30 thg 9, 2017

Nguồn gốc văn hóa dùng trà của người Anh

 Getty Images
Hãy tưởng tượng về một người Anh điển hình. Tôi đoán bất kể bạn nghĩ tới kiểu người nào đi chăng nữa, thì rồi người đó cũng gắn liền với hình ảnh một người cương quyết, trên tay luôn cầm một tách trà. Bởi đó chính là người Anh.
Họ mang theo trà, họ uống trà. Trà là thứ hoàn toàn Anh, là một phần của văn hóa Anh, và cũng là cách nhìn thâm căn cố đế của thế giới đối với nền văn hóa đó.
Theo cách hiểu thông thường thì người phương Tây phải cảm ơn Trung Quốc, nơi bắt nguồn của việc trồng trọt, thu hoạch thứ lá có chứa chất tannin này.
Nhưng hiếm ai biết rằng người Bồ Đào Nha mới là người đã khiến cho trà trở nên phổ biến tại Anh, mà chính ra là một phụ nữ Bồ Đào Nha. Hãy nghĩ tới điều đó khi lần tới bạn tới nhấp ngụm trà ô-long trong chiếc cốc tinh tế tại khách sạn Ritz, hay đứng dưới tấm chân dung Bá tước Grey tại Bảo tàng Victoria & Albert.

Christopher Furlong/Getty Images
Không mấy ai biết rằng chính người Bồ Đào Nha đã khiến cho trà trở thành phổ biến tại Anh
Ngược dòng thời gian về năm 1662, khi Catherine vùng Braganza (công chúa, con gái Vua John IV của Bồ Đào Nha) cưới được vị vua của vương triều vừa mới được phục hồi ở Anh, Vua Charles III, nhờ vào khoản hồi môn vô cùng hậu hĩnh gồm cả tiền bạc, các loại gia vị, đồ châu báu và các cảng biển béo bở Tangiers và Bombay. Sự kết hợp này khiến nàng trở thành một người phụ nữ rất quan trọng: Hoàng hậu Anh, Scotland và Ireland.
Khi chuyển lên miền bắc chung sống với Vua Charles, nàng được cho là đã mang theo trà mạn trong những hành lý, và đó cũng rất có thể chính là một phần của hồi môn của nàng. Một truyền thuyết thú vị kể rằng những [cratesư thùng trà được đánh dấu là Transporte de Ervas Aromaticas (Vận chuyển Hương liệu Thơm) – rồi sau được viết tắt là T.E.A.
Phần thông tin đó có thể không đúng (các nhà ngôn ngữ học cho rằng chữ ‘tea’ trong tiếng Anh là bắt nguồn từ việc phiên âm từ chữ ‘trà’ trong tiếng Hoa), nhưng điều chắc chắn là trà khi đó đã được dùng rộng rãi trong giới quý tộc Bồ Đào Nha do nước này có mối buôn bán trực tiếp với Trung Quốc thông qua thuộc địa của mình là Macau, lần đầu tiên từ hồi giữa thập niên 1500.

DEA/G. DAGLI ORTI/Getty ImagesBản quyền hình ảnhDEA/G. DAGLI ORTI/GETTY IMAGES
Image captionSau khi kết hôn với Vua Charles II của Anh, công chúa Bồ Đào Nha Catherine vùng Braganza luôn mang theo và uống trà hàng ngày
Khi Catherine tới Anh, trà đã được dùng ở đây nhưng mới chỉ như một loại thuốc chữa bệnh, nhằm giúp cơ thể khoẻ mạnh và tâm trạng không bị u uất.
Thế nhưng hoàng hậu trẻ trung vốn quen uống trà hàng ngày nay vẫn tiếp tục như thế, và điều đó khiến cho trà trở thành món đồ uống phổ biến trong các dịp giao lưu xã hội thay vì chỉ đóng vai trò một thứ thức uống bổ dưỡng.

“Khi Catherine kết hôn với Charles, nàng trở thành tâm điểm chú ý – mọi thứ, từ váy áo cho tới đồ dùng của nàng đều trở thành chủ đề bàn tán nơi cung đình,” Sarah-Beth Watkins, tác giả cuốn Catherine of Braganza: Charles II’s Restoration Queen, nói. “Việc nàng thường uống trà khiến những người khác cũng uống. Các quý bà quý cô đua nhau học theo nàng, và đua nhau muốn trở thành thành phần thân cận với nàng.”
Nói cho công bằng thì trà đã có mặt ở nước Anh từ trước khi Catherine tới, nhưng nó không thật phổ biến, không được nhiều người biết đến.
“Waller được ghi nhận là đã uống trà từ 1657, tức là hơn sáu năm trước khi Catherine tới nơi,” Markman Ellis, giáo sư nghiên cứu về Thế kỷ 18 tại Đại học Queen Mary thuộc Đại học London, nói. Ông cũng là đồng tác giả cuốn Empire of Tea: The Asian Leaf that Conquered the World. “Ông ấy là môt nhà trà học nổi tiếng, và điều đó rất bất thường, bởi khi đó trà vô cùng đắt và mọi người đều uống cà phê cả.”
Có ba lý do khiến trà đắt đỏ. Anh không buôn bán trực tiếp với Trung Quốc, trà từ Ấn Độ khi đó vẫn chưa có, và những số lượng nhỏ mà người Hà Lan nhập khẩu vào được bán với giá rất cao.
“Rất là đắt vì nó được đưa từ Trung Quốc tới, và bị đánh thuế rất nặng,” Jane Pettigrew, tác giả cuốn A Social History of Tea, giải thích. Bà cũng là người được giải 2014 World Tea Awards’ Best Tea Educator và là giám đốc nghiên cứu tại Học viện Trà Anh.

Blake Kent/Design Pics/Getty Images
Vì Anh không buôn bán trực tiếp với Trung Quốc nên trà mang sang được Anh có giá thành rất cao
Thực sự là nó rất đắt đỏ (một cân Anh, tức 454g, có giá bằng mức thu nhập của một người lao động trung bình trong một năm), và do đó, theo Ellis, “chỉ dành cho giới thượng lưu nhất, giàu có nhất trong xã hội. Cho nên trà trở nên gắn liền với những quý bà quý cô sang trọng nhất nơi cung đình, mà tất nhiên Catherne là hình tượng nổi tiếng nhất.”
Và điều gì xảy ra với những người nổi tiếng? Những người kém nổi tiếng hơn sẽ bắt chước. “Khi hoàng hậu làm điều gì thì mọi người đều muốn làm theo, cho nên dần dần, đến cuối Thế kỷ 17, giới quý tộc bắt đầu nhấp trà,” Petrigrew nói.
Đương nhiên là giới thượng lưu không tạo ra văn hóa uống trà mà cũng chỉ là những người học theo. Như Pettigrew nói, “cho tới khi trà được người Hà Lan mang tới, chúng tôi [người Anh] không biết tí gì về trà hết. Không có thìa đường, tách uống, không có ấm pha trà (chỉ có ấm đun nước để trong bếp), cho nên chúng tôi làm điều luôn xảy ra đó là sao chép toàn bộ nghi lễ uống trà từ Trung Quốc. Chúng tôi nhập khẩu những chén sứ nhỏ, tách, đĩa đựng đường, những ấm pha trả nhỏ [của Trung Quốc].”
Tại đất nước quê nhà của Catherine, người ta cũng chứng kiến sự phổ cập hóa phong cách uống trà như vậy. “Bồ Đào Nha là một trong những tuyến đường mà đồ sứ theo vào châu Âu,” Ellis ghi nhận. “Đó là món rất đắt đỏ, rất đẹp, và là một trong những thứ khiến việc uống trà trở nên hấp dẫn, giống như bây giờ mọi người muốn có điện thoại iPhone đời mới nhất vậy.”
Bởi quý giá, cho nên đồ sứ có lẽ cũng là một phần trong của hồi môn của Catherine. Và giống như các quý bà quý cô thuộc dòng dõi quý tộc khác, nàng có lẽ có nhiều những món đồ tuyệt đẹp để bày biện trong những buổi thưởng trà một khi chuyển hẳn sang sống tại Anh.

ZenShui/Laurence Mouton/Getty Images
Người Anh học cách uống trà của người Trung Quốc, thậm chí nhập khẩu cả các loại ấm, chén pha trà từ Trung Quốc
Pettigrew giải thích: “Nàng bắt đầu nó như một thói quen quý phái nơi cung điện của mình – rất sang trọng, rất thượng lưu, và do đó những nghi lễ đến từ Trung Quốc ngay lập tức được gắn với đời sống vương giả. Ngay khi trà được đưa vào Anh, nó đã có những mối liên hệ rất mạnh mẽ với giới phụ nữ và những gia đình quyền thế, mà tôi cho là thông qua Catherine, bởi đồ sứ rất đắt tiền. Những người nghèo thì phải dùng đồ đất nung. Cho nên mọi thứ đắt giá đều chỉ dành cho giới quý tộc. Tương tự như ngày nay thôi: bạn mua những thứ rất đắt để cho thiên hạ thấy bạn quan trọng tới mức nào.”
Rồi rốt cuộc, những tầng lớp xã hội thấp hơn cũng chuyển trà sang thành thứ đồ uống phổ biến hơn.
Ngày nay, những ai tới London vẫn có thể trải nghiệm sự phù hoa và kiểu cách của giới quý tộc khi dùng trà chiều tại các khách sạn sang trọng, mà đáng kể nhất là tại Palm Court của khách sạn Langham ở London (được cho là nơi sinh ra nghi lễ trà chiều), tại các khách sạn danh giá Ritz London và Claridge’s.
Ta cũng có thể bắt gặp các sự kiện dùng trà rất thú vị tại Bồ Đào Nha, nhưng ở đó mối liên hệ tới Hoàng hậu Catherine không phải là điều nhiều người biết.
Tuy nhiên, tại thành phố lịch sử Sintra, có một khách sạn đang nỗ lực làm thay đổi điều này. Tại khách sạn Tivoli Palácio de Seteais Sintra, tổng giám đốc Mario Custódio sẽ làm một chương trình trà chiều đặc biệt với chủ đề Catherine trong tháng Mười. “Trong trường học, chúng tôi không được biết [về câu chuyện lịch sử này],” Custódio nói. “Tôi không biết gì hết. Thậm chí người dân Bồ Đào Nha cũng không ai biết gì hết.”

Stuart McCall/Getty Images
Với Custódio, đưa phần lịch sử ít người biết này vào với đời sống sẽ khiến du khách tới thành phố có được trải nghiệm đặc biệt, rất cá nhân “Tôi đang muốn đưa ra những thứ rất ít người biết này, bởi vì ngày nay, đó là thứ xa xỉ,” ông nói.
Việc phục vụ trà hàng ngày (chỉ dành cho khách nghỉ lại khách sạn) sẽ giới thiệu về mối liên hệ của Bồ Đào Nha với truyền thống tao nhã này.
Hiện Custódio đang hợp tác với một sử gia để phục vụ loại trà mà Catherine có lẽ đã từng uống (Ellis cho rằng hầu như chắc chắn rằng đó là một loại trà xanh, bởi vì trà từ Ấn Độ không được đưa ra thế giới bên ngoài cho tới tận thập niên 1830, là khi hoàng hậu đã qua đời từ lâu.
Mứt vỏ cam (marmalade) cũng là một phần trong thực đơn, bởi đó là một phần trong câu chuyện huyền bí về Catherine vùng Braganza mà Custosdio tìm tòi được trong quá trình nghiên cứu.
Câu chuyện kể rằng do một số loại cam ngon nhất thế giới là của Bồ Đào Nha, cho nên Catherine đã cho chở cam tới Anh, ngôi nhà mới của mình, một cách thường xuyên. Những quả cam khi tới nơi không còn đạt chất lượng cao nhất sẽ được đem đi làm mứt marmalade.
Tất nhiên là cam nguyên quả thì quý hơn nhiều, cho nên nếu Hoàng hậu Catherine tặng ai đó món marmalade thay vì trái cam, thì điều đó đồng nghĩa với việc nàng không quan tâm lắm đến người đó.
“Người Bồ Đào Nha chúng tôi muốn tin rằng Catarina đóng vai trò quan trọng đối với trà. Tôi không muốn câu chuyện lịch sử này mất đi,” Custosdio nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.


Posted by

Truyện cuối tuần: Đại chiến U Minh – Minh U

Chu Mộng Long


U Minh Hạ. Ảnh: Vietnam Travel
Chu Mộng Long diễn nghĩa. Truyện lịch sử hậu hiện đại dành cho trẻ em.
Phía cực Nam xứ Cồ Vịt có hai tiểu vương quốc là U Minh và Minh U. Hai tiểu vương quốc này khác nhau nhưng sống hòa thuận với nhau đã mấy trăm năm.
U Minh có rừng vàng biển bạc, tài nguyên giàu vô kể. Sản vật từ hải sản đến lâm sản ăn không hết. Minh U không có gì nhưng lại là nơi giao thương buôn bán nên cũng giàu có không kém. Hai nước U Minh và Minh U kết nghĩa lân bang như môi với răng. Sản vật U Minh gửi vô thì tơ lụa Minh U đóng bồ gửi lại/ Hàng trao hàng xa ngái quản chi/ Sản vật U Minh ngon thì tơ lụa Minh U cũng nỏ ai bì/ Cốt làm sao cho tình U Minh, Minh U gắn chặt thì dẫu có ai làm chi cũng không sờn…
Người U Minh, Minh U vẫn hay hát bài ca ấy.
Vua U Minh khen người Minh U là đỉnh cao sáng tạo. Vua xứ Minh U lại cũng ngợi ca người U Minh là thung lũng sáng tạo. Cả hai hợp tác để phát triển thành khu vực cường thịnh ở cực Nam.
Vào năm Gà Gáy, đột nhiên hai tiểu vương quốc xảy ra bất hòa.
Năm ấy vua Minh U đưa ra chiến lược kiến tạo để phát triển. Chiếu vua ban truyền các quan phải liêm chính và minh bạch. Vua lệnh cho đại tướng quân Hải Cẩu ra quân chỉnh trang toàn diện đô thị, dẹp ngay các nhóm lợi ích đang hoành hành. Hải Cẩu đùng đùng vác búa ra trận. Xe lớn xe nhỏ đậu ở vỉa hè đều cho cẩu hết về đồn. Gặp phải xe của khâm sai thiên triều cũng hốt. Hốt luôn cả những gánh hàng rong. Nhưng hốt xong đợt một thì đâu lại vào đó. Dân Minh U không phục vì nhà hàng mẹ vợ của tướng quân Hải Cẩu cũng ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè. Tướng quân Hải Cẩu lại phải ra quân đợt hai, đốc quân lính hốt luôn hàng của bà mẹ vợ để làm gương. Mẹ vợ Hải Cẩu không sợ lộ hàng, cứ chổng đít mà chửi:
– Về nhà mà chỉnh trang cái quần què của vợ mày. Mày có biết hàng của tao đẻ ra bao nhiêu tao đã nộp cả lãi lẫn giun cho chúng mày ăn hết rồi không?
– Bẩm mẹ, đứa nào ăn giun ăn lãi chứ con thì chưa từng ăn. Mẹ đã sống ở đây thì mẹ phải chấp hành quân pháp. Muốn sống vô pháp thì vào U Minh mà ở! – Hải Cẩu hét to đến mức bên U Minh cũng nghe.
Vậy là đám hàng rong sợ hãi rục rịch định kéo nhau chạy sang U Minh. U Minh đang bình yên bỗng nhiên có nguy cơ sinh loạn. Đại phu họ Tuyên cấp báo lên vua:
– Khởi bẩm hoàng thượng. Đại tướng quân Hải Cẩu của Minh U nói càn gây tổn hại đến uy tín U Minh, xâm phạm đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ bang giao hai nước.
Vua U Minh lệnh cho đại phu họ Tuyên thảo công văn tức tốc đưa sang Minh U đòi Minh U rút lại lời nói và mau mau xin lỗi U Minh. Hải Cẩu nghe có công văn đó đùng đùng ra sân chửi đổng:
– Mẹ kiếp, tao nói như vậy có gì là sai. Xin lỗi cái đéo!
Tiếng chửi vang lên như sấm, lại lần nữa gây náo động U Minh. Triều thần U Minh họp bảy ngày bảy đêm bàn kế ra quân thảo phạt Minh U. Toàn dân U Minh được lệnh tổng động viên. Phía Minh U cũng phát động tổng động viên để sẵn sàng nghênh chiến.
Không khí căng thẳng lan tràn cả hai nước, nghe chừng như đại chiến sắp xảy ra. Vua U Minh xét thấy hai bên đánh nhau sẽ lưỡng bại câu thương bèn thực hiện diễn biến hòa bình. Đại phu họ Tuyên nói:
– Không cần vũ trang cũng được. Cứ cấm vận hải sản, lâm sản xuất sang Minh U. Chỉ vài ngày là Minh U có loạn.
Phía bên Minh U cũng chẳng vừa, trả đũa bằng lệnh cấm vận tơ lụa chuyển sang cho U Minh.
Quần thần và dân U Minh ba đời tổ tiên từng sống trong rừng, nghe lệnh đó chẳng có gì đáng sợ. Lại còn cùng nhau xé đốt hết tơ lụa, quần áo. Toàn dân đồng loạt ở trần truồng để khiêu khích Minh U. Vua quan Minh U bắt ống nhòm nhìn sang, chưa đánh mà đạn đã vãi nhẹp cả đất.
Đúng là chỉ cần hai ngày, U Minh không loạn mà Minh U loạn thật. Dân U Minh không quần không áo càng thêm mát mẻ. Nhưng dân Minh U thì dù nhiều tiền nhưng không có gì để ăn. Quan quân xuất hết tinh khí nên suy nhược cả đám. Chợ búa, nhà hàng vắng tanh. Minh U từ quốc gia cường thịnh bỗng có nguy cơ suy sụp. Vua Minh U núng thế buộc phải thảo chiếu thư đầu hàng và xin lỗi toàn dân U Minh. Thư thắm thiết tình hữu nghị, rằng U Minh, Minh U dù gì cũng rất đỗi thân thương, rằng Minh U rất lấy làm tiếc về sự lỡ lời làm cho U Minh phải sống không quần không áo. Cuối thư chào thi đua và quyết thắng!
Đọc xong thư, vua U Minh ngậm ngùi nhỏ lệ và vui mừng ra lệnh bãi binh, tuyên bố không dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực nữa. Cả hai cùng nhau cởi bỏ cấm vận. Hai vương quốc U Minh và Minh U lại hòa hảo như xưa. Người U Minh – Minh U lại hát:
 Sản vật U Minh gửi vô thì tơ lụa Minh U đóng bồ gửi lại/
 Hàng trao hàng xa ngái quản chi/
 Sản vật U Minh ngon thì tơ lụa Minh U cũng nỏ ai bì/ 
Cốt làm sao cho tình U Minh, Minh U gắn chặt thì dẫu có ai làm chi cũng không sờn…

Truyện đến đây là hết rồi. Các cháu có hiểu gì không? Nhớ học thuộc lòng và hôm sau trả bài nhé. Chào thi đua và quyết thắng!
Tác giả đã kí tên và đóng dấu. 
Chu Mộng Long.

Những nhà thơ chỉ có một bài thơ


image
Bài hịch của Lý Thường Kiệt 

Trong lịch sử văn học Việt nam và thế giới, chúng ta biết có những nhà thơ chỉ có một bài thơ. Thế mà, tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, sống mãi với thời gian, sống mãi với người đọc.

Tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, vẫn mãi làm xúc động người đọc, vẫn mãi tiếp thêm năng lượng sống cho các thế hệ.


1. Bài thơ thần – bài  “Nam quốc sơn hà” - của Lý Thường Kiệt:

image


Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng, một thái giám đời nhà Lý, có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Tàu-Tống vào năm 1075-1077. Ông được cho là người đã viết ra tác phẩm “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam).

Tài năng quân sự và chiến công trước quân xâm lược Tàu-Tống trong Chiến trận Như Nguyệt vào năm 1077 đã làm nên tên tuổi của ông. Ngày nay, người Việt thường liệt ông vào danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
image 
image 

Dịch nghĩa:

image 

Dịch thơ:

image 

Hiện nay, có nhiều bản dịch thơ khác nhau. Nhưng, bản dịch thơ của học giả Trần Trọng Kim là bản dịch được nhiều người chấp nhận.

Bài thơ chỉ gồm (7 chữ) x (4 dòng), chỉ vỏn vẹn có 28 chữ, đã khẳng định quyền độc lập tự chủ của Dân tộc, vạch trần sự phi nghĩa, phi pháp của bọn xâm lược Tàu-Tống và sự thất bại triệt để, không thể tránh khỏi của chúng. Bởi thế, bài thơ đã được đánh giá là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Dân tộc ta”.

2. Bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung:

Đặng Dung (1373 - 1414), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai của Đặng Tất, người theo phò vua Giản Định đế của nhà Hậu Trần, sau bị Giản Định đế giết chết cùng với tướng Nguyễn Cảnh Chân. Giận vì cha mình chết oan, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) bỏ đi, lập Trần Quý Khoáng tức vua Trùng Quang và tiếp tục khởi nghĩa.


image 
image 
Dịch nghĩa:

image 
Dịch thơ :

image 
image 
Bài thơ “Cảm hoài” (Nỗi lòng) chính là tiếng nói gan ruột của một bậc anh hùng thất cơ, lỡ vận. Người anh hùng đó có một hoài bão, một khát vọng to lớn là muốn giúp vua, nâng trục đất, muốn rửa sạch binh giáp, muốn đem lại thái bình cho đất nước, cho muôn dân. Nhưng, khi tuổi đã cao, sức đã kiệt, người anh hùng đó vẫn chưa thực hiện được khát vọng, hoài bão của mình. Bởi thế, tuy nói về sự thất bại, bài thơ vẫn khơi dậy ở người đọc những điều lớn lao, cao cả. Và, có lẽ vì thế, bài thơ vẫn sống mãi với các thế hệ người Việt Nam chúng ta.

3. Bài thơ «Un secret» (Một bí mật) của Félix Arvers:

Félix Arvers (1806-1850) là một nhà thơ Pháp. Ông viết tập thơ «Mes heures perdues» (Thời gian rảnh rỗi của tôi) năm 25 tuổi. Bài thơ Un secret(Một bí mật) là bài thơ trong tập thơ đó, và là bài thơ nổi tiếng duy nhất của ông. Vì vậy, trong nền văn học Pháp, Félix Arvers được xem là "Nhà thơ của một bài thơ duy nhất". Bài Un secret được viết dưới dạng một bài Sonnet (tức là một bài thơ gồm 14 câu, tuân theo cấu trúc và luật gieo vần khắt khe), do đó, nó cũng thường được gọi là Sonnet d'Arvers (Bài Sonnet của Arvers).
Félix Arvers yêu cô Marie, nhưng đó là tình yêu đơn phương, nên ông viết bài Sonnet «Un secret» để bày tỏ tình yêu câm lặng của mình.

image 
Dịch nghĩa:

image 
Dịch thơ :

image 

Bài thơ nói về tình yêu, một tình yêu đơn phương, một tình yêu tuyệt vọng. Và, vì thế, người đọc chúng ta cảm nhận được một tình yêu chân thực, mạnh mẽ, nồng nàn, thiết tha của nhà thơ - người con trai, với cô gái xinh đẹp, mềm mại và dịu dàng (« douce et tendre ») nhưng lại quá đỗi thờ ơ, lãnh đạm!

Bản dịch thơ của Khái Hưng đã góp phần biểu đạt tâm trạng ray rức, xót xa, buồn khổ, đau đớn của nhà thơ – người con trai trong mối tình đơn phương, vô vọng và tuyệt vọng ấy.


Phan Thành Khương


image