31 thg 1, 2014
Thơ Xuân: Đức Huỳnh,Thu Giang
Em
qua đây chiều nghiêng nghiêng vạt nắng
Ngày
mênh mang thinh lặng chợt reo vui
Bóng
thời gian dừng lại giữa nụ cười
Duyên
dáng lạ hân hoan lòng rung động
Ngày
thênh thang cho đêm dài mơ mộng
Ước
mơ đời trải rộng thoáng mê say
Nụ
lên xanh chờ em đến một ngày
Như
khoảnh khắc đóa hoa hồng chớm nở
Khi
em đến tia mặt trời rạng rỡ
Ráng
chiều phai tở mở buỗi hoàng hôn
Dấu
nôn nao khát vọng kín trong hồn
Ngày
náo nức má ửng hồng xao xuyến
Ánh
mắt ấy cả một trời lưu luyến
Phút
thăng hoa lên tiếng gọi trăm năm
Tình
nồng say ngây ngất thoảng hương trầm
Đưa
khoảng cách xa xăm về gần gũi
Đá
rêu xanh quên cuộc đời bao tuổi
Giọt
lệ rơi mừng tũi ướt vai người
Xuân
theo về trên môi mắt hồng tươi
Ngày
tháng đợi nhoẽn miệng cười hạnh phúc
XUÂN VỀ QUA NGÕ
Vàng nắng lạ trên con phố hẹn
Chiều cuối đông xuân có thẹn thùng
Áng mây trời bãng lãng mông lung
Hồng đôi má tia nhìn bối rối
Bước khoan thai tình xuân có vội
Thoáng miên man giọng nói tiếng cười
Phố xôn xao môi hé xinh tươi
Trời xanh thắm chìm sâu đáy mắt
Rất mơ hồ bức tranh màu sắc
Giáng Kiều nơi kỳ ngộ Bích Câu
Chửa tương tư phương thuốc nhiệm mầu
Khi người ngọc trong tranh hiện xuống
Hồn thảng thốt cho ngày luống cuống
Đón xuân về tràn ngập chiều nay
Áo tươi hồng ước vọng mê say
Trăm năm đợi một ngày thơ dại
Mặc thời gian dần trôi xa mãi
Nhoẽn miệng cười giữ lại yêu thương
Dẫu non tiên chỉ một con đường
Nơi trần thế xuân về qua ngõ
Ngại
nắng ấm ban trưa đông tàn vội
Để lòng xuân phơi phới cả đất trời
Ngày tươi hồng sông nước lặng lờ trôi
Cuộc sống mới trên đường quê rộn rã
Mùa lúa chín gặt xong trơ gốc rạ
Trong lòng người hòa điệu khúc hoan ca
Xuân đã về trong ánh mắt trao nhau
Cười rạng rỡ nụ hoa đời nở rộ
Gió quấn quít gió đưa lời nói hộ
Đất đồng bằng đất vẫn mãi trung thành
Nhịp tim rung nhịp xao xuyến đập nhanh
Vành môi khép vành môi cong chờ đợi
Có mùa xuân ngát tin yêu mời gọi
Điệp luyến hoa bên song cửa tuyệt vời
Hồn rưng rưng tình chắp cánh lên ngôi
Xuân ấm áp tỏa trầm hương thoang thoảng
Vòng tay ôm giữ ân tình chếch choáng
Mắt long lanh sông nước gọi mây ngàn
Lòng in sâu xuân mộng đất Trường An
Yêu Công Chúa thương trần gian, giáng thế
Xuân len lén vào vườn sau
Mai lan cúc trúc đón chào nàng thơ
Một năm qua dệt mộng mơ
Gió xuân khe khẽ lơ thơ cành đào
Bằng lăng vây kín dậu rào
Con chim én nhỏ rực màu nắng xuân
Trẻ thơ vui múa tung tăng
Bà con cô bác lăng xăng việc nhà
Đêm đêm ngồi nhấm tách trà
Mừng cô hàng xóm đậm đà tơ duyên
VÕ HÀ THU GIANG
27 / 1 / 2014
Một loại thuốc mới trị ung thư
Một loại thuốc mới đang được thí nghiệm, có thể biến một bệnh ung thư gây tử vong thành một căn bệnh mạn tính có thể kiểm soát được như bệnh cao huyết áp. Nếu được chấp thuận để điều trị cho những hình thức bệnh bạch cầu thông thường, loại thuốc này có thể thay thế các liệu pháp hóa trị độc hại.
Bệnh bạch cầu lympho, gọi tắt là CLL, một bệnh ung thư tế bào B của hệ thống miễn nhiễm vốn sản xuất các kháng thể, là những binh sĩ tuyến đầu của cơ thể chống lại vi trùng và các siêu vi xâm nhập cơ thể. Nhưng khi các tế bào B phát triển thành ung thư, chúng tích lũy tại các cơ quan nội tạng của bệnh nhân, trong đó có những hạch bạch cầu, tại nách và háng giúp cơ thể nhận biết và chống lại tình trạng lây nhiễm. Với bệnh bạch cầu lympho, hạch bạch cầu sưng to nhiều lần so với kích cỡ bình thường.
Ông Richard Furman, một nhà khảo cứu ung bướu tại Trường đại học Y khoa Weill Cornell ở New York, nói rằng thuốc idelalisib uống một ngày hai lần khiến ung bướu tan đi. Ông nói:
“Khi tôi nói tan đi, quý vị có thể thấy những hạch thu nhỏ lại trong vòng vài ngày. Thuốc có kết quả mau chóng, thật là tuyệt diệu."
Liệu pháp tiêu chuẩn cho bệnh bạch cầu lympho CLL là Rituxan, một loại thuốc tiêm truyền dịch tiêu diệt các tế bào B có bệnh, nhưng chỉ được một thời gian rồi bệnh tái phát. Ông Furman nói rằng, với nhiều vòng hóa trị, bệnh bạch cầu cuối cùng trở thành kháng thuốc Rituxan và bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp nữa. Bệnh ung thư này trở thành loại bệnh gây tử vong.
Nhóm khảo cứu do ông Furman dẫn đầu đã so sánh một liều phối hợp gồm idelalisib và Rituxan, với Rituxan và viên thuốc giả trong một nhóm gồm 220 bệnh nhân bệnh bạch cầu trên khắp thế giới, trong đó có 19 trung tâm y khoa tại Hoa Kỳ và 5 trung tâm tại các nước khác.
Trong suốt sáu tháng khảo cứu, 13 phần trăm những người chỉ dùng Rituxan có phản ứng với liệu pháp so với 81 phần trăm nhóm sử dụng liệu pháp phối hợp với Idelalisib.
Và 92 phần trăm các tham dự viên trong nhóm đó vẫn còn sống một năm sau khi cuộc khảo cứu bắt đầu, so với 80 phần trăm trong nhóm chỉ sử dụng Rituxan.
Sự khác biệt trở nên đáng kể đến nỗi cuộc khảo cứu đã phải ngưng sớm để tất cả các bệnh nhân có thể nhận được Idelalisib.Ông Furman cho biết:
“Với một loại thuốc như idelalisib, có thể sử dụng liều lượng cao và cực kỳ hữu hiệu, hy vọng của tôi là có thể làm cho CLL trở thành một bệnh mạn tính, một thứ hơi giống như huyết áp cao mà bệnh nhân chỉ uống mỗi ngày một viên là có thể kiểm soát được.”
Công ty điều chế thuốc idelalisib đã yêu cầu các nhà điều tiết Hoa Kỳ chấp thuận loại thuốc này trong vòng sáu tháng để thuốc có thể được sử dụng nhằm điều trị cho các bệnh nhân bạch cầu mạn tính. Bài báo về idelalisib được đăng trong tạp chí The New England Journal of Medicine.
Bệnh bạch cầu lympho, gọi tắt là CLL, một bệnh ung thư tế bào B của hệ thống miễn nhiễm vốn sản xuất các kháng thể, là những binh sĩ tuyến đầu của cơ thể chống lại vi trùng và các siêu vi xâm nhập cơ thể. Nhưng khi các tế bào B phát triển thành ung thư, chúng tích lũy tại các cơ quan nội tạng của bệnh nhân, trong đó có những hạch bạch cầu, tại nách và háng giúp cơ thể nhận biết và chống lại tình trạng lây nhiễm. Với bệnh bạch cầu lympho, hạch bạch cầu sưng to nhiều lần so với kích cỡ bình thường.
Ông Richard Furman, một nhà khảo cứu ung bướu tại Trường đại học Y khoa Weill Cornell ở New York, nói rằng thuốc idelalisib uống một ngày hai lần khiến ung bướu tan đi. Ông nói:
“Khi tôi nói tan đi, quý vị có thể thấy những hạch thu nhỏ lại trong vòng vài ngày. Thuốc có kết quả mau chóng, thật là tuyệt diệu."
Liệu pháp tiêu chuẩn cho bệnh bạch cầu lympho CLL là Rituxan, một loại thuốc tiêm truyền dịch tiêu diệt các tế bào B có bệnh, nhưng chỉ được một thời gian rồi bệnh tái phát. Ông Furman nói rằng, với nhiều vòng hóa trị, bệnh bạch cầu cuối cùng trở thành kháng thuốc Rituxan và bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp nữa. Bệnh ung thư này trở thành loại bệnh gây tử vong.
Nhóm khảo cứu do ông Furman dẫn đầu đã so sánh một liều phối hợp gồm idelalisib và Rituxan, với Rituxan và viên thuốc giả trong một nhóm gồm 220 bệnh nhân bệnh bạch cầu trên khắp thế giới, trong đó có 19 trung tâm y khoa tại Hoa Kỳ và 5 trung tâm tại các nước khác.
Trong suốt sáu tháng khảo cứu, 13 phần trăm những người chỉ dùng Rituxan có phản ứng với liệu pháp so với 81 phần trăm nhóm sử dụng liệu pháp phối hợp với Idelalisib.
Và 92 phần trăm các tham dự viên trong nhóm đó vẫn còn sống một năm sau khi cuộc khảo cứu bắt đầu, so với 80 phần trăm trong nhóm chỉ sử dụng Rituxan.
Sự khác biệt trở nên đáng kể đến nỗi cuộc khảo cứu đã phải ngưng sớm để tất cả các bệnh nhân có thể nhận được Idelalisib.Ông Furman cho biết:
“Với một loại thuốc như idelalisib, có thể sử dụng liều lượng cao và cực kỳ hữu hiệu, hy vọng của tôi là có thể làm cho CLL trở thành một bệnh mạn tính, một thứ hơi giống như huyết áp cao mà bệnh nhân chỉ uống mỗi ngày một viên là có thể kiểm soát được.”
Công ty điều chế thuốc idelalisib đã yêu cầu các nhà điều tiết Hoa Kỳ chấp thuận loại thuốc này trong vòng sáu tháng để thuốc có thể được sử dụng nhằm điều trị cho các bệnh nhân bạch cầu mạn tính. Bài báo về idelalisib được đăng trong tạp chí The New England Journal of Medicine.
·
29 thg 1, 2014
Đi chợ ngày giáp Tết - P.Hòa
Mình không có thói quen la cà ở chợ để xem người ta mua bán gì vì sức khỏe không tốt khi chen vào các chỗ đông người.
Mấy hôm nay gần Tết vì cần mua ít vật dụng thì đi chợ ...
Thật là nhộn nhịp, cái chợ nhỏ cạnh cư xá,hàng hóa đủ thứ,người ta bày bán đầy trên vỉa hè,cạnh lối đi...đủ các loại hàng: cá thịt,rau cỏ vườn nhà và hoa trái để dành cúng ông bà trong 3 ngày Tết..
Nhưng mà ..ghé một hàng quen bán rau quả , cô Chi -trạc bằng tuổi con mình than thở:
Ế quá cô ơi,chưa năm nào ế hàng như năm nay,bà con ít mua quá,có món tới trưa chưa bán được gì...Tết đến,đủ thứ tiền phải chi...
Thấy vậy,chọn một ít thứ .Cô đảm bảo: "đây là đu đủ vườn nhà.Họ là người đàng hoàng không tiêm thuốc mau chín đâu mà cô lo"..ngồi lại một lát,mua trái đu đủ và ít rau rồi ra về.
Mình nhớ lại cách đây năm mươi năm,lúc mình còn bé và còn mẹ.Mẹ làm thợ may ở quê.Quanh năm,bà con ít may vá vì vải vóc khan hiếm và họ cũng nghèo,không có tiền ,mọi thứ chờ vào dịp tết.
Bắt đầu tháng chạp,việc nhiều không xuể.Đêm nào mẹ cũng ngủ được khoãng 3,4 tiếng,thức gần như suốt bên ngọn đèn dầu...về sau thì khá hơn là chiếc đèn"măng-xông".
Người khá giả một chút,nhờ bán đậu,lúa., mì ,rau quả.. được nhiều tiền thì mua sắm ngay từ đầu tháng chạp.Người nghèo , nhờ mấy ngày giáp tết mới đủ tiền mua cho con manh áo mới.Câu "thợ may ăn vải" với mẹ mình là không đúng hẳn.Với mấy bà con nầy,khi đưa vải đều nằn nì mẹ may cho hết :quần áo gấp lai to để mai mốt nó lớn lên thì tháo ra sổ xuống...Đôi khi còn năn nỉ xin một miếng vải khác cặp vào lai quần,lai áo cho nó dài ra.
Chị Ba hàng xóm, sau buổi chợ sáng cầm khúc vải sọc đỏ trắng đến khoe:Năm nay ,ngày đưa ông Táo,con bán hết sạch trơn 5 luống vạn thọ, lật đật mua vải nầy cho cô Hai (mẹ tôi) may đồ cho mấy nhỏ,sợ không kịp Tết...
Tất cả đồ đặt may đều được xong trước 10 giờ đêm giao thừa.
Quần áo mấy đứa nhỏ đôi khi quá rộng nhưng không sao,tụi nó lớn mấy hồi...Năm mới,miễn có áo mới mặc trong mấy ngày Tết là tốt rồi.Ba má tụi nó rất vui...
Mẹ làm tháng Tết rất khá,kiếm đủ tiền chi tiêu cho các công việc cần thiết.Sau đó: mùng một,mùng hai thì ngủ bù...Mọi người đều mừng vui...
*
Quá trưa,thằng con trai nhà hàng xóm oang oang : trời ,năm nay hoa kiển,trái cây quá trời,dọc lề đường Lý chiêu Hoàng cả đống mà ít có người mua,đến đêm 30 có khi hốt rẻ ..Nó còn thêm:
Cả thành phố nầy đều vậy,chỗ nào cũng có người bán mà ít người mua
Nghe thấy....làm sao ấy....
Nông dân rất khó khăn để trồng trọt rồi mang sản vật từ quê lên,ban đêm gần như thức trắng để canh hàng.Ban ngày mong có người mua để giải quyết bao nhiêu chuyện nợ nần mấy ngày giáp Tết ..Sao mà khổ vậy
Nhớ lại ánh mắt buồn rầu của Cô Chi bán rau quả mà thương quá nhưng làm gì bây giờ.???...
Mấy hôm nay gần Tết vì cần mua ít vật dụng thì đi chợ ...
Thật là nhộn nhịp, cái chợ nhỏ cạnh cư xá,hàng hóa đủ thứ,người ta bày bán đầy trên vỉa hè,cạnh lối đi...đủ các loại hàng: cá thịt,rau cỏ vườn nhà và hoa trái để dành cúng ông bà trong 3 ngày Tết..
Nhưng mà ..ghé một hàng quen bán rau quả , cô Chi -trạc bằng tuổi con mình than thở:
Ế quá cô ơi,chưa năm nào ế hàng như năm nay,bà con ít mua quá,có món tới trưa chưa bán được gì...Tết đến,đủ thứ tiền phải chi...
Thấy vậy,chọn một ít thứ .Cô đảm bảo: "đây là đu đủ vườn nhà.Họ là người đàng hoàng không tiêm thuốc mau chín đâu mà cô lo"..ngồi lại một lát,mua trái đu đủ và ít rau rồi ra về.
Mình nhớ lại cách đây năm mươi năm,lúc mình còn bé và còn mẹ.Mẹ làm thợ may ở quê.Quanh năm,bà con ít may vá vì vải vóc khan hiếm và họ cũng nghèo,không có tiền ,mọi thứ chờ vào dịp tết.
Bắt đầu tháng chạp,việc nhiều không xuể.Đêm nào mẹ cũng ngủ được khoãng 3,4 tiếng,thức gần như suốt bên ngọn đèn dầu...về sau thì khá hơn là chiếc đèn"măng-xông".
Người khá giả một chút,nhờ bán đậu,lúa., mì ,rau quả.. được nhiều tiền thì mua sắm ngay từ đầu tháng chạp.Người nghèo , nhờ mấy ngày giáp tết mới đủ tiền mua cho con manh áo mới.Câu "thợ may ăn vải" với mẹ mình là không đúng hẳn.Với mấy bà con nầy,khi đưa vải đều nằn nì mẹ may cho hết :quần áo gấp lai to để mai mốt nó lớn lên thì tháo ra sổ xuống...Đôi khi còn năn nỉ xin một miếng vải khác cặp vào lai quần,lai áo cho nó dài ra.
Chị Ba hàng xóm, sau buổi chợ sáng cầm khúc vải sọc đỏ trắng đến khoe:Năm nay ,ngày đưa ông Táo,con bán hết sạch trơn 5 luống vạn thọ, lật đật mua vải nầy cho cô Hai (mẹ tôi) may đồ cho mấy nhỏ,sợ không kịp Tết...
Tất cả đồ đặt may đều được xong trước 10 giờ đêm giao thừa.
Quần áo mấy đứa nhỏ đôi khi quá rộng nhưng không sao,tụi nó lớn mấy hồi...Năm mới,miễn có áo mới mặc trong mấy ngày Tết là tốt rồi.Ba má tụi nó rất vui...
Mẹ làm tháng Tết rất khá,kiếm đủ tiền chi tiêu cho các công việc cần thiết.Sau đó: mùng một,mùng hai thì ngủ bù...Mọi người đều mừng vui...
*
Quá trưa,thằng con trai nhà hàng xóm oang oang : trời ,năm nay hoa kiển,trái cây quá trời,dọc lề đường Lý chiêu Hoàng cả đống mà ít có người mua,đến đêm 30 có khi hốt rẻ ..Nó còn thêm:
Cả thành phố nầy đều vậy,chỗ nào cũng có người bán mà ít người mua
Nghe thấy....làm sao ấy....
Nông dân rất khó khăn để trồng trọt rồi mang sản vật từ quê lên,ban đêm gần như thức trắng để canh hàng.Ban ngày mong có người mua để giải quyết bao nhiêu chuyện nợ nần mấy ngày giáp Tết ..Sao mà khổ vậy
Nhớ lại ánh mắt buồn rầu của Cô Chi bán rau quả mà thương quá nhưng làm gì bây giờ.???...
Chúc Mừng Năm Mới - VHP.Hạ Vũ và Từ Cảnh+Pham Toàn
Chúc các Anh Chị và Quý Quyến TrọnNăm Giáp Ngọ:
Vạn Sự Như Ý
Sức Khỏe Dồi Dào
Thân Tâm An Lạc
Chúc Mừng Năm Mới Giap Ngo
Cầu phúc đầu năm cho tất cả nhà nhà được
|
..
Xuân về trên xứ người - Từ Cảnh
Xuân về trên xứ người .
Cứ mỗi lần nhìn thấy hoa mai bắt đầu nở là báo hiệu một mùa xuân mới sắp về trên quê hương Bình Dương của tôi .Mùa xuân đến gợi cho tôi nhớ về những ngày Tết ở quê nhà vì tôi không có dịp về ăn Tết trong mùa Xuân nầy
Những mùa Xuân qua ,lúc tôi còn nhỏ ,mọi đứa trẻ đều mong Têt đến để được mặc quần áo mới ,được nhận tiền lì xì từ ông bà ,cha mẹ ,và bà con họ hàng gần xa .Ngoài ra ,Tết còn là lúc mọi người vui chơi đánh bài và tôi thích nhất là đánh bài cào với ông bà ,cha mẹ và các anh chị em .Vui nhất là lắc bầu cua ,cá cọp .Dịp Tết còn là thời gian để thăm viếng và ăn những bữa cơm thân mật cùng họ hàng và bạn bè thân thuộc .Ngày mồng 3 Tết ,học trò tập họp đến nhà thầy để chúc Tết .Các bạn gặp nhau để chúc những câu tốt lành trong năm mới ..Càng lớn ,tôi càng có trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ dọn dẹp nhà cửa ,sắm sửa đồ đạc trong nhà và chuẩn bị lá chuối để gói bánh ,mua thịt ,cá để thết đãi bà con và bạn bè trong 3 ngày Tết .Qua ngày 23 AL là ngày đưa ông Táo về trời ,tôi phải phụ má của tôi bán quần áo ở chợ Thủ vì những ngày giáp Tết ,bà con ở vùng quê mới có thời gian ra chợ mua sắm quần áo cho con của họ .Ngoài việc lo Tết ở nhà ,là cô giáo ,tôi cũng tổ chức buổi tiệc liên hoan trong lớp và tham dự buổi tiệc ở trường để chia tay nhau về nghỉ Tết .
Ngày xưa ,những ngày cận Tết là những ngày chợ búa ở chợ Thủ họp buôn bán cả ngày lẫn đêm và nhất là những ghe thuyền chở bông hoa ,trái cây từ miền Tây lên bán phải ăn ngủ ở dưới ghe cả tháng mới trở về quê ăn Tết .Sau khi đất nước được thống nhất ,mùa xuân đến cũng là lúc các thầy cô giáo buôn bán thêm để kiếm chút đỉnh tiền ăn Tết vì cuộc sống lúc giao thời rất là khó khăn .Công nhân viên nhà nước đều phải mua hàng theo tiêu chuẩn vì tiền lương không đủ để mua hàng giá cao .
Qua thời gian đó ,chúng tôi được đi định cư ở nước ngoài .Những năm đầu tiên ở xứ người ,ngày Tết đến không có gì để chuẩn bị như ở quê nhà vì nếu không trùng ngày thứ bảy hoặc chủ nhật thì vợ chồng ,con cái đều phải đi học ,đi làm .Do đó ,Tết ở nước ngoài không có gì vui cả .Sau nầy ,nhờ số đông người Việt Nam về sống ở vùng Liitle Saigon ,cho nên ngày Tết đã khởi sắc hơn lên .Những ngày gần Tết chợ búa cũng trang hoàng rực rỡ với bánh chưng ,bánh tét ,các loại mứt .Chợ hoa được mở ra ở cửa Phước Lộc Thọ bán đầy đủ mọi loại hoa mai ,hoa đào ,hoa cúc ,bánh mứt đủ thứ không thiếu một món nào cả .Từ đó ,chúng tôi cũng cảm thấy bớt buồn ,nhưng dù sao chăng nữa ,Tết ở nước ngoài cũng không bao giờ bằng Tết ở quê hương ngày xưa .
Ngày Tết cũng là ngày họp mặt bà con ,cô bác đến thăm viếng và chúc sức khỏe lẫn nhau .Tết cũng là thời điểm để chúng ta có thêm một tuổi ,cuộc đời sẽ lớn khôn thêm .Tuy nhiên ,các em nhỏ vẫn thích Tết vì đây là thời gian các em được vui chơi thỏa thích và nhận được tiền lì xì từ người lớn .
Là người Việt Nam ,dù sống ở quê nhà hay sống ly hương nơi xứ người ,ngày Tết cũng là ngày mà tất cả mọi người đều hân hoan đón mừng mùa xuân mới .Ở quê nhà ,sau ngày 23 tháng chạp AL là ngày đưa ông Táo về trời thì mọi nhà dù sang ,hèn ,từ thôn quê đến thị thành đều chuẩn bị sửa sang nhà cửa ,mua sắm đồ đạc trong nhà .Bàn thờ phải được dọn dẹp sạch sẽ với bộ lư đồng chùi bóng loáng và được chưng trên bàn thờ với bông hoa và mâm ngủ quả để đón rước ông bà về ăn Tết với gia đình .Đối với những người có người thân đã qua đời ,trước khi sang năm mới ,các mồ mã được dọn dẹp sạch sẽ trước ngày 30 Tết .Chợ hoa được mở ra ở bờ sông Bạch Đằng với hằng trăm chậu hoa rất đẹp và nhiều loại hoa khác không làm sao kể xiết .Ngoài ra còn có rất nhiều loại trái cây được bày bán khắp nơi với các quả dưa hấu rất ngon ,những trái bưởi ,trái cam ,trái thơm từ miền Tây mang lên rất ngon .Chợ Tết lúc nào cũng đông đúc xe cộ qua lại .Ở Saigon ,đường hoa Nguyễn Huệ được mở ra hằng năm với những sắc màu khác nhau theo từng con giáp .Năm nào cũng có hình tượng đặc trưng của năm đó .
Xuân về .Tết đến ở khắp mọi nơi ,mọi miền trên quê hương từ Bắc đến Nam .Miền Bắc có cành đào ,miền Nam có cành mai để trên bàn thờ hoặc chưng trước nhà để cầu may mắn trong năm mới .Đêm giao thừa là lúc 12 giờ khuya ngày 30 Tết AL ,mọi nhà đều cúng giao thừa để mừng năm mới .Trên bàn thờ có đầy đủ bông hoa ,trái cây ,bánh mứt để cúng ông bà ,Sau đó người ta rủ nhau đến chùa ,nhà thờ để hái lộc đầu năm về để lên bàn thờ để cầu phước và cầu bình an trong gia đình .
Gia đình sum họp - (ảnh minh họa từ dotchuoinon.com)
Gia đình sum họp - (ảnh minh họa từ dotchuoinon.com)
Là những người xa quê hương ,ngày Tết là ngày chúng ta vừa vui ,vừa buồn .Chúng ta vui vì đã sống thêm được một tuổi nữa .Chúng ta buồn vì chúng ta ở xa quê hương ,không có cơ hội được hưởng không khí vui vẻ của những ngày đầu năm với họ hàng thân thiết và bạn bè .Dù ở đâu đi nữa ,ngày Tết cũng là ngày bắt đầu một năm mới .Chúng ta cùng nhau chào đón mùa xuân mới với những gì chúng ta có được .Mong rằng một ngày nào đó ,chúng ta được cùng nhau về quê hương để tận hưởng mùa xuân vui vầy hạnh phúc .
Chúc Tết Giáp Ngọ 2014- Minh Sao-K.2
Thân chúc các A.Chị,các bạn cùng toàn thể quý quyến năm mới Giáp
Ngọ(2014)
Tấn tài, tấn lộc, tấn bình an. Vạn sự như ý !!!
Minh Sao, G/v về hưu Xã An Khánh
Không ăn mà đi ""xem" học- Trung trung Đỉnh
Không ăn, mà đi “xem” học
Tôi gặp anh Quan do sự giới thiệu của dịch
giả Nguyễn Trọng Nguyên, người rất “thạo Mỹ” vì anh có nhiều năm học tập và làm
việc ở đây. Anh Quan từng là kỹ sư điện tử, là giám đốc một công ty, có trong
tay một tài sản lớn, quản lý trên 200 người làm. Nay thì… thất nghiệp. Ở đây
sao mà lắm người thất nghiệp thế! Lại nhớ hôm trước đi Arizona gặp anh Quang,
cũng là một kỹ sư điện tử lâu năm, cũng do đang thất nghiệp mà đưa tôi đi thăm
chơi được nhiều nơi.
Quan bảo tôi: “Anh thích đi đâu cũng được,
xa thì đi bằng máy bay, gần thì bằng ô-tô, anh muốn ăn gì ở Mỹ tôi chiêu đãi
thỏa thích…”. Theo Quan, sang Mỹ mà không ăn thịt bò bít-tết do chính nhà hàng
Mỹ, người Mỹ làm, uống vang Mỹ (anh nhấn mạnh: “Phải là vang Mỹ kia, vang sản
xuất ở vùng nho San Francisco mới thật là ngon và đã!”), thì không ổn.
Tôi phải thú thật, cái khoản ẩm thực của
tôi rất “vớ vẩn”, ăn gì cũng thấy ngon, lại thêm thấy ăn những món nấu nướng
cầu kỳ quá không hợp, nên ra sức từ chối. Quan bảo tôi, anh không ép. Ăn cũng
phải có hứng thú, có tình yêu, ngoài thói quen ra. Có đủ ba thứ ấy mới là ăn.
“Thôi, vậy ăn mà không thích thì bác muốn gì?”- Quan lại bảo. Muốn gì ư? Tôi
sang đây để đi, để xem, để gặp gỡ vui vẻ, chả có mục đích gì, cũng chả nghĩ ra
xem mình đang có ý định gì. Thế mới chán!
Rồi sau khoảng lặng của mấy cú đi chơi,
tôi bèn bày tỏ nguyện vọng được đi “xem” mấy trường đại học. Xem và tìm hiểu,
vì thú thực, tôi cũng có cậu con út năm nay vừa vào học trường Đại học Ngoại
ngữ Hà Nội, khoa tiếng Anh. Xem xem thế nào, may ra “vớ” được mối nào
giới thiệu cho con qua học cũng hay hay. Quan bảo giáo dục của Mỹ khác nhiều
với ở ta.
Anh cũng có nhiều năm “theo đòi” lĩnh vực
này vì anh có hai cậu con trai hiện đang học ở hai trường “xịn”. Tôi rất mừng.
Quả thật, tôi cũng tò mò, muốn xem hai cậu con nhà anh Quan ăn ở học hành ra
sao. Anh Quan bảo, hai con anh vì là người Mỹ nên học hành được miễn phí, chứ
như con tôi sang học, một năm cũng phải lo chừng 50-60.000 USD. Nghe đã khiếp!
Xe đón chúng xịch vào lề đường. Chúng lên
xe, sững lại khi thấy tôi giây lát. Anh Quan bảo: “ạ” bác đi các con. Hai cậu
chàng ngoài hai mươi tuổi khoanh tay nhìn tôi, “ạ” một phát rồi kéo theo một
tràng tiếng Anh rất rộn ràng với nhau, khiến tôi phì cười vì cái tiếng chào “ạ”
ngộ nghĩnh. Quan bảo, bọn trẻ con Việt Nam ở San Francisco thì không cần biết
tiếng Anh vì ở đó người Việt đông, đi đâu, làm gì cũng đụng. Còn ở
đây (Wasington DC) thì không nói được tiếng Anh, giống như tôi đó, được
xếp vào hàng những “người khuyết tật”.
Mà quả thật, nửa câm nửa điếc, nửa ngô
nghê như cái thằng tôi thì đích thị là thế rồi, chứ cãi sao đặng! Nếu không tin
mình là “người khuyết tật”, sang Mỹ, đi một mình ra sân bay, bạn chỉ cần nhờ
người thông báo với nhân viên hàng không là bạn không biết tiếng Anh, họ sẽ cho
xe đẩy đến, rước bạn, bạn ngồi đấy, người ta sẽ đưa bạn đi, lo các thủ tục cho
bạn đến nơi đến chốn, không phải nói lời nào!
Anh Quang vốn là một dịch giả cao tay,
từng dịch “Đêm trắng” của Dostoievsky, rồi dịch sách sử thi Ấn Độ. Anh đã dịch
tuyển tập Edgar Poe (nhà văn viết truyện trinh thám lừng danh người Mỹ) cách
nay khoảng 25 năm kia. Vậy mà Quang bảo, dao sắc không gọt được chuôi. Anh chịu
thua cô con gái hoàn toàn. Nó thấy nó không cần thiết học tiếng Việt.
Rồi anh quay sang tôi, kể: “Cũng như
anh vậy. Anh cũng thấy mình không cần học tiếng Anh nên anh không thèm học!”.
Ôi, lạy thánh mớ bái, cái nhà anh Quang này, xỏ tôi vừa vừa thôi! Tôi thì thấy
cần ghê gớm, cần đến mức bức xúc, nhưng vì cái đầu hũ nút mang dáng hình bã đậu
của tôi nó không chịu nạp thôi. Quang bảo, ở Mỹ, chuyện học tiếng Anh quan
trọng ghê gớm lắm, chứ không lơ mơ như ở Việt Nam.
Anh làm cuộc thống kê nho nhỏ: Du học sinh
Việt Nam sang Mỹ học với chi phí thấp, thì cũng mất khoảng 10-12.000/USD/năm,
gồm học phí và sách vở. Đây là mức phí dành cho người có thẻ Xanh hay quốc tịch
Mỹ, đã cư trú tại tiểu bang có trường đại học muốn theo học, lâu hơn 1 năm tính
đến ngày nhập học.
Và loại “giá cao”, thì tốn khoảng
20-25.000/USD/năm, dành cho du học sinh nước ngoài hay người dân Mỹ chưa sống
đủ 1 năm tại tiểu bang theo học. Lý do của sự chênh lệch giá là vì trường đại
học được hỗ trợ một phần từ tiền thuế của tiểu bang thu từ người dân sống tại đó,
nên ưu tiên hơn cho chính con cái của dân sống lâu năm!
Ở Mỹ người ta tuân thủ pháp luật rất
nghiêm, bản thân pháp luật cũng rất nghiêm. Và nội quy, quy định của nhà trường
cũng vậy, không có chuyện mua điểm, hoặc thầy cô thiên vị hay trù úm. Càng
không có chuyện báo cáo thành tích học tập nống lên, không có chuyện quay cóp,
học hộ, học thêm với xin xỏ. Lại càng không có chuyện ưu tiên, ưu đãi.
Ở đây người ta đề cao sự thể hiện bản
thân, em nào có sáng kiến gì hay thì lập tức được thầy cô phát hiện, tạo điều
kiện tối đa cho phát huy ngay. Những năng khiếu hay hoạt động văn hóa nghệ
thuật cũng luôn luôn được khích lệ. Người Mỹ không thích nói dối. Nói thẳng,
nói thật, nói như làm, làm như nói, không có chuyện lắt léo “vòng vo tam
quốc”. Ở Mỹ học ra học, chơi ra chơi, thi cử thì nghiêm ngặt, bài bản.
Rồi đi “ngắm” nề nếp
Và nói chung từ đi đứng đến ăn ở, cái gì
cũng thấy nề nếp. Mỗi người là một lái xe, tôi để ý thấy ai cũng như ai. Mỗi
khi dừng xe, đậu xe, ai ai cũng có ý thức nghiêm ngặt trong việc chấp hành luật
lệ đi đường. Nghiêm ngặt cho những đồng xu chuẩn bị sẵn vào cây cột trả tiền lệ
phí mà ngân hàng đã đặt sẵn. Đó là tập quán. Tập quán chấp hành nghiêm luật lệ
giao thông. Và xếp hàng cũng thế.
Ở Mỹ, đi đến đâu cũng thấy người ta xếp
hàng, chỉ cần có hai ba người cùng làm một việc, thế là họ đứng vào hàng. Trẻ
em được học điều này từ nhỏ. Từ nhỏ các em đã biết xếp hàng, biết vứt rác ở
đâu… thậm chí biết lúc nào cần nói to hay nhỏ, cười lớn hay cười bé, đến cả… cú
ngáp cũng đều “thuộc bài” làu làu.
Việc lo giữ gìn chăm sóc môi trường trong
trường học cũng như ở ngoài đường, nhất là ở nơi công cộng thì thật là đáng nể
phục và phải nói là tươm tất, gọn ghẽ, chu đáo vô cùng. Trường học của các con
anh Quan mà tôi được đi “xem” có đầy đủ các phòng thí nghiệm, các khu vui
chơi giải trí, khu ký túc xá, phòng học, phòng hội thảo, sân vận động. khu nhà
vệ sinh…
Tất cả đều thơm tho, êm nhẹ, đều trật tự
gọn gàng. Bước vào không gian này là tự dưng cảm thấy mình nghiêm ngắn,
lịch duyệt, thấy mình phải đi nhẹ, nói khẽ. Tôi không thấy có lớp có
trường nào mặc đồng phục, nhưng các cháu đều ăn mặc rất tươm tất gọn gàng.
Cả tháng đi chơi ở Mỹ, tôi thường tới
những nơi công cộng đông người, như chợ, bến cảng, bảo tàng, phòng triển lãm,
hay trường học. Vậy mà tôi toàn thấy cái hay, cái đẹp, cái sạch sẽ nề nếp
gọn gàng đến hoàn hảo. Cái gốc ở đây là gì? Tôi tự hỏi và tự cảm thấy, đó có lẽ
là do luật pháp, rồi đến ý thức của người dân.
Luật pháp và ý thức, ý thức và luật pháp
đan xen nhau. Tôi đã thấy mấy bà dắt chó đi chơi phố, họ có đem theo một
cái túi nilon. Nếu một khi chó yêu nhà mình có “vô ý thức” ị bậy thì bà
chủ đã vui vẻ sẵn sàng lượm cho vào túi, đem về xử lý. Ở đây không có chuyện
chó thả rông. Nước Mỹ rộng lớn và ngăn nắp. Người Mỹ nhanh nhẹn, hoạt bát và
lịch duyệt. Đi đâu làm gì cũng cảm thấy yên tâm.
Người khắp nơi trên thế giới đổ về đây, ai
cũng thấy Mỹ hay, nhưng không phải ai cũng chịu ngay từ đầu. Thời gian đầu tiếp
xúc với người Mỹ người ta thường khó chịu vì họ nguyên tắc cứng nhắc và lề luật
thái quá.
Năm thứ hai thấy quen nếp sống với người
Mỹ thì hòa nhập một cách vui vẻ, thấy được cái hay, cái tốt nên thích thú và
cảm thấy dễ chịu, cảm thấy yêu. Năm thứ ba trở đi thì không ai là không cảm
phục và nhận ra rằng, con người văn minh thì phải sống và làm việc thế này mới
đúng.
Tôi nói thật, tôi qua Mỹ để đi chơi.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh
(Trung Trung Đỉnh là nhà văn QĐNDVN)
28 thg 1, 2014
Có nói ....cũng không cùng - Đào Anh Dũng
Hai năm trước, khi ông bà về quê thăm mẹ, thân hình ông phốp pháp, mập mạp. Lúc ấy, ông còn đi làm, luôn đi đó đi đây lo công việc sở nên phải ăn hàng, ăn quán, ít có dịp vận động cơ thể. Về hưu gần một năm nay, ông kiêng khem, năng tập thể dục, nhờ vậy mà thân hình ông gọn gàng hơn mặc dù chưa đạt được mức trọng lượng lý tưởng.
Mẹ của ông năm nay tuổi đà 96, ngày càng lãng tai, kém mắt. Lần này gặp lại đứa con đã trên 60, mẹ mò mẫm mặt mũi, chân tay như nó còn năm, bảy tuổi. Mẹ hỏi, con có bệnh hoạn gì không mà sao ốm vậy. Ông nói vào tai mẹ, con cữ ăn, tập thể dục theo lời khuyên của bác sĩ nên mất hết năm kí lô chứ có đau ốm gì đâu. Mẹ tát nhẹ vào má ông và nói, hứ, bác sĩ hay lang băm đó. Xưa nay mẹ vẫn nghĩ “có da có thịt” là khỏe mạnh.
Hôm đầu tiên ông bà về nhà, trong bữa ăn sáng đứa cháu dâu biết ý, chỉ dọn cho ông bà gói xôi, gói bắp và vài củ khoai lang, khoai mì như thường lệ. Mấy lần trước mẹ không ưng những món ăn sáng mộc mạc này nhưng thông cảm nói, bên đó đâu có những thứ này mà ăn. Lần này, mẹ ngồi im, lặng lẽ lắc đầu.
Sáng hôm sau, ngồi vào bàn ăn ông không thấy xôi và bắp, chỉ có mùi nước lèo thơm phức. Đứa cháu dọn ra hai tô hủ tiếu, cười và nói, nội đưa tiền biểu con mua cho hai bác hủ tiếu, bỏ thiệt nhiều thịt. Nội nói bác trai ốm quá, phải ăn cho bổ mới được.
Bên kia bàn, mẹ nhìn ông mỉm cười, trìu mến trong khi ông nghẹn ngào, không nói lên được lời nào cám ơn mẹ ...
đàoanhdũng
(ảnh:truongton.net)
5 bí ẩn lớn nhất của lịch sử nhân loại
5 bí ẩn lớn nhất lịch sử nhân loại
Thuộc địa Roanoke biến mất, vụ nổ Tunguska, bức tường Bimini - đường tới đảo Atlantis... được xem là những bí ẩn lớn nhất lịch sử nhân loại.
1. Bí ẩn thuộc địa Roanoke.
Năm 1587, 121 người do John White dẫn đầu có cuộc hành quân đến đảo Roanoke (ngày nay là North Carolina) để thiết lập một thuộc địa mới. Khi đó, họ đã gặp phải làn sóng phản đối dữ dội của người dân bản xứ.
Vì vậy, John White đã trở về Anh để xin thêm quân tiếp viện. Sau vài năm, ông White trở lại đó để tiếp tục kế hoạch chinh phục đảo Roanoke thì phát hiện không tìm thấy những dấu tích của một cuộc chiến tranh và bóng dáng của các ngôi nhà. Ông cũng không nhìn thấy bất cứ người nào đã đi cùng ông đến đây vào năm 1587. Sự thực lạ lùng này trở thành một bí ẩn lớn trong lịch sử nhân loại.
2. Tín hiệu Wow!
Ngày 15.8.1977, tình nguyện viên của chương trình SETI (chương trình rộng lớn tìm kiếm các tín hiệu của trí thông minh ngoài trái đất) Jerry Ehman có thể là người đầu tiên đã nhận được một thông điệp từ hành tinh khác.
Tín hiệu kéo dài 72 giây dường như truyền từ một nơi mà con người chưa từng có mặt trước đó: một điểm trong chòm sao Sagittarius, gần ngôi sao có tên gọi Tau Sagittarii, cách trái đất 120 năm ánh sáng. Khi đó, Ehman đã viết chữ “Wow!” trên bản in tín hiệu ban đầu. Sau đó, ông và nhiều người khác đã nỗ lực một lần nữa để thu và định vị tín hiệu này nhưng đều thất bại. Cho đến nay, nó là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử.
3. Vụ nổ Tunguska
Năm 1908 là một trong những vụ nổ bí ẩn nhất lịch sử cận đại. Khi đó, một vật thể chưa xác định đã phát nổ trên bầu trời Siberia, tạo ra xung động còn mạnh hơn 2.000 lần bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Nó đã khiến cây cối trong bán kính khoảng 2.072 km2 đổ rạp.
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học suy đoán nguyên nhân dẫn đến sự kiện bí ẩn này là do thiên thạch, UFO, sự va chạm giữa tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi xâm nhập khí quyển Trái đất... Cho đến nay, vụ nổ Tunguska vẫn là bí ẩn lớn, đánh đố nhân loại.
4. Cuốn sách bí ẩn nhất thế giới Voynich.
Cuốn sách cổ ra đời từ những năm đầu 1400 và mãi đến năm 1912, nó mới xuất hiện. Wilfrid Voynich, một đại lý sách cũ mua được nó tại Italy. Kể từ khi phát hiện cho đến nay, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã lao vào hành trình giải mật nó.
Voynich được viết bằng một loại ngôn ngữ mà con người vẫn chưa xác định được. Hàng trăm nội dung được viết trong cuốn sách đó vẫn chưa được giải mã. Những hình minh họa khó hiểu đã khiến một số người đưa ra giả thuyết về nguồn gốc và nội dung của nó. Thậm chí, một số cho rằng đó là trò bịp chứ không hề ẩn chứa thông điệp nào cả. Tuy nhiên, số khác lại tin trong sách hàm chứa nội dung quý giá mà các chuyên giải mã chưa tìm hiểu được.
5. Bí ẩn Bimini -
Đường tới đảo Atlantis huyền bí. Năm 1968, người ta phát hiện một bức tường đá dưới nước gần phía đảo Bắc Bimini ở Bahamas. Bức tường này được hình thành từ những viên gạch đá vôi có hình chữ nhật, tạo nên hình dáng rất giống một con đường hoặc một bức tường thời cổ xưa.
Một số người cho rằng đó chỉ là kiến tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, số khác lại suy đoán bức tường Bimini có thể nó là tác phẩm của Hạm đội thuộc triều đình Trung Quốc để lại vào thế kỷ XV. Do gặp bão lớn giữa đường, họ đã dùng những phiến đá ballat hình chữ nhật để tạo nên một “cầu cảng” lưu động, làm nơi tiến hành sửa chữa tàu. Chưa dừng lại ở đó, nhà tiên tri Edgar Cayce từng tiên đoán khoảng giữa năm 1967 - 1968, “sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên về việc đảo Atlantis “tỉnh giấc” trên vùng biển Bahamas, gần đảo Bimini”. Vì vậy, người ta tin đó chính là con đường bí mật cổ xưa dẫn đến hòn đảo Atlantis đã biến mất một cách huyền bí.
(Theo Dân Việt)