31 thg 12, 2013
San sẽ với các bạn trên 60 tuổi
SAN SẺ VỚI CÁC BẠN TỪ 60 TUỔI TRỞ
LÊN
Con
HẠC Trắng
Bạn có bao giờ ngắm
kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng,
trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà
vẫn giữ được phong cách ung dung... Con hạc được coi là một con vật sống lâu
cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.
Tết năm nào gia đình
tôi cũng lên Ðà Lạt nghỉ ngơi tại nhà 1 người anh bà con. Ðằng sau nhà anh
tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân
chớm Hạ thật là đẹp. suối róc rách chảy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi
nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò
chuyện.
Tôi bất giác hỏi: - Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ? Anh tôi cười, nói: - Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.
Chúng ta những người
ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn
như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.
Thông thường bất cứ
người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào thì khi về
già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Ở tuổi già, không có phương tiện di
chuyển, bị trở ngại trong giao tiếp đã làm một số người sống một cuộc sống tẻ
nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín.
Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này.
Bác Sĩ Ornish, tác
giả cuốn sách Love &Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn
bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm
độc.
Tình
thương và tinh thần lạc quan là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe.
Ba mươi năm trước mà
nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ..
Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng.
Những buổi tĩnh tâm
chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ
những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được
những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.
Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì
chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ
thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.
Theo Bác Sĩ Ornish,
khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ
đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ, mất sức đề kháng,
dễ cảm cúm.
Như vậy
sự cô
đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ
có
sống
lạc quan mới cứu rỗi được.
Nếu
bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra
thôi!!!
Tuổi như thế nào thì
gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là
'hưởng thọ'. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”,
phần thưởng của Trời cho.
Chúng ta nên sống
thế nào với những ngày 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống
cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào
cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng.
Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.
Trong Những lời Phật
dạy có câu:
Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng... Chắc trong chúng ta không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý. Ði tập thể thao như nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội, tennis v.v... đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn.
Gặp bạn, nói được ra
những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu
nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.
Bác Sĩ Jeff Levin
giáo sư đại học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người
nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không
đến nhà nguyện, ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu
những kết quả cụ thể của "Tín ngưỡng và sức khỏe "!
Cuốn sách ông phát
hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó ông cho biết
những người có tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu
cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn
lạc quan.
Lạc
quan là một cẩm nang mà chúng ta nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là "Tôi
già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa" hoặc "Tôi
vụng về, ít học, chẳng làm gì được".
Tôi xin kể câu chuyện Hai con ngựa của
thầy phó tế George A.Haloulakos.
Cạnh nhà tôi có một
cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút
thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa bình thường giống những
con ngựa khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con
mù.
Trên đường trở về
chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết
chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau..
Chủ nhân của nó chắc
thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã
thành một câu chuyện tuyệt vời.
Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nó, chu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc.
Cũng giống như chủ
nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng đế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn
kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta
những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ. Ðôi khi chúng ta là con ngựa
mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng đế đã nhờ ai đó rung
lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác
nhìn thấy.
Bạn hiền là như vậy.
Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó.
Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau.
Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để vượt qua. Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cái cho đi mà người khác dùng được.
Tính hài hước, làm cho
người khác cười cùng với mình cũng là những liều thuốc bổ.
Thi sĩ Maya Angelou
vào sinh nhật thứ 77, trong chương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay
đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói:
"Vô số
chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai
chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước". Khán giả nghe
bà, cười chẩy cả nước mắt.
Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (qua tinh thần) là: +Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu. +Tinh thần chấp nhận và lạc quan
.
+Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày. +Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe. +Làm việc thiện nguyện.
Sinh, bệnh, lão, tử.
Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính
mình là người lựa chọn.
+Nhóm
bạn: Ðọc sách, kể
chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).
+Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, ngồi thiền, khí công v.v...Và ngay cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.
Hãy thỉnh thoảng đọc
lên thành tiếng câu ngạn ngữ này: 'Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho
trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt.'
Chúc tất cả anh chị em luôn cảm thấy vui khoẻ và trọn vẹn an
lành trong tâm hồn !
Khuyết danh
(st và chuyển:N.Diễm)
|
Xuân vẫn chưa đến -
XUÂN VẪN CHƯA
ĐẾN
Thơ Công Chúa Nhỏ
***
Bảo
sao không trách được ? hởi người
Hẹn
lần hẹn lựa…mãi chưa thôi
Ngày
về sao cứ xa xăm quá
Tin
được lòng Ai? luôn đổi dời
***
Vẫn
biết rằng Ai cố thoát ra
Lầu
son gác tía… chốn ngọc ngà
Cá
chậu, chim lồng… nhưng ấm cúng
Hải
Âu sợ bão táp phong ba!
***
Đông
vẫn dài lâu… xuân chưa sang
Nơi
đây tàn tạ cánh Phượng Hoàng
Chờ
mong chi nữa? thêm tủi phận
Chốn
ấy Ai kia vẫn cao sang!
***
Đau
khổ đã quen chịu đựng rồi
Tóc
giờ cũng đã trắng như vôi
Sợ
chi lòng dạ thay màu bạc
Mắt
lệ nhạt nhòa… ướt thân côi!!!
7/12/2013
(ảnh;Myopera.com)
HỌA:
Nếu
trách thì thôi cứ trách thôi,
Xa
xôi diệu
vợi
chốn
xa vời.
Tim
lòng ai biết
riêng ta biết,
Chỉ nhắn
tin qua gió bóng côi.
*
Lầu
son gác tía nghĩa gì đâu,
Cá
chậu
chim lồng
một
bóng câu.
Hải
Âu sợ gió
nên co rút,
Thân
phận
riêng ta một
chuyến
tàu.
*
Đông
sẽ qua
rồi
xuân bước
sang,
Mừng
ánh vầng
dương
đón phượng
hoàng.
Nơi
đây chốn ấy
đâu nào khác,
Chung
tấm
chân thành xuân mới sang.
*
Xuân
đến
buồn
đau xuân xóa tan,
Tóc
điểm
phong sương
cũng giống
nàng.
Nhưng
trái tim xưa
không trắng
bạc,
Tình
xưa
vẫn
khắc
khoãi miên man.
*
Là
gió ta xin gạt lệ riêng,
Thổi
tan bao nổi
bận ưu
phiền.
Xin
em hướng
mắt
nhìn mây trắng,
Tìm
ta trong đó có niềm riêng.
HỒ NGUYỄN
Cali 26/12/2013
10 dâu hiệu bệnh Alzheimer- BS.Nguyễn thị Nhuận
*10 dấu hiệu
**bệnh Alzheimer*
B/S Nguyễn Thị Nhuận*
>
> Từ khoảng tuổi “50-something” trở đi, nhiều người cảm thấy có thể mình đang
> bắt đầu bị bệnh lẫn lộn Alzheimer's. Đi vào một cái phòng rồi không nhớ
> mình vào đó để lấy cái gì. Hay đặt chùm chìa khóa ở một nơi nào đó không
> quen thuộc thì không thể nào nhớ ra...
> Những chuyện như vậy khiến chúng ta hoang mang vì đôi khi khó phân biệt
> những thay đổi bình thường của tuổi già và những dấu hiệu của một bệnh
> nghiêm trọng như bệnh Alzheimer's. May thay, Hội Bệnh Alzheimer's
> (Alzheimer's Association) đã đưa ra danh sách cập nhật của 10 dấu hiệu bệnh
> Alzheimer's. Mỗi dấu hiệu trong danh sách này gồm mô tả triệu chứng với một
> số ví dụ. Ngoài ra còn có một đoạn ngắn gọn về những thay đổi bình thường
> hoặc điển hình của tuổi già, không phải là bệnh.
>
> *Những dấu hiệu bệnh Alzheimer's của Hội Bệnh Alzheimer's:*
>
> * 1. Mất trí nhớ khiến cuộc sống hàng ngày bị gián đoạn*
> Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ,
> nhất là không nhớ những chuyện vừa mới biết. Những dấu hiệu khác gồm có
> - Quên những ngày hoặc các sự kiện quan trọng.
> - Hỏi đi hỏi lại nhiều lần cùng một chuyện.
> - Cần dựa vào các vật giúp trí nhớ (ví dụ: những ghi chú để nhắc nhở hoặc
> các thiết bị điện tử giúp nhớ).
> - Cần những người trong gia đình giúp làm những chuyện mà trước kia họ vẫn
> làm một mình.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Đôi khi quên tên người khác hoặc
> buổi hẹn, nhưng sau đó nhớ lại được.
>
> * 2. Khó khăn trong việc đặt kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề*
> Một số bệnh nhân có thể mất khả năng nghĩ ra và thực hiện một kế hoạch nào
> đó hoặc khó khăn khi phải làm việc với các con số. Họ khó làm theo một công
> thức nấu ăn đã từng quen thuộc hoặc không theo dõi được các hóa đơn hàng
> tháng. Họ khó tập trung hơn và mất nhiều thời gian để làm một việc nào đó
> hơn trước đây.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Thỉnh thoảng bị sai khi ngồi tính
> cuốn chi phiếu.
>
> * 3. Khó hoàn thành những việc quen thuộc ở nhà, nơi làm việc hoặc giải trí*
> Người bị bệnh Alzheimer's thấy khó để hoàn thành những công việc hàng ngày
> như lái xe đến một địa điểm quen thuộc, quản lý ngân sách tại nơi làm việc
> hoặc ghi nhớ luật lệ của một trò chơi từng yêu thích.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Đôi khi cần giúp đỡ để bấm nút trên
> lò vi ba hoặc để ghi lại một chương trình truyền hình.
>* 4. Lẫn lộn thời gian hoặc địa điểm
> *
> Người bị bệnh Alzheimer có thể mất khả năng theo dõi ngày tháng, mùa và
> thời gian. Họ không thể hiểu được một chuyện nào đó nếu chuyện ấy không xảy
> ra ngay lập tức. Đôi khi họ có thể quên họ đang ở đâu hoặc làm cách nào họ
> đến đó được.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Nhầm lẫn về các ngày trong tuần
> nhưng sau đó nhớ lại được.
>
> * 5. Khó hiểu hình ảnh và liên hệ không gian*
> Đối với một số người, thị giác có vấn đề là một dấu hiệu của bệnh
> Alzheimer's. Họ không thể đọc, đánh giá khoảng cách và xác định màu hoặc
> những tương phản. Về nhận thức, họ có thể đi qua một tấm gương và nghĩ rằng
> có một người khác trong phòng. Họ không nhận ra họ chính là người trong
> gương.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Nhìn không rõ vì đục thủy tinh thể
> (cataracts).
>
> * 6. Có vấn đề mới khi nói hoặc viết*
> Người bị bệnh Alzheimer không thể theo dõi hay tham gia một cuộc trò
> chuyện. Họ có thể tự nhiên ngừng lại khi đang trò chuyện và không biết làm
> sao để tiếp tục hoặc họ có thể lặp lại chính mình. Họ phải cố tìm ra chữ
> đúng để diễn tả hoặc dùng chữ sai. (ví dụ: “gội đầu” thì nói là “rửa tóc”).
>
> Người già bình thường, không phải bệnh Đôi khi gặp khó khăn tìm chữ thích
> hợp.
>
> * 7. Đặt mọi thứ sai chỗ và mất khả năng hồi tưởng*
> Người bị bệnh Alzheimer's có thể đặt mọi vật ở những chỗ khác thường, thí
> dụ: cất kính trong lò vi ba. Họ không tìm ra chúng và không thể đi ngược
> lại các bước để nhớ xem mình đã đặt chúng ở đâu. Đôi khi, họ có thể buộc
> tội người khác ăn cắp. Điều này có thể xảy ra thường xuyên hơn theo thời
> gian.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Đôi khi đặt vài thứ sai chỗ, thí dụ
> như cặp kính hay cái điều khiển TV từ xa.
>
> * 8. Mất khả năng phán đoán*
> Người bị bệnh Alzheimer có thể mất khả năng phán đoàn hay quyết định. Ví
> dụ, họ không biết sử dụng tiền bạc ra sao, đôi khi có thể cho người lạ một
> số tiền lớn. Họ ít để ý đến việc sửa soạn cho gọn ghẽ hay sạch sẽ.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Lâu lâu có thể quyết định sai lầm
> một lần.
>
> * 9. Không còn thích làm việc hay dự các hoạt động xã hội*
> Một người bị bệnh Alzheimer thường tìm cách tránh những hoạt động giải trí,
> hoạt động xã hội, các dự án công việc hoặc thể thao. Họ có thể ngưng theo
> dõi đội thể thao yêu thích nhất hoặc không nhớ cách để hoàn thành một hoạt
> động giải trí mà họ từng yêu thích. Họ cũng có thể tránh gặp người khác.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Đôi khi cảm thấy chán làm việc hay
> những bắt buộc của gia đình và xã hội.
>
> * 10. Thay đổi trong tâm trạng và tính tình*
> Tâm trạng và tính tình của những người bị bệnh Alzheimer's có thể thay đổi.
> Họ có thể trở nên lẫn lộn, nghi ngờ, chán nản , sợ hãi hay lo lắng. Họ có
> thể dễ dàng nổi tức ở nhà, tại nơi làm việc , với bạn bè hoặc ở những nơi
> không quen thuộc.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Làm việc theo cách của họ và tức
> giận khi phải thay đổi.
>
> Hiểu biết về những triệu chứng của bệnh Alzheimer's kể trên giúp chúng ta
> quyết định đến bác sĩ để khám và định bệnh hầu có được chữa trị sớm.
>
> *Làm sao tránh bệnh Alzheimer"s ?*
> Gần phân nửa số người Mỹ 85 tuổi mắc bệnh Alzheimer's, một chữ mà người
> Việt ở Mỹ đã quen thuộc và thường dịch là bệnh lẩn. Một số người còn mắc
> bệnh này khi chưa đến 65 tuổi, được gọi là bệnh lẩn sớm. Căn bệnh quái ác
> này thường lởn vởn trong óc tất cả chúng ta và nhiều người thường tự hỏi “*Có
> phải mình đang mắc chứng Alzheimer's sớm?*”
> Thực ra thì bệnh hay quên thường được gặp ở mọi lứa tuổi: không thể tìm
> thấy chìa khóa, quên tên người đối diện hay người trong một câu chuyện đang
> kể, hoặc bước vào một căn phòng rồi không thể nhớ tại sao lại vào đó. Đối
> với đa số thì vấn đề chỉ là do thiếu ngủ hoặc căng thẳng tạm thời. Nhưng
> đôi khi những triệu chứng này trở nên thường xuyên hơn và đáng lo ngại hơn
> khiến chúng ta cần đến gặp bác sĩ để được chẩn bệnh chính xác. Rất may là
> nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh
> Alzheimer và thậm chí có thể đảo ngược các vấn đề của trí nhớ khi chúng
> được phát hiện sớm.
> Khi xem xét óc của những người bệnh Alzheimer's, các nhà khoa học thấy giữa
> các tế bào não là mảng nhỏ li ti, được gọi là mảng beta- amyloid. Dưới kính
> hiển vi, những mảng này trông giống như viên thịt hoặc cuộn len. Họ cho
> rằng những mảng này đã dần dần phá hủy các tế bào óc.
> Tại sao có những mảng này? Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu cho rằng câu
> trả lời tìm thấy trong thói quen ăn uống của chúng ta. Một số thức ăn làm
> dễ bị bệnh Alzheimer's và ngược lại, một số khác giúp ngăn chặn bệnh.
>
> *"Chất béo xấu"*
> Chất béo bão hòa thuộc loại chất béo không lành mạnh: đây là chất béo trong
> thịt và đặc biệt là trong các sản phẩm sữa, chẳng hạn như phô mai và kem.
> Các nhà nghiên cứu trong Chicago Health and Aging Project thấy rằng những
> người ăn nhiều những “chất béo xấu“ờ có hơn ba lần nguy cơ mắc bệnh
> Alzheimer's so với những người tránh ăn những chất béo này. Và đây là điều
> đáng sợ: Nếu bạn ăn hai quả trứng và một miếng bacon (thịt ba chỉ ướp mặn)
> cho bữa ăn sáng, một miếng ức gà không da với một ly sữa cho bữa ăn trưa,
> và một bánh pizza pho mát nhỏ cho bữa ăn tối, bạn đã lấy đủ “chất béo xấu”
> để được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Đúng vậy. Những thức ăn hàng ngày mà
> chúng ta quen ăn khiến chúng ta bị xếp vào nhóm có nguy cơ bị bệnh. Chất
> transfat có trong bánh donut và các món ăn vặt khác cũng làm tăng nguy cơ
> bị các vấn đề của trí nhớ sau này.
>
> *Sắt, đồng và các kim loại khác*
> Kim loại - sắt và đồng - từ các loại thực phẩm và từ nồi chảo có thể là một
> phần của vấn đề. Chúng ta đều cần sắt cho hồng huyết cầu và đồng cho các
> phân hóa tố (enzyme), nhưng với số lượng lớn, các kim loại này sản xuất các
> gốc hóa học làm tổn thương các tế bào não.
> Các kim loại này đến từ đâu? Chất sắt có trong các loại thịt và tất nhiên
> là trong chảo gang, do đó nên dùng nồi chảo làm bằng thép không rỉ
> (stainless steel), an toàn hơn. Chất đồng được tìm thấy trong ống nước - vì
> vậy ta nên dùng máy lọc nước - cũng như trong gan và nhiều loại thực phẩm
> khác. Cả chất sắt và chất đồng thường được thêm vào các loại vitamin, vì
> vậy nên đọc kỹ nhãn hiệu vitamin bạn mua và chọn những loại thuốc không có
> các kim loại này.
> Chất nhôm cũng đã được tìm thấy trong óc của bệnh nhân Alzheimer's. Trong
> khi các nhà khoa học tiếp tục tranh luận xem các kim loại này là thủ phạm
> hay chỉ là một chất có mặt vô tội vạ, tốt hơn hết là ta đừng đem chúng vào
> người. Không nên dùng nồi nấu bằng nhôm và đọc nhãn hiệu kỹ khi mua baking
> powder, thuốc antacid, và thực phẩm chế biến sẵn để chọn loại không có các
> chất này.
>
> *Thực phẩm bảo vệ khỏi bệnh Alzheimer's*
> Không phải tất cả các thực phẩm đều có hại. Một số thực phẩm thực sự bảo vệ
> óc. Chúng là:
> - Các loại hạt chứa nhiều vitamin E, đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa
> bệnh Alzheimer's. Đặc biệt tốt là hạnh nhân (almonds), quả óc chó
> (walnuts), quả phỉ (hazelnuts), hạt thông (pinenuts), quả hồ đào (pecans),
> quả hồ trăn (pistachios), hạt hướng dương (sunflower seeds), hạt vừng
> (sesame seeds), và hạt lanh (flaxseed). Chỉ cần một ounce (một nắm) mỗi
> ngày là đủ.
> -ueberries Quả việt quất (bl) và nho có được màu đậm là từ anthocyanins,
> chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp học tập tốt và tăng trí nhớ trong các
> nghiên cứu tại Đại học Cincinnati.
> - Khoai lang là thức ăn chính của người Okinawa, giống người sống lâu nhất
> trên trái đất. Họ cũng được biết là có thể duy trì tinh thần minh mẫn vào
> tuổi già. Khoai lang chứa nhiều beta- carotene, một chất chống oxy hóa mạnh
> mẽ.
> - Các loại rau lá xanh cung cấp sắt trong một hình thức dễ hấp thụ hơn khi
> cơ thể cần nhiều và ít được hấp thụ khi cơ thể bạn đã có dư, bảo vệ bạn
> khỏi tình trạng quá dư chất sắt, có thể gây hại cho não. Rau xanh cũng có
> rất nhiều chất folate, một loại vitamin B bảo vệ óc.
> - Các loại đậu và chickpeas có vitamin B6 và folate cũng như protein và
> cancium, không có chất béo bão hòa hoặc transfat.
> - Vitamin B12 rất cần thiết để giúp hệ thần kinh và các tế bào não khỏe
> mạnh. Folate , vitamin B6 và vitamin B12 hợp chung sẽ loại bỏ homocysteine,
> là chất tích tụ trong máu, giống như chất thải nhà máy - và làm hư não.
> - Ăn chay, nhất là ăn thuần chay rất tốt. Một nghiên cứu tại đại học Loma
> Linda cho thấy người ăn chay không chỉ sống lâu hơn những người ăn thịt mà
> họ giữ được sự minh mẫn lâu dài hơn.
>
> *Vận động bộ óc thường xuyên*
> Dùng những cách sau để vận động bộ óc:
> - Làm trái tim đập mạnh hon: Đi bộ nhanh 40 phút ba lần mỗi tuần mang
> oxygen lên óc và có thể đảo ngược sự co rút do tuổi cao của óc, theo trường
> đại học Illinois.
> - Vận động trí óc: Những bài tập kích thích não - từ sách, báo hay các bài
> tập não đã được chứng minh là làm óc mạnh lên.
> - Ngủ. Giấc ngủ rất cần thiết để gìn giữ trí nhớ. Nửa đầu của đêm rất quan
> trọng cho giấc ngủ sóng chậm, khi bộ óc tổng hợp các sự kiện và từ ngữ học
> được trong ngày. Nửa thứ hai của đêm nhấn mạnh giấc ngủ REM, khi những cảm
> xúc và kỹ năng thể lý được tổng hợp. Nên đi ngủ vào khoảng 10:00 tối, và
> ngủ đủ tám tiếng hoặc nhiều giờ như có thể được.
> - Bảo vệ trí nhớ của bạn.
> Tránh những "chất béo xấu" trong các loại thịt, các sản phẩm sữa, bánh ngọt
> ăn vặt, và tận dụng các chất dinh dưỡng tốt trong các loại rau, trái cây,
> ngũ cốc nguyên hạt, và đậu. Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng cần thiết.
> Và đừng quên tập thể dục cho thể xác cũng như tinh thần mỗi ngày.
> Đừng chần chờ. Nếp nhăn bắt đầu rất sớm và cuộc sống cũng như tóc bạc và
> những thay đổi trong bộ óc đã bắt đầu và tiến hành trước khi hầu hết chúng
> ta nhận ra. Ngay bây giờ là thời gian để tận dụng các loại thực phẩm tốt
> cho não.
B/S Nguyễn Thị Nhuận*
>
> Từ khoảng tuổi “50-something” trở đi, nhiều người cảm thấy có thể mình đang
> bắt đầu bị bệnh lẫn lộn Alzheimer's. Đi vào một cái phòng rồi không nhớ
> mình vào đó để lấy cái gì. Hay đặt chùm chìa khóa ở một nơi nào đó không
> quen thuộc thì không thể nào nhớ ra...
> Những chuyện như vậy khiến chúng ta hoang mang vì đôi khi khó phân biệt
> những thay đổi bình thường của tuổi già và những dấu hiệu của một bệnh
> nghiêm trọng như bệnh Alzheimer's. May thay, Hội Bệnh Alzheimer's
> (Alzheimer's Association) đã đưa ra danh sách cập nhật của 10 dấu hiệu bệnh
> Alzheimer's. Mỗi dấu hiệu trong danh sách này gồm mô tả triệu chứng với một
> số ví dụ. Ngoài ra còn có một đoạn ngắn gọn về những thay đổi bình thường
> hoặc điển hình của tuổi già, không phải là bệnh.
>
> *Những dấu hiệu bệnh Alzheimer's của Hội Bệnh Alzheimer's:*
>
> * 1. Mất trí nhớ khiến cuộc sống hàng ngày bị gián đoạn*
> Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ,
> nhất là không nhớ những chuyện vừa mới biết. Những dấu hiệu khác gồm có
> - Quên những ngày hoặc các sự kiện quan trọng.
> - Hỏi đi hỏi lại nhiều lần cùng một chuyện.
> - Cần dựa vào các vật giúp trí nhớ (ví dụ: những ghi chú để nhắc nhở hoặc
> các thiết bị điện tử giúp nhớ).
> - Cần những người trong gia đình giúp làm những chuyện mà trước kia họ vẫn
> làm một mình.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Đôi khi quên tên người khác hoặc
> buổi hẹn, nhưng sau đó nhớ lại được.
>
> * 2. Khó khăn trong việc đặt kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề*
> Một số bệnh nhân có thể mất khả năng nghĩ ra và thực hiện một kế hoạch nào
> đó hoặc khó khăn khi phải làm việc với các con số. Họ khó làm theo một công
> thức nấu ăn đã từng quen thuộc hoặc không theo dõi được các hóa đơn hàng
> tháng. Họ khó tập trung hơn và mất nhiều thời gian để làm một việc nào đó
> hơn trước đây.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Thỉnh thoảng bị sai khi ngồi tính
> cuốn chi phiếu.
>
> * 3. Khó hoàn thành những việc quen thuộc ở nhà, nơi làm việc hoặc giải trí*
> Người bị bệnh Alzheimer's thấy khó để hoàn thành những công việc hàng ngày
> như lái xe đến một địa điểm quen thuộc, quản lý ngân sách tại nơi làm việc
> hoặc ghi nhớ luật lệ của một trò chơi từng yêu thích.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Đôi khi cần giúp đỡ để bấm nút trên
> lò vi ba hoặc để ghi lại một chương trình truyền hình.
>* 4. Lẫn lộn thời gian hoặc địa điểm
> *
> Người bị bệnh Alzheimer có thể mất khả năng theo dõi ngày tháng, mùa và
> thời gian. Họ không thể hiểu được một chuyện nào đó nếu chuyện ấy không xảy
> ra ngay lập tức. Đôi khi họ có thể quên họ đang ở đâu hoặc làm cách nào họ
> đến đó được.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Nhầm lẫn về các ngày trong tuần
> nhưng sau đó nhớ lại được.
>
> * 5. Khó hiểu hình ảnh và liên hệ không gian*
> Đối với một số người, thị giác có vấn đề là một dấu hiệu của bệnh
> Alzheimer's. Họ không thể đọc, đánh giá khoảng cách và xác định màu hoặc
> những tương phản. Về nhận thức, họ có thể đi qua một tấm gương và nghĩ rằng
> có một người khác trong phòng. Họ không nhận ra họ chính là người trong
> gương.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Nhìn không rõ vì đục thủy tinh thể
> (cataracts).
>
> * 6. Có vấn đề mới khi nói hoặc viết*
> Người bị bệnh Alzheimer không thể theo dõi hay tham gia một cuộc trò
> chuyện. Họ có thể tự nhiên ngừng lại khi đang trò chuyện và không biết làm
> sao để tiếp tục hoặc họ có thể lặp lại chính mình. Họ phải cố tìm ra chữ
> đúng để diễn tả hoặc dùng chữ sai. (ví dụ: “gội đầu” thì nói là “rửa tóc”).
>
> Người già bình thường, không phải bệnh Đôi khi gặp khó khăn tìm chữ thích
> hợp.
>
> * 7. Đặt mọi thứ sai chỗ và mất khả năng hồi tưởng*
> Người bị bệnh Alzheimer's có thể đặt mọi vật ở những chỗ khác thường, thí
> dụ: cất kính trong lò vi ba. Họ không tìm ra chúng và không thể đi ngược
> lại các bước để nhớ xem mình đã đặt chúng ở đâu. Đôi khi, họ có thể buộc
> tội người khác ăn cắp. Điều này có thể xảy ra thường xuyên hơn theo thời
> gian.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Đôi khi đặt vài thứ sai chỗ, thí dụ
> như cặp kính hay cái điều khiển TV từ xa.
>
> * 8. Mất khả năng phán đoán*
> Người bị bệnh Alzheimer có thể mất khả năng phán đoàn hay quyết định. Ví
> dụ, họ không biết sử dụng tiền bạc ra sao, đôi khi có thể cho người lạ một
> số tiền lớn. Họ ít để ý đến việc sửa soạn cho gọn ghẽ hay sạch sẽ.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Lâu lâu có thể quyết định sai lầm
> một lần.
>
> * 9. Không còn thích làm việc hay dự các hoạt động xã hội*
> Một người bị bệnh Alzheimer thường tìm cách tránh những hoạt động giải trí,
> hoạt động xã hội, các dự án công việc hoặc thể thao. Họ có thể ngưng theo
> dõi đội thể thao yêu thích nhất hoặc không nhớ cách để hoàn thành một hoạt
> động giải trí mà họ từng yêu thích. Họ cũng có thể tránh gặp người khác.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Đôi khi cảm thấy chán làm việc hay
> những bắt buộc của gia đình và xã hội.
>
> * 10. Thay đổi trong tâm trạng và tính tình*
> Tâm trạng và tính tình của những người bị bệnh Alzheimer's có thể thay đổi.
> Họ có thể trở nên lẫn lộn, nghi ngờ, chán nản , sợ hãi hay lo lắng. Họ có
> thể dễ dàng nổi tức ở nhà, tại nơi làm việc , với bạn bè hoặc ở những nơi
> không quen thuộc.
>
> Người già bình thường, không phải bệnh: Làm việc theo cách của họ và tức
> giận khi phải thay đổi.
>
> Hiểu biết về những triệu chứng của bệnh Alzheimer's kể trên giúp chúng ta
> quyết định đến bác sĩ để khám và định bệnh hầu có được chữa trị sớm.
>
> *Làm sao tránh bệnh Alzheimer"s ?*
> Gần phân nửa số người Mỹ 85 tuổi mắc bệnh Alzheimer's, một chữ mà người
> Việt ở Mỹ đã quen thuộc và thường dịch là bệnh lẩn. Một số người còn mắc
> bệnh này khi chưa đến 65 tuổi, được gọi là bệnh lẩn sớm. Căn bệnh quái ác
> này thường lởn vởn trong óc tất cả chúng ta và nhiều người thường tự hỏi “*Có
> phải mình đang mắc chứng Alzheimer's sớm?*”
> Thực ra thì bệnh hay quên thường được gặp ở mọi lứa tuổi: không thể tìm
> thấy chìa khóa, quên tên người đối diện hay người trong một câu chuyện đang
> kể, hoặc bước vào một căn phòng rồi không thể nhớ tại sao lại vào đó. Đối
> với đa số thì vấn đề chỉ là do thiếu ngủ hoặc căng thẳng tạm thời. Nhưng
> đôi khi những triệu chứng này trở nên thường xuyên hơn và đáng lo ngại hơn
> khiến chúng ta cần đến gặp bác sĩ để được chẩn bệnh chính xác. Rất may là
> nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh
> Alzheimer và thậm chí có thể đảo ngược các vấn đề của trí nhớ khi chúng
> được phát hiện sớm.
> Khi xem xét óc của những người bệnh Alzheimer's, các nhà khoa học thấy giữa
> các tế bào não là mảng nhỏ li ti, được gọi là mảng beta- amyloid. Dưới kính
> hiển vi, những mảng này trông giống như viên thịt hoặc cuộn len. Họ cho
> rằng những mảng này đã dần dần phá hủy các tế bào óc.
> Tại sao có những mảng này? Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu cho rằng câu
> trả lời tìm thấy trong thói quen ăn uống của chúng ta. Một số thức ăn làm
> dễ bị bệnh Alzheimer's và ngược lại, một số khác giúp ngăn chặn bệnh.
>
> *"Chất béo xấu"*
> Chất béo bão hòa thuộc loại chất béo không lành mạnh: đây là chất béo trong
> thịt và đặc biệt là trong các sản phẩm sữa, chẳng hạn như phô mai và kem.
> Các nhà nghiên cứu trong Chicago Health and Aging Project thấy rằng những
> người ăn nhiều những “chất béo xấu“ờ có hơn ba lần nguy cơ mắc bệnh
> Alzheimer's so với những người tránh ăn những chất béo này. Và đây là điều
> đáng sợ: Nếu bạn ăn hai quả trứng và một miếng bacon (thịt ba chỉ ướp mặn)
> cho bữa ăn sáng, một miếng ức gà không da với một ly sữa cho bữa ăn trưa,
> và một bánh pizza pho mát nhỏ cho bữa ăn tối, bạn đã lấy đủ “chất béo xấu”
> để được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Đúng vậy. Những thức ăn hàng ngày mà
> chúng ta quen ăn khiến chúng ta bị xếp vào nhóm có nguy cơ bị bệnh. Chất
> transfat có trong bánh donut và các món ăn vặt khác cũng làm tăng nguy cơ
> bị các vấn đề của trí nhớ sau này.
>
> *Sắt, đồng và các kim loại khác*
> Kim loại - sắt và đồng - từ các loại thực phẩm và từ nồi chảo có thể là một
> phần của vấn đề. Chúng ta đều cần sắt cho hồng huyết cầu và đồng cho các
> phân hóa tố (enzyme), nhưng với số lượng lớn, các kim loại này sản xuất các
> gốc hóa học làm tổn thương các tế bào não.
> Các kim loại này đến từ đâu? Chất sắt có trong các loại thịt và tất nhiên
> là trong chảo gang, do đó nên dùng nồi chảo làm bằng thép không rỉ
> (stainless steel), an toàn hơn. Chất đồng được tìm thấy trong ống nước - vì
> vậy ta nên dùng máy lọc nước - cũng như trong gan và nhiều loại thực phẩm
> khác. Cả chất sắt và chất đồng thường được thêm vào các loại vitamin, vì
> vậy nên đọc kỹ nhãn hiệu vitamin bạn mua và chọn những loại thuốc không có
> các kim loại này.
> Chất nhôm cũng đã được tìm thấy trong óc của bệnh nhân Alzheimer's. Trong
> khi các nhà khoa học tiếp tục tranh luận xem các kim loại này là thủ phạm
> hay chỉ là một chất có mặt vô tội vạ, tốt hơn hết là ta đừng đem chúng vào
> người. Không nên dùng nồi nấu bằng nhôm và đọc nhãn hiệu kỹ khi mua baking
> powder, thuốc antacid, và thực phẩm chế biến sẵn để chọn loại không có các
> chất này.
>
> *Thực phẩm bảo vệ khỏi bệnh Alzheimer's*
> Không phải tất cả các thực phẩm đều có hại. Một số thực phẩm thực sự bảo vệ
> óc. Chúng là:
> - Các loại hạt chứa nhiều vitamin E, đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa
> bệnh Alzheimer's. Đặc biệt tốt là hạnh nhân (almonds), quả óc chó
> (walnuts), quả phỉ (hazelnuts), hạt thông (pinenuts), quả hồ đào (pecans),
> quả hồ trăn (pistachios), hạt hướng dương (sunflower seeds), hạt vừng
> (sesame seeds), và hạt lanh (flaxseed). Chỉ cần một ounce (một nắm) mỗi
> ngày là đủ.
> -ueberries Quả việt quất (bl) và nho có được màu đậm là từ anthocyanins,
> chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp học tập tốt và tăng trí nhớ trong các
> nghiên cứu tại Đại học Cincinnati.
> - Khoai lang là thức ăn chính của người Okinawa, giống người sống lâu nhất
> trên trái đất. Họ cũng được biết là có thể duy trì tinh thần minh mẫn vào
> tuổi già. Khoai lang chứa nhiều beta- carotene, một chất chống oxy hóa mạnh
> mẽ.
> - Các loại rau lá xanh cung cấp sắt trong một hình thức dễ hấp thụ hơn khi
> cơ thể cần nhiều và ít được hấp thụ khi cơ thể bạn đã có dư, bảo vệ bạn
> khỏi tình trạng quá dư chất sắt, có thể gây hại cho não. Rau xanh cũng có
> rất nhiều chất folate, một loại vitamin B bảo vệ óc.
> - Các loại đậu và chickpeas có vitamin B6 và folate cũng như protein và
> cancium, không có chất béo bão hòa hoặc transfat.
> - Vitamin B12 rất cần thiết để giúp hệ thần kinh và các tế bào não khỏe
> mạnh. Folate , vitamin B6 và vitamin B12 hợp chung sẽ loại bỏ homocysteine,
> là chất tích tụ trong máu, giống như chất thải nhà máy - và làm hư não.
> - Ăn chay, nhất là ăn thuần chay rất tốt. Một nghiên cứu tại đại học Loma
> Linda cho thấy người ăn chay không chỉ sống lâu hơn những người ăn thịt mà
> họ giữ được sự minh mẫn lâu dài hơn.
>
> *Vận động bộ óc thường xuyên*
> Dùng những cách sau để vận động bộ óc:
> - Làm trái tim đập mạnh hon: Đi bộ nhanh 40 phút ba lần mỗi tuần mang
> oxygen lên óc và có thể đảo ngược sự co rút do tuổi cao của óc, theo trường
> đại học Illinois.
> - Vận động trí óc: Những bài tập kích thích não - từ sách, báo hay các bài
> tập não đã được chứng minh là làm óc mạnh lên.
> - Ngủ. Giấc ngủ rất cần thiết để gìn giữ trí nhớ. Nửa đầu của đêm rất quan
> trọng cho giấc ngủ sóng chậm, khi bộ óc tổng hợp các sự kiện và từ ngữ học
> được trong ngày. Nửa thứ hai của đêm nhấn mạnh giấc ngủ REM, khi những cảm
> xúc và kỹ năng thể lý được tổng hợp. Nên đi ngủ vào khoảng 10:00 tối, và
> ngủ đủ tám tiếng hoặc nhiều giờ như có thể được.
> - Bảo vệ trí nhớ của bạn.
> Tránh những "chất béo xấu" trong các loại thịt, các sản phẩm sữa, bánh ngọt
> ăn vặt, và tận dụng các chất dinh dưỡng tốt trong các loại rau, trái cây,
> ngũ cốc nguyên hạt, và đậu. Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng cần thiết.
> Và đừng quên tập thể dục cho thể xác cũng như tinh thần mỗi ngày.
> Đừng chần chờ. Nếp nhăn bắt đầu rất sớm và cuộc sống cũng như tóc bạc và
> những thay đổi trong bộ óc đã bắt đầu và tiến hành trước khi hầu hết chúng
> ta nhận ra. Ngay bây giờ là thời gian để tận dụng các loại thực phẩm tốt
> cho não.
Chuyện mua sắm tại các siêu thị Mỷ-Huỳnh Chiếu Đẳng
Huỳnh chiếu Đẳng là cựu giáo sư khoa học trước 1975. Ông rất sành về cổ nhạc miền Nam
Ngày NayChuyện Mua Sắm Trong Siêu Thị Mỹ
Trong Thời Đại Diện Tử Ngày Nay.
(Trích từ thông tin của một người bạn nghiên cứu năng lượng Reiki ở Mỹ)Kính thưa quí bạn, mùa Giáng sinh và Tết dương lịch 2011 cũng là mùa mua sắm. Ở những nước tây phương thì mùa nầy ngoài trời lạnh lẽo mọi người thích đi vào trong các Mall để xem những mặt hàng mới ra trong mùa nầy và cũng để mua sắm. Hôm nay tôi viết ít hàng nói về chuyện mua sắm tại Mỹ và làm cách nào để không mua hớ giá trong thời đại điện tử ngày nay. Theo chỗ tôi biết thì đa số các bạn già chúng ta chưa hể nghe ai nói về những chuyện sau đây. Nếu các bạn không tin tôi thì mình cá ly cà phê đi, nếu sau khi đọc xong mà các bạn thấy là chưa hề nghe nói hay đã đọc thấy những chuyện nầy ở đâu đó, thì các bạn gởi biếu tôi một ly cà phê qua email nghe. Còn như bạn nào có nghe nói lõm bõm về vấn đề nầy thì cũng xin cho tôi biết để tôi quê một cục chơi.
- Chuyện thứ nhất tôi muốn nói là trong các siêu thị, trong các mall của Mỹ ngày nay thường có free WiFi. Nghĩa là các bạn mang laptop hay các máy cầm tay như iPod Touch, iPad… những loại cell phone có WiFi đều có thể log vào Internet được hết. Trong đa số tiệm Sears, Maycy’s, Nortrom… đều có WiFi free. Đó là chưa kể một số quán cà phê cũng có WiFi free luôn. Do đó các bạn ở những xứ khác qua Mỹ chơi chỉ cần ghé vào một cái Mall là log vào Internet để đọc và gởi email hay tin tức dễ dàng không tốn chi cả. Còn quí vị đờn ông con trai buộc lòng phải đi theo xách giỏ cho bà xã mua sắm trong các tiêm bán thời trang, son phấn thì nhớ bỏ túi cái máy cầm tay có WiFi vào đó log vô internet coi tin tức, nghe nhạc hay viết và nhận email, coi Youtube cho đở nản. Có lần tôi gặp một ông ngồi ngủ ngon lành trên một cái ghế trước phòng thử (fitting room), ồng chờ bà xã ổng lựa mua quần áo. Vậy thì chuyện WiFi free nầy trong Mall các bạn đã biết hay chưa.
- Nhưng đó chỉ là vấn đề phụ, cái tôi muốn nói ở đây là chuyện đọc barcode và làm sao biết được món đồ sắp mua giá thấp nhất và giá cao nhất là bao nhiêu để so với giá trong tiệm chúng ta vừa bước vào. Ngày xưa thì chuyện nầy rất khó, nhưng với thời đại điện tử ngày nay thì dễ như chơi. Quả thật là như chơi.
Các bạn biết rằng hàng hoá Mỹ bây giờ cũng có in barcode. Các bạn còn nhớ chuyện dỏm là bày nhau đọc barcode để biết coi hàng hoá đó có phải sản xuất từ Trung Quốc hay không. Thưa tôi lập lại, đó là dòm, không đúng chi hết, đừng tin. Ngay cả món thực phẩn ghi Made in USA hay Made in Canada phần lớn có ruột chứa thực phẩm sản xuất từ bên Tàu nói chi là cái barcode. Các bạn muốn biết chi tiết do “giới chức thẩm quyền” nói về chuyện nầy thì mời xem cái slide show ngay dưới:
Made in USA = Made in China (version 4.0).PPS (version 4 đầy đủ hơn) < — click để downloadBây giờ trở lại, mọi món hàng trong siêu thị trong tiệm buôn đều có in barcode để trước tiên là tính tiền, để làm tồn kho cũng như làm những thủ tục quản trị khác…Cái barcode của hàng hoá trông như những hình sau:
Trong hình trên là 4 cái barcode.Các bạn nghĩ đó là chữ bùa chỉ có tiệm buôn mới đọc được còn người trần chúng ta chịu thua. Thưa không đâu, chúng ta đọc được trong nháy mắt, mà còn biết thêm nhiều chi tiết mà nhân viên tiệm buôn không biết. Sau đây tôi bày các bạn đọc để biết coi món hàng đó đang có bán ở những tiệm buôn nào và giá cả cao thấp ra sao để khỏi mua hớ.Với cái máy cầm tay nhó như hình dưới đây, hay ngay như cái iPad to hơn và những máy đồng loại có WiFi các bạn đọc được barcode nầy trong nháy mắt.
Trước khi đi xa hơn chắc các bạn muốn biết hình dạng những máy cầm tay nầy ra sao. Mời các bạn xem một số hình của chúng bên dưới, còn mô tả thì cứ vào internet mà lục tên nó.
Nói chung thì còn nhiều lắm, nhưng loại nào có máy chụp hình thì mới xài được. Tôi thì dủng cái iPod Touch nhỏ như hình dưới đây để làm thực hành đọc barcode hàng hoá để các bạn xem chơi.
Trong máy iPod Touch tôi install software đọc barcode free, các bạn nhìn hình dưới đây thấy hai cái icon “Quick Scan” và “Scan“. Đây là hai software dùng scan barcode bằng cái iPod touch hay iPad, mấy máy cầm tay khác đều dùng từa tực như cái nầy.
Đây là màn ảnh cái iPod Touch.Máy iPod ở thí dụ nơi đây có cái máy chụp hình 2Mpix phía sau.Cái vòng tròn trong ảnh là ống kính máy digital camera đó.
Bây giờ tôi scan thử barcode của một ống pomade có sẳn như hình sau:
Đặt cái iPod trước cái barcode, các bạn thấy barcode được chụp vào màn ảnh iPod :Hình barcode nằm giữa màn ảnh của máy iPod touch.
Một giây sau kết quả thế nầy hiện ra trên màn ảnh máy iPod:Các bạn đọc thấy giá là $11.91 và thấy cả chi tiết về ống kem trong hình, cả mã số của cái barcode nữa.Bây giờ tôi scan thử cuốn sách nầy cũng có sẳn tại nhà:Người Mỹ kể cũng lạ, họ viết sách bán mà gọi người mua là những “thằng đần” (dummies). Thế mà bán chạy mới là lạ. R4o ràng gọi đần là phải rồi, độc giả bị gọi là “đần” thế mà vẫn mua sách.Phía sau cuốn sách có cái barcode, trên bar code các bạn thấy ghi giá là $24,95 chớ gì. Tôi scan bằng cái iPod sẽ thấy giá nó ra sao hiện giờ.Scan như sau:Hình barcode hiện ra giữa màn ảnh và một giây sau kết quả hiện ra trên màn ảnh iPod như sau:Các bạn thấy tên cuốn sách cả hình ảnh cuốn sách, luôn giá rẻ nhất hiện giờ là $0,63 (63 xu)
Đố các bạn tôi mua giá bao nhiêu, thưa tôi mua cuốn nầy hôm Chủ nhật giá 50 xu.Nếu các bạn bỏ túi cái máy nhỏ có WiFi và có built-in digital camera vào trong siêu thị, các bạn có thể scan barcode của hàng hoá chưng bày và biết ngay rằng giá rẻ nhất là bao nhiêu, đang bán trong tiệm nào.
Bây giờ tôi thử đọc barcode của món hàng hoá nầy để các bạn xem.Tôi scan thử barcode trên hộp DVD và kết quả trên màn ảnh iPod như sau:
Các bạn thấy có tên và hình món hàng, và giá cả ở 54 tiệm đang bán, nơi bán rẻ nhất lá $17,99.
Tôi mua $9 chớ không phải 17,99 đô đâu.
- Tới đây chúng ta đi xa hơn một chút.
Ở hình trên các bạn thấy hộp DVD đặt trên tờ báo hàng ngày, trên tờ báo có cái ô vuông viết chữ bùa. Thưa quí bạn đó cũng là “barcode”. Tên nó là QR code (Quick Response code). Hình nó bên dưới.
Cái nầy cũng đọc y như là barcode ở bên trên. Máy cầm tay có WiFi và built-in digital camera đều đọc được, dĩ nhiên là phải install software (thường là free, với Apple thì là free version pro thì bán vài đô).Bây giờ tôi đọc thử QR code trên tờ báo coi là gì. Nếu các bạn có báo Mỹ thì thấy trong trang về business bao giờ cũng có phần tìm việc, và phần nầy đi kèm cái QR code. Chúng ta đọc thử coi ra sao.
Hình chụp rung tay mờ câm.Và các bạn thấy kết quả hiện ra trong nháy mắt, vì vậy mà tôi phải chụp nhanh kẻo khômng kịp, nó đọc nhanh lắm, vì chụp thật nhanh máy ảnh chưa kịp lấy thước nên hình mờ.Kết quả là có cái job Social Worker đang open, chi tiết như trên màn ảnh của iPod tôi chụp lại trong hình.Kết luận sao đây? Nếu các bạn bỏ túi cái máy cầm tay có WiFi và built-in digital camera vào trong siêu thị Mỹ, các bạn có thể kiểm giá món hàng ngay tức thì. Các bạn cũng có thể đọc được ý kiến người dùng đã chấm điểm món hàng đó thế nào, hay dỡ ra sao. Tất cả mọi thứ hiện ra trên màn ảnh ngay trước mắt, các bạn không cần chờ đợi chi cả. Chỉ đưa cái máy cầm tay scan barcode là mọi chi tiết hiện ra ngay.…
HCD (22-Dec-2011)
(st và chuyển:Trần Lâm Phát)
30 thg 12, 2013
Cranky old man (ông già khó chịu )*
Khi một người đàn ông qua đời tại một viện Dưỡng lảo,các Y tá đã tìm thấy bài thơ nây.
Họ đã sao chép ra và đưa lên mạng.
Mời các bạn đọc
Cranky Old Man
What do you see nurses? . . .. . .What do you see?
What are you thinking .. . when you're looking at me?
A cranky old man, . . . . . .not very wise,
Uncertain of habit .. . . . . . . .. with faraway eyes?
Who dribbles his food .. . ... . . and makes no reply.
When you say in a loud voice . .'I do wish you'd try!'
Who seems not to notice . . .the things that you do.
And forever is losing . . . . . .. . . A sock or shoe?
Who, resisting or not . . . ... lets you do as you will,
With bathing and feeding . . . .The long day to fill?
Is that what you're thinking?. .Is that what you see?
Then open your eyes, nurse .you're not looking at me.
I'll tell you who I am . . . . .. As I sit here so still,
As I do at your bidding, .. . . . as I eat at your will.
I'm a small child of Ten . .with a father and mother,
Brothers and sisters .. . . .. . who love one another
A young boy of Sixteen . . . .. with wings on his feet
Dreaming that soon now . . .. . . a lover he'll meet.
A groom soon at Twenty . . . ..my heart gives a leap.
Remembering, the vows .. .. .that I promised to keep.
At Twenty-Five, now . . . . .I have young of my own.
Who need me to guide . . . And a secure happy home.
A man of Thirty . .. . . . . My young now grown fast,
Bound to each other . . .. With ties that should last.
At Forty, my young sons .. .have grown and are gone,
But my woman is beside me . . to see I don't mourn.
At Fifty, once more, .. ...Babies play 'round my knee,
Again, we know children . . . . My loved one and me.
Dark days are upon me . . . . My wife is now dead.
I look at the future ... . . . . I shudder with dread.
For my young are all rearing .. . . young of their own.
And I think of the years . . . And the love that I've known.
I'm now an old man . . . . . . .. and nature is cruel.
It's jest to make old age . . . . . . . look like a fool.
The body, it crumbles .. .. . grace and vigor, depart.
There is now a stone . . . where I once had a heart.
But inside this old carcass . A young man still dwells,
And now and again . . . . . my battered heart swells
I remember the joys . . . . .. . I remember the pain.
And I'm loving and living . . . . . . . life over again.
I think of the years, all too few . . .. gone too fast.
And accept the stark fact . . . that nothing can last.
So open your eyes, people .. . . . .. . . open and see.
Not a cranky old man .
Look closer . . . . see .. .. . .. .... . ME!!
Remember this poem when you next meet an older person who you might brush aside without looking at the young soul within. We will all, one day, be there, too!
PLEASE SHARE THIS POEM (originally by Phyllis McCormack; adapted by Dave Griffith)
Họ đã sao chép ra và đưa lên mạng.
Mời các bạn đọc
Cranky Old Man
What do you see nurses? . . .. . .What do you see?
What are you thinking .. . when you're looking at me?
A cranky old man, . . . . . .not very wise,
Uncertain of habit .. . . . . . . .. with faraway eyes?
Who dribbles his food .. . ... . . and makes no reply.
When you say in a loud voice . .'I do wish you'd try!'
Who seems not to notice . . .the things that you do.
And forever is losing . . . . . .. . . A sock or shoe?
Who, resisting or not . . . ... lets you do as you will,
With bathing and feeding . . . .The long day to fill?
Is that what you're thinking?. .Is that what you see?
Then open your eyes, nurse .you're not looking at me.
I'll tell you who I am . . . . .. As I sit here so still,
As I do at your bidding, .. . . . as I eat at your will.
I'm a small child of Ten . .with a father and mother,
Brothers and sisters .. . . .. . who love one another
A young boy of Sixteen . . . .. with wings on his feet
Dreaming that soon now . . .. . . a lover he'll meet.
A groom soon at Twenty . . . ..my heart gives a leap.
Remembering, the vows .. .. .that I promised to keep.
At Twenty-Five, now . . . . .I have young of my own.
Who need me to guide . . . And a secure happy home.
A man of Thirty . .. . . . . My young now grown fast,
Bound to each other . . .. With ties that should last.
At Forty, my young sons .. .have grown and are gone,
But my woman is beside me . . to see I don't mourn.
At Fifty, once more, .. ...Babies play 'round my knee,
Again, we know children . . . . My loved one and me.
Dark days are upon me . . . . My wife is now dead.
I look at the future ... . . . . I shudder with dread.
For my young are all rearing .. . . young of their own.
And I think of the years . . . And the love that I've known.
I'm now an old man . . . . . . .. and nature is cruel.
It's jest to make old age . . . . . . . look like a fool.
The body, it crumbles .. .. . grace and vigor, depart.
There is now a stone . . . where I once had a heart.
But inside this old carcass . A young man still dwells,
And now and again . . . . . my battered heart swells
I remember the joys . . . . .. . I remember the pain.
And I'm loving and living . . . . . . . life over again.
I think of the years, all too few . . .. gone too fast.
And accept the stark fact . . . that nothing can last.
So open your eyes, people .. . . . .. . . open and see.
Not a cranky old man .
Look closer . . . . see .. .. . .. .... . ME!!
Remember this poem when you next meet an older person who you might brush aside without looking at the young soul within. We will all, one day, be there, too!
PLEASE SHARE THIS POEM (originally by Phyllis McCormack; adapted by Dave Griffith)
(tạm dịch)