi lo âu. Động từ ghép "sum họp" đồng nghĩa với kết hợp hôn nhân. Vậy mà chàng không tới! Chuyện gì xảy ra tác giả không nói, để tự độc giả suy nghĩ tim câu trả lời. Tôi nghĩ đây là dụng ý của tác giả muốn lôi kéo bạn đọc theo dõi như chính mình là nhân vật trong truyện, một nghệ thuật sáng tác trong thi ca. Nhiều câu hỏi được đặt ra: biết đâu cuộc lỡ hẹn nầy sẽ đưa tới hậu quả khôn lường khiến người con trai phải ân hận về sau nhất là biến cố 75 đã cắt đứt tình yêu của bao cặp tình nhân đang yêu nhau tha thiết phải lìa xa một cách tức tưởi nghẹn ngào, làm dang dở mối duyên tình mà có khi xảy ra quá bất ngờ không trở tay kịp để suốt đời không gặp lại nhau, cũng không còn biết tin tức. Tự nhiên tôi thấy lòng mình dâng lên niềm cảm xúc: chua xót, tội nghiệp cho người con gái trong truyện (dù thật hay hư cấu). Tôi như đang thấy nàng nhìn trân trân phiến đá với những dòng chữ viết của người yêu mà tức tưởi, trách móc :" Tại sao anh không đến? Tại sao anh lỗi hẹn?". Nàng ngồi mãi trên phiến đá đợi chờ ...tuyệt vọng, cho tới khi hoàng hôn xuống thấp, bóng tối vây quanh . Ngoài kia biển vẫn gào thét đánh từng đợt sóng to vào bờ. Người con gái đứng lên uể oải lê bước chân nặng nề đi về phía con lộ cái. Trời chưa tối hẳn mà những luồng gió lạnh từ biển tràn về thật nhanh, nghe buốt tim gan . Cái đau trong lòng thêm cái lạnh bên ngoài làm cho nàng run lên từng chập. Về đâu biết về đâu ? Thân gái dặm trường biết nương tựa vào ai? Rồi đây nàng sẽ sống ra sao hay phải bơ vơ giữa chợ đời đầy nghiệt ngã gian nan, chàng có biết chăng? Nỗi lòng nầy lại trùng ý với nhạc sĩ Lam Phương khi ông diễn tả bằng những dòng nhạc đầy cảm xúc, nghe tê tái trong lòng:

"Về đâu anh ơi lúc tình còn sâu lúc hương trần đời vẫn chờ nhau giữa đêm thâu

Về đâu khi anh vẫn là nguồn sống, khi ánh xuân nồng vừa nhẹ vương lên má hồng...

Hẹn nhau qua hết một mùa phượng rơi nhưng hoa chưa tàn mà lòng ai đã đổi thay.

Thế thôi vui chi sống trong tình đầu, nhạc "chiều hành quân" nay biết gởi về đâu?"


Buồn ! Tác giả dùng biện pháp tu từ rất khéo. Câu chót: "Lời thề cạn khô trên phiến đá" chứa tĩnh từ ghép "cạn khô" thật đắc vị, chỉ sự chấm dứt câu chuyện tình đầy bất trắc, đau thương. Cái đặc sắc ở đây là tác giả không nói rõ ra mà dùng ẩn ngữ để độc giả tự tìm câu trả lời. Tôi cho rằng đây là bài thơ hay của Trần Lê Phượng Loan.


Nguyễn Cang (22/2/2019)

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đã ăn quá nhiều muối

Muối có mối quan mật thiết đến đời sống hàng ngày và là nguồn cung cấp clo, natri chính của cơ thể. Muối có chức năng đặc biệt về mặt sinh lý.
Thành phần chính của muối là natri clorua. Ngoài ra, muối còn có chứa một lượng nhỏ ion kali có chức năng chính đối với cơ thể là duy trì sự cân bằng của áp suất thẩm thấu dịch bên trong và bên ngoài tế bào. Nếu cơ thể thiếu muối sẽ gây nên các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kiết lị, chuột rút hoặc giãn cơ bắp, nếu tình trạng nặng hơn thì sẽ dẫn đến suy tim. Vì vậy, chúng ta cần biết rằng muối vô cùng quan trọng cho nhu cầu sinh lý của cơ thể.

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đã ăn quá nhiều muối
Muối là gia vị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và cũng là nguồn cung cấp clo và natri chính của cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)

Các chuyên gia dinh dưỡng đề xuất rằng mỗi ngày một người trưởng thành cần hấp thụ một lượng muối không vượt quá 6 gam. Theo thống kê, có hơn 70% số bệnh nhân cao huyết áp hấp thụ quá 6 gam muối mỗi ngày và có hơn 10% số người hấp thụ đến 12 gam trong một ngày. Như mọi người đã biết, có rất nhiều những căn bệnh của cơ thể là do ăn quá nhiều muối. Đồ ăn chứa nhiều muối là điều mà chúng ta cần phải chú ý, những món ăn này thường là yếu tố gây ra bệnh cao huyết áp, tim mạch, thậm chí là nguy cơ đột quỵ.
Muối đứng đầu trong ngũ vị và là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng ăn quá nhiều muối cũng sẽ gây ra không ít ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đã ăn quá nhiều muối:

1. Ngón tay trở nên thô

Nếu cân nặng của bạn không thay đổi, nhưng đột nhiên cảm thấy đeo nhẫn chật đi thì cần chú ý, có thể gần đây bạn đã ăn quá nhiều muối nên gây ra tình trạng này.

Giám đốc Trung tâm y tế Providence Saint John ở thành phố Santa Monica thuộc tiểu bang California (Mỹ), bà Mirahan Mosaki cho rằng: Cơ thể là một bộ máy phức tạp cần được giữ cân bằng dịch thể và chất điện giải. Hấp thụ quá nhiều natri, não sẽ giải phóng một loại chất kích thích ra lệnh cho cơ thể cần phải giữ nhiều nước nhất có thể, nhằm ngăn ngừa rối loạn chức năng sinh lý.

2. Khô miệng

Nếu bạn cảm thấy miệng khô, đây có thể là dấu hiệu của việc đã ăn quá nhiều muối. Sau khi ăn thức ăn chứa nhiều natri, cơ thể sẽ cảm thấy muối và nước mất cân bằng. Để khôi phục sự cân bằng này, bạn cần uống nhiều nước. Vì vậy, não sẽ phát ra tín hiệu khát giục bạn uống nước.

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đã ăn quá nhiều muối
Muối là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng ăn quá nhiều muối cũng sẽ gây ra không ít ảnh hưởng xấu cho cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)

3. Đau đầu

Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh chứng minh rằng: so với những người mỗi ngày hấp thụ 1500 mg muối, những người trưởng thành hấp thụ 3500 mg muối có khả năng bị đau đầu cao hơn 33%.

4. Liên tục buồn tiểu

Uống quá nhiều nước hoàn toàn không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn liên tục cảm thấy buồn tiểu. Điều gây bất ngờ đó là ăn quá nhiều muối cũng sẽ sinh ra hiệu quả tương tự. Khi hấp thụ quá nhiều muối vào cơ thể, thận sẽ làm việc nhiều hơn nhằm làm sạch lượng muối dư thừa, điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu.

5. Phản ứng chậm đi


Nữ doanh nhân mệt mỏi vì công việc căng thẳng
(Ảnh: Shutterstock)

Ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước, do đó sẽ đột ngột làm giảm khả năng suy nghĩ của chúng ta.
Kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition cho thấy: so với khi cơ thể đủ nước, mất nước nhẹ có thể khiến nữ giới có biểu hiện kém trong các bài kiểm tra chức năng nhận thức nhằm đo lường sự chú ý, trí nhớ, suy luận và thời gian phản ứng. Ngoài ra, mất nước còn khiến cảm xúc của chúng ta xấu đi.
Minh Ngọc (VCCorp.vn)

Thơ: Như Nguyệt : ĐẦU NĂM ĐI LỄ ,Nhạc Mai Phạm



                                        Đầu Năm Đi Lễ
Đầu năm đi lễ

Nắng ấm mây xanh
Chim vui chuyền cành
Vỗ cánh bay nhanh
*       
Sáng nay đi chùa

Nghe thầy giảng pháp
Giảng về từ bi
Chợt thấy nhu mì
*
Bài pháp thật hay
Từ bi hỷ xã
Xin người thứ tha
Tội  lỗi con đầy
Đầu năm dâng hương

Kính cẩn cúng dường
Nguyện chẳng sát sanh
Tránh dữ làm lành 
*
Đầu năm đi chùa

Sao thấy thanh tao
Phật ngồi  trên cao
Phật quá nhân từ
Sáng nay đi chùa

Hớn hở vui tươi
Phật ở trên cao
Nhìn xuống mĩm cười 

                                                                Như Nguyệt