30 thg 4, 2015

Bao giờ sẽ tận thế ? - Colin Barras


Mọi thứ đều sẽ diệt vong, bao gồm cả sự sống. Nhưng sự sống trên Trái đất còn kéo dài bao lâu nữa?
Các hóa thạch cho chúng ta biết sự sống trên Trái đất đã kéo dài ít nhất 3,5 tỷ năm. Trong khoảng thời gian đó, sự sống đã trải qua các giai đoạn băng hà, bị thiên thạch đâm, bị nhiễm độc. Rõ ràng, khó mà hủy diệt hoàn toàn sự sống trên hành tinh.
Không hiếm kịch bản tận thế có khả năng xảy ra. Kịch bản nào cuối cùng sẽ làm cho Trái đất không còn sự sống?

Núi lửa

Thời gian: từ 0 cho đến 100 triệu năm?
Có lẽ lần gần nhất mà sự sống bị hủy diệt là 250 triệu năm trước đây. Khoảng 85% sinh vật sống trên cạn và 95% sinh vật ở đại dương bị xóa sổ.
Không ai biết chắc điều gì đã xảy ra, nhưng dường như sự tận diệt này trùng hợp với hoạt động của núi lửa ở quy mô hủy diệt. Ngày nay chúng ta lo lắng về khả năng hủy diệt của những siêu núi lửa như Yellowstone. Nhưng thiệt hại do nó gây ra chẳng là gì so với điều đã xảy ra 250 triệu năm trước.

Vào khi đó, Siberia trải qua một đợt phun trào núi lửa rộng lớn và kéo dài đến mức dung nham bao phủ một khu vực rộng gấp tám lần nước Anh. Hoạt động núi lửa ở quy mô như thế là rất hiếm nhưng không phải là không bao giờ xảy ra.
Không ai biết một thảm họa tương tự sẽ xảy ra vào lúc nào, ông Henrik Svensen tại Đại học Oslo ở Na Uy nói. Núi lửa phun ở quy mô tương tự đã từng xảy ra 200, 180 và 65 triệu năm trước đây. Chắc chắn là nó sẽ xảy ra một lần nữa và khi nó xảy ra vấn đề đặt ra là nó sẽ xảy ra ở đâu?
Nghiên cứu của Svensen chỉ ra rằng sự hủy diệt của núi lửa tùy thuộc vào lớp đất đá nào của Trái đất mà nó tác động. Núi lửa phun 250 triệu năm trước không gây ra tình trạng hủy diệt mà nguyên nhân chính là muối.
Siberia có rất nhiều muối. Khi muối bị nung lên do núi lửa, nó đã làm thoát ra những chất hủy diệt tầng ozone vào khí quyển. Các sinh vật trên thế giới do đó phải đối phó với bức xạ có hại từ Mặt trời và đó là lý do khiến sự sống hủy diệt hàng loạt.
Điều không may là ngày nay trên Trái đất có rất nhiều nơi có trữ lượng muối lớn như vậy. “Miền đông Siberia là một trong những túi muối lớn nhất thế giới,” Svensen cho biết, “ngoài biển Brazil cũng vậy.”

Thiên thạch


Thời gian: trong vòng 450 triệu năm nữa?
Ngày nay ai cũng biết rằng thiên thạch và khủng long kỵ nhau. Nếu như một thiên thạch khổng lồ có thể làm tuyệt chủng tất cả khủng long trên Trái đất thì liệu nó có thể hủy diệt toàn bộ sự sống?
Một lần nữa, kịch bản này tùy thuộc vào thiên thạch sẽ rơi vào nơi nào. Chúng ta đã biết rằng Trái đất từng bị thiên thạch rất lớn va phải nhưng lại không gây ra sự hủy diệt sự sống.
Hố thiên thạch The Manicouaga ở Canada – một trong những hố do thiên thạch tạo ra lớn nhất thế giới – hình thành vào khoảng 215 triệu năm trước đây.
Tuy nhiên các hóa thạch cho thấy thảm họa này đã không dẫn đến sự hủy diệt sự sống như từng xảy ra khi khủng long tuyệt chủng. Đó là do miệng hố được hình thành khi va vào tầng đá kết tinh tương đối cứng.
Tuy nhiên, nếu thiên thạch va vào nơi có lớp đất đá trầm tích dễ thay đổi thì nó thể thải ra những chất khí làm biến đổi khí hậu vào bầu khí quyển khiến cho sự sống bị hủy diệt hàng loạt.
Điều may mắn là những vụ va chạm như thế rất hiếm khi xảy ra. Khả năng thiên thạch đâm vào Trái đất là mỗi 500 triệu năm.
Nhưng ngay cả khi nó xảy ra thì cũng khó có khả năng nó hủy diệt sự sống hoàn toàn. Sự sống chỉ bị hủy diệt khi nào Trái đất bị một vật gì đó còn lớn hơn cả thiên thạch đâm phải: một hành tinh xấu chẳng hạn.
Một số khoa học gia cho rằng Trái đất đã từng bị một hành tinh như thế đâm trúng chẳng lâu sau khi nó hình thành và những những đám khói bụi tạo ra từ vụ va chạm này đã tạo ra Mặt Trăng.

Lõi Trái đất bất động


Thời gian: từ 3 cho đến 4 tỷ năm
Trong phim The Core hồi năm 2003, lõi Trái đất ngừng quay một cách bí ẩn khiến cho Chính phủ Mỹ phải hỗ trợ một kế hoạch khoan đến tận lõi để tái khởi động lại nó bởi vì nếu lõi Trái đất ngừng quay thì Trái đất sẽ mất từ trường và toàn bộ sự sống sẽ bị đe dọa.
Phim The Core hoàn toàn là nhảm nhí và bị các nhà khoa học chế nhạo, nhưng không phải mọi vấn đề khoa học mà nó nêu ra là không có cơ sở.
Một số nhà khoa học tin rằng từ trường của Trái đất có khả năng đẩy ra xa những vật chất ion hóa từ Mặt Trời, nếu không chúng có thể ăn mòn khí quyển Trái đất.
Nếu điều họ nói là đúng và nếu xảy ra tình trạng không có từ trường thì hành tinh của chúng ta sẽ mất bầu khí quyển và tất cả sự sống đều chấm dứt.
Kịch bản như thế có thể đã xảy ra trên sao Hỏa, vốn có lẽ từng là nơi có nhiều điều kiện hơn cho sự sống so với bây giờ.
Hồi năm 1997, Joseph Kirschvink tại Viện Công nghệ California ở Pasadena và các cộng sự của ông đã tìm ra bằng chứng cho thấy sao Hỏa đã từng có nhưng sau đó mất từ trường.
“Từ trường của sao Hỏa tan biến khoảng 3,7 tỷ năm trước, cùng khoảng thời gian hành tinh này rơi vào tình trạng băng hà,” Kirschvink nói.

Bùng phát tia Gamma


Thời gian: có một thiên hà không xa có tên gọi WR104 có khả năng gây ra tình trạng bùng nổ tia Gamma trong vòng 500.000 năm. Nhưng ngay khi nó xảy ra chúng ta cũng có thể tránh được.
Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ? Nếu không, tại sao chúng ta chưa có tiếp xúc với những nền văn minh ngoài hành tinh? Một nhân tố hủy diệt sự sống khác có thể là lý do: bùng phát tia Gamma, hay GRB.
GRB được tạo ra do các vụ nổ lớn trong không gian, chẳng hạn như một ngôi sao khổng lồ nổ tung hay hai ngôi sao đâm vào nhau. Chúng có thể diễn ra trong một phần giây hay một vài phút.
Về mặt lý thuyết nếu GRB kéo dài chúng có thể quét sạch tần ozone của Trái đất và khiến cho sự sống không còn được bao bọc trước bức xạ tia cực tím từ Mặt Trời.
Nhiều nơi trong không gian đã không hỗ trợ sự sống do tần xuất GRB dày đặc, theo một nghiên cứu do ông Raul Jimenez tại Đại học Barcelona và Tsvi Prian tại Đại học Hebrew ở Jerusalem công bố hồi năm 2014. Nhưng khoảng không xung quanh hành tinh của chúng ta thì không sao.
GRB xảy ra thường xuyên ở gần trung tâm của dãi ngân hà và ở những nơi mà mật độ tập trung các ngôi sao dày đặc trong khi Trái đất của chúng ta đều cách xa những khu vực này.
“Cuộc sống hiện hữu là do Trái đất tương đối an toàn trước tác động của sự bùng phát tia Gamma kéo dài vốn có thể gây hủy diệt sự sống hoàn toàn,” Jimenez nói. “Nếu Trái đất ở gần trung tâm của dải ngân hà, sự sống có lẽ không còn nữa.”

Mặt Trời mở rộng


Thời gian: trong khoảng từ 1 cho đến 7,5 tỷ năm
Nếu không có kịch bản nào ên đây hủy diệt sự sống thì chúng ta cũng không thoát khỏi Mặt Trời. Hành tinh này cho chúng ta ánh sáng và cung cấp năng lượng cho gần như hầu hết sự sống trên Trái Đất. Nhưng nó sẽ không mãi thân thiện như vậy.
Như chúng ta đã thấy trước đó, Mặt Trời đang ngày một nóng thêm. Một ngày nào đó nó sẽ nóng đến mức làm bay hơi toàn bộ đại dương trên Trái Đất và gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trên Trái Đất tăng vọt. Quá trình này có thể bắt đầu trong một tỷ năm nữa và nó sẽ hủy diệt ngay cả những vi sinh vật có sức sống mãnh liệt nhất.

Nhưng chưa hết. Bắt đầu từ khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ mở rộng và sẽ trở thành một hành tinh khổng lồ màu đỏ. Cho đến 7,5 tỷ năm nữa, bề mặt của nó sẽ vươn tới quỹ đạo của Trái Đất. Do đó Mặt Trời mở rộng sẽ bao trùm và hủy diệt Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng Trái Đất sẽ thoát nạn. Mặt Trời sẽ mất đi vật chất khi nó phát triển do đó Trái Đất sẽ trôi ra xa. Tuy nhiên theo các tính toán được thực hiện vào năm 2008, điều này cũng không đủ để cứu hành tinh của chúng ta.
Nếu điều này là sự thực, hy vọng duy nhất là nhân loại chúng ta. Nếu con người vẫn còn sống cho đến lúc đó, họ có thể tìm ra cách đưa Trái Đất đến nơi an toàn. Nếu không thì sự sống trên Trái Đất chỉ có tuổi thọ tối đa là 7,5 tỷ năm.
H.Phi st và chuyển

28 thg 4, 2015

Nơi gần tâm động đất Nepal (vn.express. ngày 27/4/2015)

(1 góc thủ đô Kathmandu nhìn từ trên cao)
"Thông tin về những vùng xa xôi hẻo lánh hiện vẫn rất ít", CNN dẫn lời Devendra Singh Tak, nhân viên thuộc tổ chức Save the Children, nói và thêm rằng những tuyến đường tới các khu vực này hiện đã bị chặn. Hệ thống thông tin liên lạc không ổn định.
"Theo một số báo cáo mà chúng tôi mới nhận được, các khu vực gần tâm chấn dường như đã bị phá hủy hoàn toàn", Jeremy Konyndyk, giám đốc Văn phòng Hỗ trợ Thiên tai Nước ngoài thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, cho hay.
Tak, hiện có mặt tại Kathmandu, cho biết tổ chức của ông cùng nhiều đơn vị khác đã cử đội cứu trợ tới những khu vực hẻo lánh gần tâm chấn. Chính quyền Nepal cũng điều động trực thăng đến những nơi không thể tiếp cận bằng đường bộ.
Theo số liệu mới cập nhật từ nhà chức trách Nepal, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra hôm 25/4 đến nay cướp đi sinh mạng của gần 3.900 người và con số còn có thể tiếp tục gia tăng. Số người bị thương là hơn 7.000 người. 
Tại thủ đô Kathmandu, các tòa đền cổ là di sản văn hóa có giá trị hiện chỉ còn là đống hoang tàn. Nhiều nạn nhân vẫn bị chôn vùi dưới lớp đất đá. Tất cả các bệnh viện đều quá tải và lâm vào tình trạng thiếu thốn trang thiết bị trầm trọng.
Hàng nghìn người Nepal đang tháo chạy khỏi thủ đô để đến vùng đồng bằng, sau hai ngày sống trong cảnh màn trời chiếu đất, đói khát và bệnh tật đe dọa.
Lực lượng cứu hộ Nepal đang phối hợp cùng hàng trăm nhân viên cứu trợ quốc tế từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Khoảng 70 nhân viên cứu trợ Mỹ, cùng chó nghiệp vụ, đã lên đường đến Nepal.
Ủy ban châu Âu hỗ trợ 3 triệu euro (hơn 3 triệu USD) để cung cấp nước sạch, thuốc men, lều trại và viễn thông ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ấn Độ điều 13 máy bay vận tải quân sự chở hàng tấn thực phẩm, chăn màn và hàng cứu trợ khác sang Nepal.
Tuy nhiên, hiện có rất ít dấu hiệu hỗ trợ quốc tế ở Kathmandu, khi một số chuyến bay cứu trợ không thể hạ cánh vì sân bay chính trong thành phố phải đóng cửa nhiều lần do các dư chấn.
Những  hình ảnh tang thương từ Nepal sau động đất.( hình từ vtc.news)
 Kathmandu tan hoang
 Tuyết lở ở núi Everrest làm 18 người chết
Các di tích lịch sử  nổi tiếng cũng  bị tàn phá nặng nề

Thành phố thành một đống gạch vụn khổng lồ

Người dân không dám ở trong nhà mà tụ tập tại 1 khu đất trống

Thơ Khôi Nguyên : Mời họa...

                  
(ảnh:dulichnhatban)
 Phú Sĩ Sơn
 
Từ biển nhô lên núi chọc trời,
Quanh năm tuyết phủ chẳng hề vơi.
Đi thăm Phú Sĩ, hên tròn kiếp,
Được viếng Phù Tang, thỏa suốt đời.
Dưới thấp hân hoan trèo tới đỉnh,
Trên cao sung sướng thấy nhiều nơi.
Thái Dương Thần Nữ đầy giai thoại
Phái đẹp muốn leo, mộng khó vời. (1)
 
                                                Khôi Nguyên
(1)Núi thiêng, cấm phụ nữ leo lên đỉnh.
 
 
 
 
            Mùa Đông Đất Khách
 
Mùa đông tuyết ủi tấp bên đường,
Những kẻ không nhà, đợi tiếp lương(1).
Thở khói, đứng chờ bên góc phố,
Hà hơi, ngồi đợi sát hông tường.
Cây trơ cành ốm, thương quê cũ,
Suối lạnh nước đông, chạnh cố hương.
Lòng mãi mơ về tia nắng ấm,
Sưởi lòng cô lữ chốn tha phương.
(1)   Lương thực. Đồ khô.
          Khôi Nguyên
 
 
 
 
                 Chúc Tết
 
Dịp Tết chúc mừng Tỷ, Muội, Huynh
Lời cầu năm mới đậm chân tình.
Ông bà Phúc Lộc vui trường Thọ,
Con cháu tài hoa phát hiển vinh.
Trưởng Thượng lưu gương thơm họ tộc,
Tử Tôn để tiếng tốt gia đình.
Bách niên giai lão truyền sau mãi,
Văn hóa đạo  nhà...nối hậu sinh...
                                           Khôi Nguyên
 
 
 
 
 
                      Vịnh Hạ Long
Hạ Long,Thạch Động đẹp như tranh,
Thế Giới Kỳ Quan đã đạt thành.
Đảo nhỏ, đảo to ngăn sóng bạc,
Buồm nâu, buồm đỏ nổi vòm xanh.
Biển ôm chân núi, như âu yếm,
Mây ấp đầu non, giống dỗ dành.
Sơn thủy hữu tình in đáy nước,
Bồng Lai, Tiên Cảnh, nét đan thanh !
                            Khôi Nguyên
 
 (ảnh;yesgo)
                         Thiên Nhiên
         Tạo Công tưởng thưởng cho người đời,
       Thắng Cảnh, Danh Lam rải khắp nơi.
  Sa mạc, rừng sâu, ngay đáy biển
Hoa thơm, cỏ lạ vẫn sinh sôi.
Đàn nai ngơ ngác bên bờ suối,
Cánh hạc bay cao vút tận trời.
   Thạch động, Lâu Đài in đáy nước,
           Thiên Nhiên đẹp quá, Thiên Nhiên ơi !...
                     Khôi Nguyên.